Kỹ thuật chế tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhóm di tích hòn ngò núi hứa (quảng ninh) trong bối cảnh thời đại đá mới duyên hải đông bắc việt nam (Trang 56)

Chương 2 : Cấu tạo địa tầng và đặc trưng di vật

f. Cuội nguyên liệu

2.2.1.3. Kỹ thuật chế tác

Để chế tác công cụ đá, chủ nhân nhóm di tích Hòn Ngò – Núi Hứa đã sử dụng những kỹ thuật ghè đẽo, mài, cưa, khoan, đánh bóng. Nhưng việc ứng dụng các kỹ thuật ấy ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Kỹ thuật ghè đẽo phổ biến ở giai đoạn sớm. Kỹ thuật mài tuy xuất hiện sớm nhưng lại phổ biến ở giai đoạn muộn (giai đoạn sớm văn hóa Hạ Long).

Kỹ thuật ghè đẽo: Cư dân Hòn Ngò – Núi Hứa chủ yếu sử dụng kỹ thuật ghè đẽo trên một mặt và ghè cả hai mặt, để tạo rìa tác dụng và tạo dáng. Số lượng công cụ ghè hai mặt chiếm số lượng chủ yếu, tỷ lệ công cụ ghè một mặt ít. Tuy nhiên có những công cụ ghè hai mặt nhưng vẫn ghè một mặt là chủ yếu, còn mặt kia chỉ được tạo ra trong quá trình ghè tu chỉnh, với những vết ghè nhỏ và thô sơ, công cụ giữ lại tối đa phần vỏ cuội trên cả hai mặt và một phần đốc cầm. Số lượng công cụ cuội ở đây chiếm tỷ lệ khá cao, hình dáng công cụ khá ổn định và định hình. Tuy nhiên không vì vậy mà coi đây là bước đi xuống của kỹ thuật hay truyền thống chế tác công cụ cuội ở Việt Nam. Có thể nói, đến giai đoạn này là sự cáo chung của kỹ nghệ cuội ghè, mà nhân tố quyết định chính là sự thay đổi kỹ thuật là đối tượng khai thác thức ăn ở môi trường sống ven biển. Cùng với hệ thống các di tích ven biển khác ở vùng Đông Bắc cho thấy hoạt động kinh tế chủ đạo là khai thác nguồn lợi từ biển. Ở đó hoạt động kinh tế khai thác biển với đối tượng khai thác mới là các loại động vật thuỷ sinh, đòi hỏi công cụ mới phù hợp với chức năng. Có thể những viên cuội ghè tạo mũi nhọn ở đây chủ yếu là để đào đất bắt sá sùng, hàu, hà, phù hợp với việc chặt, đập bóc vỏ các loại thuỷ sinh. Bên cạnh đó còn có chức năng chặt cây, tre nứa, để dựng nhà, làm thuyền bè đi lại...

Kỹ thuật mài: Có mặt ở giai đoạn muộn của di chỉ này (giai đoạn sớm của văn hóa Hạ Long), được sử dụng mài các phác vật tạo hình dáng công cụ, chủ yếu là các loại rìu dài và rìu ngắn. Thật ra kỹ thuật mài đã xuất hiện từ rất sớm. Nhưng đối với cư dân cổ Hòn Ngò – Núi Hứa kỹ thuật mài ở giai đoạn này vẫn còn những hạn chế, không những ít về số lượng mà có những chiếc rìu vẫn chưa mài hết toàn bộ các vết ghè nhỏ trên thân và bề mặt công cụ.

Kỹ thuật cưa: có lẽ ra đời gắn liền với tổ hợp rìu, bôn mài toàn thân. Tuy kỹ thuật này còn hạn chế, chỉ xuất lộ ở những rìu, bôn có vai ngang mà chúng ta thấy ở di tích Hòn Ngò. Kỹ thuật này có lẽ đã ra đời ở giai đoạn sớm của văn

hóa Hạ Long. Đến giai đoạn văn hóa Hạ Long thì kỹ thuật này ngày càng phát triển và phổ biến ở các tổ hợp công cụ mài.

