Mối quan hệ văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhóm di tích hòn ngò núi hứa (quảng ninh) trong bối cảnh thời đại đá mới duyên hải đông bắc việt nam (Trang 78 - 88)

Chương 2 : Cấu tạo địa tầng và đặc trưng di vật

f. Cuội nguyên liệu

3.5. Mối quan hệ văn hóa

3.5.1. Với khu vực ven biển Đông Bắc Việt Nam

3.5.1.1. Với nhóm di tích huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Trong đợt điều tra khảo cổ học đầu năm 2016 ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đã phát hiện trên 9 di tích có đặc điểm tương đồng với nhóm di tích Hòn Ngò – Núi Hứa. Đó là các địa điểm: Hòn Cây Tâm, Hòn Kênh Lợn, Hòn Cái Đá, Mom Khánh, Mom Hội Phố (xã Đông Hải), Ghềnh Quéo (xã Đông Ngũ), Cống To, Mũi Chùa (xã Tiên Lãng), Ngành Nu Bà (xã Hải Lạng). Các địa điểm này phân bố dọc theo 4 xã ven biển ở huyện Tiên Yên, có đặc điểm địa hình, địa mạo giống với di tích Hòn Ngò và Núi Hứa, đó là những bãi triều ven biển, dưới chân các quả đồi đất, nơi chịu ảnh hưởng thường xuyên của sự dao

động mực nước biển. Trên bề mặt các bãi triều, nơi mọc nhiều các cây sú, vẹt đã phát hiện được các công cụ ghè đẽo bằng đá, chất liệu chủ yếu đều là đá rhyolit biến đổi, với loại hình công cụ đặc trưng là công cụ mũi nhọn và công cụ chặt đậ. (B.a 208 - 223).

Tại 9 địa điểm này chúng tôi đã phát hiện được tổng số 79 hiện vật, trong đó chủ yếu là công cụ mũi nhọn một đầu và công cụ mũi nhọn hai đầu. Đặc biệt, bên cạnh các công cụ có kích thước và trọng lượng trung bình tương đồng với nhóm di tích Hòn Ngò – Núi Hứa, đã phát hiện thêm những công cụ có kích thước rất lớn ở di tích Mũi Chùa (xã Tiên Lãng), các công cụ lớn hơn hẳn so với các di tích còn lại. Điều đó phản ánh phần nào về chức năng và sự đa dạng của loại hình khai thác các loài nhuyễn thể biển có kích thước lớn.

Những di tích này cùng với nhóm di tích Hòn Ngò – Núi Hứa tạo thành một cụm di tích có những đặc điểm tương đồng về tính chất, địa hình-địa mạo, cũng như đặc điểm về công cụ đá. Góp phần quan trọng

trong việc củng cố vai trò và vị trí của nhóm di tích này trong thời đại đá mới ở ven biển Đông Bắc Việt Nam.

3.5.1.2. Với di chỉ Cái Bèo (Cát Bà – Hải Phòng)

Di chỉ Cái Bèo thuộc địa phận xã Hải Đông, đảo Cát Bà (Hải Phòng), cách thị trấn Cát Bà 1,5km về phía đông nam, có toạ độ 200 43’ 08” vĩ bắc và 1070 03’ 02” kinh đông. Địa điểm này đã trải qua 4 lần khai quật từ năm 1973 tới

Không ảnh 4: Nhóm di tích Hòn Ngò – Núi Hứa và nhóm các di tích ở huyện Tiên Yên (Nguồn: Google Earth)

năm 2006. Qua nghiên cứu so sánh cho thấy loại hình di vật đồ đá và đồ gốm ở Hòn Ngò có đặc điểm tương đồng với lớp dưới cùng của di chỉ Cái Bèo. Qua các đợt khai quật các nhà nghiên cứu cho thấy trong tầng văn hoá lớp dưới cùng (ở độ sâu 2,4m – 3,2m) di chỉ này phổ biến là các công cụ cuội ghè đẽo như mũi nhọn, công cụ nạo, chày, cùng với gốm dày thô, xương thú, xương cá biển, vỏ hàu, vỏ

sò lớn. Tại độ sâu 2,4m, đã có niên đại tuyệt đối ở lớp này là 6.475 ± 175 năm BP. Loại hình công cụ mũi nhọn, chủ yếu làm từ đá Rhyolit hạt thô, ghè rìa cạnh trên một hoặc hai mặt tạo mũi nhọn (B.a 224-229, 253-254).

Ngoài ra các loại hình đồ gốm cũng có đặc điểm khá tương đồng, đó là loại gốm thô, màu nâu đen, lẫn nhiều tạp chất, có trang trí văn đan và văn ấn lưng vỏ sò [34]...

3.5.1.3. Di chỉ Quất Đông Nam (Móng Cái, Quảng Ninh)

Di chỉ thuộc địa phận xã Hải Đông, huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh. Di chỉ được M.Colani phát hiện và nghiên cứu vào năm 1938. Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam còn lưu giữ sưu tập rìu bôn Quất Đông Nam với khoảng 30 rìu bôn tứ giác, rìu bôn có vai, có nấc hoàn chỉnh. Còn lại 27 chiếc là rìu bôn ghè đẽo sau đó được mài lan thân, trên thân còn rất nhiều vết ghè, dáng gần hình thang hoặc hình bầu dục. Chất liệu đá màu đen hoặc xám đen, mịn bóng, rất giống chất liệu silic ở các sưu tập công cụ Bàu Tró. (B.v 101)

B.a. 10: Công cụ mũi nhọn di chỉ Cái Bèo (Nguồn: Phan Thanh Toàn)

Tuy nhiên cũng có vài chiếc chất liệu là đá trầm tích, phiến thạch, cuội kết. Phần đốc công cụ hơi thu lại, rìa cạnh và lưỡi hơi mở ra, vết mài chủ yếu ở phần lưỡi, chưa xóa hết vết ghè đẽo trên thân công cụ. Mặt cắt ngang phần lớn hình bầu dục. Khi nhận định về loại rìu bôn kiểu Quất Đông Nam