Như vậy, di tích Hòn Ngò và Núi Hứa có sự phát triển từ kỹ thuật ghè đẽo đến kỹ thuật mài ở các giai đoạn khác nhau. Đó là sự phát triển tiếp nối ở từng giai đoạn sớm muộn khác nhau. Kỹ thuật ghè đẽo phổ biến ở giai đoạn sớm của di chỉ và có thể chỉ đến giai đoạn muộn các công cụ mài mới phổ biến hơn.

2.2.2. Đồ gốm

Đồ gốm thu được 908 mảnh, đều là các mảnh gốm thu được trong đợt khai quật di tích Hòn Ngò năm 2014, gồm phát hiện trong hố khai quật và thu nhặt ở bề mặt xung quanh di tích. Trong số đó một số ít đồ gốm còn đủ dáng còn lại chiếm 99% tổng số gốm tiền – sơ sử là các mảnh vỡ.

Bảng 2.8: Bảng thống kê đồ gốm di tích Hòn Ngò Di tích Gốm mịn Gốm thô Tổng % Đủ dáng Mảnh vỡ Đủ dáng Mảnh vỡ

Miệng Thân Đáy/đế Miệng Thân Đáy/đế

Hòn Ngò 8 5 229 0 0 14 644 8 908 100

Núi Hứa 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng 8 5 229 0 0 14 644 8 908

% 0,9 0,6 25,2 0,0 0,0 1,5 70,9 0,9 100

(Nguồn: Lưu Văn Phú)

2.2.2.1. Đồ gốm còn đủ dáng

Đồ gốm còn dáng có 8 hiện vật, chiếm 1% tổng số đồ gốm thời tiền sơ sử, trong đó có 1 chậu gốm duy nhất phát hiện được trong hố đào 01, còn lại đều là hiện vật sưu tầm được ở khu vực xung quanh hố khai quật. Chúng gồm các loại hình: Nồi, tai gốm, mảnh gốm hình tròn và hiện vật chưa xác định.

- Mảnh nồi gốm: Mảnh nồi được phục chế lại do bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ, phần ghép lại gồm một phần từ miệng xuống thân. Nồi làm từ đất sétt pha

lẫn nhiều cát, xương gốm màu nâu đen, nâu xám đậm. Mặt trong và mặt ngoài phủ lớp áo gốm màu đỏ nhạt. Lớp áo gốm này bị bong tróc nhiều. Mặt ngoài có vết ám khói xám đen. Nồi gốm không trang trí hoa văn. Mảnh thân dày trung bình 0,85cm, đường kính miệng 40,5cm (B.a:244;B.v:104).

-Gốm hình tròn có 1 mảnh, sưu tầm được dưới bãi cuội dưới chân đồi, là một hiện vật dạng hình tròn tuy nhiên bị vỡ chỉ còn lại khoảng ½ hiện vật, được ghép bởi các mảnh gốm lại với nhau. Dáng tròn, mỏng, độ dày khá đều nhau. Một mặt và rìa cạnh mảnh gốm này để trơn, mặt kia trên được trang trí hoa văn phủ kín bề mặt (văn ấn lưng vỏ sò), khoảng cách giữa mô típ hoa văn trung bình 0,2cm. Hiện vật có kích thước: đường kính 7,4cm, dày 1,1cm (B.a:235).

- Tai gốm có 6 chiếc, đều làm từ gốm thô, trong đó 4 hiện vật trang trí hoa văn ấn lưng vỏ sò. Đặc biệt có 1 tai gốm chất liệu gốm mịn, là mảnh thân gốm nhỏ, màu xám trắng và nâu xám. Tai gốm có 1 lỗ tròn xuyên qua ở giữa thân, được đục thủng từ một mặt vào nên mặt trong có vết vỡ lan rộng xung quanh, lỗ tròn có đường kính 0,5cm, có thể lỗ tròn được hình thành về sau này. Mảnh gốm có kích thước: 6,1cm x 4,9cm x 0,65cm (B.a:236).

2.2.2.2. Mảnh vỡ

Sưu tập lần này có 900 mảnh gốm vỡ, chiếm 99% tổng số gốm thời tiền sơ sử, được phát hiện ở cả trong hố đào (57,4%) và sưu tầm ở khu vực xung quanh hố khai quật, dưới chân đồi và bãi triều sú vẹt (42,6%). Đồ gốm gồm hai loại gốm thô và gốm mịn, trong đó gốm thô là loại hình chủ yếu.

a. Chất liệu

a.1. Gốm mịn: Thành phần chính của chất liệu gốm mịn bao gồm đất sét pha cát mịn, một số ít pha lẫn thêm mùn và bã thực vật. Xương gốm chủ yếu là sét và mùn, ít tạp chất, màu xám đen hoặc nâu sẫm. Thường phần đáy dày hơn cổ, áo gốm màu xám đen hoặc xám nhạt. Loại hình gốm này có 234 mảnh, chiếm 26% tổng số hiện vật gốm mảnh.

a.2. Gốm thô: Thành phần cấu tạo xương gốm bao gồm đất sét pha cát hạt thô, hạt sạn sỏi nhỏ và các mảnh vỏ thuỷ sinh nhỏ. Các thành phần trên trộn với nhau tuy nhiên độ kết dính yếu nên dễ bở và vỡ. Loại hình gốm này có 674 mảnh, chiếm 74% tổng số hiện vật gốm mảnh.

b. Loại hình

- Kiểu miệng: Có 19 mảnh, chiếm 2,1% tổng số mảnh gốm thời tiền – sơ sử, trong đó gốm mịn có 5 mảnh, gốm thô có 14 mảnh, gồm 5 kiểu miệng khác nhau, đều là mảnh miệng của loại hình nồi hoặc bình, vò.

Bảng 2.9: Bảng thống kê kiểu miệng gốm di tích Hòn Ngò

Di tích Gốm mịn Gốm thô Tổng % K1 K2 K3 K4 K5 KXĐ K1 K2 K3 K4 K5 KXĐ Hòn Ngò 2 0 0 0 3 0 7 2 1 1 0 3 19 100 Núi Hứa 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 2 0 0 0 3 0 7 2 1 1 0 3 19 100 % 10,5 0 0 0 15,8 0 36,8 10,5 5,3 5,3 0 15,8 (Nguồn:Lưu Văn Phú)

+ Kiểu 1: Kiểu này có 9 mảnh, chiếm 48% tổng số mảnh miệng. Trong đó gốm mịn có 2 mảnh, chiếm 11%, gốm thô có 37% tổng số mảnh miệng

(B.v:105-108).

Miệng loe, mép miệng mỏng, vuốt nhọn từ mặt trong bản miệng về mép miệng.

+ Kiểu 2: Kiểu này có 2 mảnh, đều là mảnh gốm thô, chiếm 11% số mảnh miệng (B.v:109).

Miệng loe, mép miệng được vuốt tròn, trên mặt mép miệng được ấn tạo thành các đường lõm chéo song song với nhau.

+Kiểu 3: Có duy nhất 1 mảnh gốm thô, chiếm 5% số mảnh miệng gốm. Miệng loe, mép miệng bằng (B.v:110).

+ Kiểu 4: Có duy nhất 1 mảnh gốm thô, chiếm 5% số mảnh miệng gốm. Miệng loe bẻ cong ra ngoài tạo thành lõm ở ngoài cổ. Mặt ngoài tiếp giáp với thân được vuốt thành gờ nổi gấp khúc chạy xung quanh thân(B.v:110).

+ Kiểu 5: Có 3 mảnh, chiếm 16% số mảnh miệng, đều là mảnh gốm mịn

(B.v:111).

Miệng loe, mép miệng miết nhọn, thành miệng vát chéo từ trong ra ngoài. Ngoài ra còn có 3 mảnh miệng vỡ nhỏ khác không xác định.

- Kiểu chân đế - đáy

Mảnh chân đế và đáy có 8 mảnh, chiếm 0,9% tổng số mảnh gốm, đều là mảnh gốm thô, trong đó chỉ có duy nhất 1 mảnh trong hố đào, còn lại đều là hiện vật sưu tầm. Gồm các loại hình: đáy tròn, chân đế đứng và chân đế choãi.

+ Đáy tròn: Loại này có 2 mảnh, xương gốm dày 1,2cm. Xương màu xám đen, hai mặt miết nhẵn không trang trí hoa văn, mặt ngoài có vết ám khói, mặt trong lớp miết láng mịn màu đỏ nhạt (B.v:113).

+ Chân đế choãi: Loại này có 5 mảnh, đều là hiện vật sưu tầm, gồm hai loại: chân đế cao có 1 mảnh (từ 1cm trở lên) và chân đế thấp 4 mảnh (từ 1cm trở xuống) (B.v:112-113).

+ Chân đế đứng: Loại này chỉ có duy nhất 1 mảnh, là hiện vật sưu tầm, chân đế thấp (0,95cm), mặt cắt ngang chân đế dạng gần hình thang (B.v:112- 113).

c. Hoa văn

Hoa văn trên đồ gốm thời tiền – sơ sử chỉ có 17 mảnh, chiếm 2% tổng số mảnh gốm tiền – sơ sử, gồm các loại hình hoa văn: văn đan và văn ấn lưng vỏ sò, trong đó văn ấn lưng vỏ sò có số lượng chủ yếu.

Bảng 2.10: Bảng thống kê hoa văn đồ gốm di tích Hòn Ngò

Di tích

Hoa Văn

Không

hoa văn Tổng % Văn ấn lưng vỏ sò Văn đan

Gốm mịn Gốm thô Gốm mịn Gốm thô Hòn Ngò 9 7 1 0 891 908 100 Núi Hứa 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 9 7 1 0 891 908 100 % 1,0 0,8 0,1 0,0 98,1

(Nguồn: Lưu Văn Phú)

c.1. Văn đan (B.a:250)

Văn đan chỉ có duy nhất 1 mảnh. Đây là loại hoa văn phổ biến trong các văn hoá thời đại đồng thau (văn hoá Đồng Đậu, Gò Mun...). Văn dấu đan chỉ thấy có ở phần đáy đồ đựng có lẽ đó là dấu vết của khuôn đan bằng nan và dấu đan cho thấy đây là loại nan lóng đôi. Loại hình hoa văn này đều đã phát hiện ở di chỉ Cái Bèo qua các đợt khai quật từ năm 1973, 1981, 1986 và 2006, đặc biệt trong lớp văn hoá 1.

c.2. Văn ấn lưng vỏ sò (B.a:241-242)

Đây là loại hình hoa văn chủ yếu với 16 mảnh, trong đó gốm mịn có 9 mảnh, gốm thô có 7 mảnh. Là những vết lõm hình gần như ô vuông kết lại với nhau thành từng băng ở trên áo gốm. Loại hoa văn này được tạo thành bằng cách đem lưng vỏ sò gai đập vào áo gốm khi còn ướt nhằm mục đích làm cho xương gốm chắc hơn, vì vậy nó mang tính kỹ thuật hơn là tính trang trí. Cách bố trí của loại hoa văn này trên đồ gốm không theo một bố cục dứt khoát nào mà rất rời rạc. Khi thì ở quanh thân, khi thì một vài nhát ở đáy gốm. Loại hình hoa văn này cũng đã được phát hiện ở di chỉ Cái Bèo, trong lớp văn hoá 1, đặc biệt trong đợt khai quật năm 1981, 1986 [35].

Kỹ thuật chế tạo đồ gốm bao gồm các khâu: chọn nguyên liệu, kỹ thuật tạo hình, tạo hoa văn và cuối cùng là nung gốm. Đây là những bước phổ biến trong kỹ thuật chế tạo đồ gốm.

- Gốm thô: Gốm thô dày mềm được làm từ đất sét và cát hạt thô, pha thêm bã thực vật. Xương gốm màu đen nhạt hoặc nâu nhạt, thành gốm dày trung bình 7 - 10mm. Gốm thô được tạo dáng chủ yếu bằng nặn tay, có miệng thẳng đứng hoặc bẻ cong ra ngoài, đáy tròn hoặc bằng. Mặc dù tồn tại song song gốm mịn song kỹ thuật chế tạo gốm thô ở đây cũng khá hoàn chỉnh. Trong hợp chất gốm có đất sét, cát hạt thô, sạn sỏi và vỏ nhuyễn thể, vì lẽ đó gốm được nung ở nhiệt độ thấp. Điều này cho thấy cư dân Hòn Ngò sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ để chế tạo đồ gốm.

- Gốm mịn: Kỹ thuật chế tạo gốm mịn hoàn toàn giống kỹ thuật chế tạo gốm thô, được tạo hình bằng tay. Kỹ thuật chọn và chế biến nguyên liệu của gốm mịn khác với cách tuyển chọn và chế biến nguyên liệu của gốm thô. Nguyên liệu này mịn hơn, trong thành phần chất liệu không có sỏi sạn, vỏ sò và bã thực vật ít, thay vào đó là bã mùn thực vật mà cư dân Hòn Ngò – Núi Hứa cổ đã trộn vào làm cho xương gốm có màu xám đen và chắc hơn, đặc biệt đã hoà lẫn bột sét với loại nước phù hợp tạo độ mịn cho áo gốm. Độ nung của loại gốm này khá cao, khá cứng và chắc.

Về mặt kỹ thuật, người cổ Hòn Ngò vẫn khai thác nguyên liệu tại chỗ, nhưng đã có những bước tiến rõ rệt hơn. Thành phần cơ bản của gốm mịn là đất sét và cát, ngoài ra còn có thêm bã thực vật để khi nung gốm không bị rạn vỡ, lại làm cho gốm nhẹ và độ cố kết cao hơn. Ngoài ra gốm mịn đã tạo ra lớp áo làm cho gốm trơn và đẹp hơn.

Về kỹ thuật nung gốm: Sau khi đã tạo được hình dáng và hoa văn của các loại đồ gốm thì công việc nung gốm cũng là khâu quan trọng trong dây chuyền sản xuất gốm. Nung gốm là khâu cuối cùng trong quy trình này. Vậy con người đã nung các sản phẩm gốm như thế nào, tuy chưa phát hiện được dấu tích của lò

nung nhưng có lẽ những cư dân cổ Hòn Ngò đã đã sử dụng kiểu nung chính là nung ngoài trời. Nung ngoài trời nhiệt độ cũng có thể đạt tới 6000c – 7000c, nhưng sản phẩm gốm ra lò chín không đều, màu sắc khác nhau, có nhiều phế phẩm, gốm dễ bị nứt vỡ.

2.2.3. Tiểu kết chương 2

Như vậy, qua đây chúng ta có thể thấy sự đa dạng và phong phú về loại hình hiện vật ở nhóm di tích Hòn Ngò và Núi Hứa, từ đồ đá đến đồ gốm. Tính đa dạng được thể hiện ở nhiều loại hình hiện vật đá khác nhau, cả công cụ ghè đẽo và công cụ mài, đến các loại di vật có vết sử dụng thu được trong phạm vi của di tích.

Nguồn nguyên liệu đá cho thấy sự dồi dào ở khu vực xung quanh phạm vi khu di tích này. Đó là nguồn nguyên liệu tại chỗ, rất dày đặc, tạo thuận lợi cho việc lựa chọn viên cuội phù hợp để chế tác công cụ đá. Công cụ ghè đẽo có tính định hình cao, với số lượng chủ yếu là các loại công cụ mũi nhọn một đầu và hai đầu. Các công cụ chặt đập cũng mang đặc trưng với những vết ghè tạo rìa tác dụng phù hợp cho việc chặt, đập, khai thác các loại cây và xẻ thịt các loài động vật. Tuy nhiên về cơ bản hình dáng công cụ ghè đẽo ở Hòn Ngò, Núi Hứa là gần với hình dáng đá cuội tự nhiên, việc ghè đẽo chủ yếu để tạo rìa tác dụng. Công cụ mài cũng rất đa dạng về loại hình, từ rìu, bôn và đục, có những điểm tương đồng về kỹ thuật, sử dụng các loại chất liệu đá khá giống nhau về màu sắc và chất liệu. Đều sử dụng từ các viên cuội hạt mịn, độ cứng cao. Tuy nhiên chúng cũng thể hiện được rõ sự thống nhất về kỹ thuật. Đa số công cụ vẫn còn lưu lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhóm di tích hòn ngò núi hứa (quảng ninh) trong bối cảnh thời đại đá mới duyên hải đông bắc việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)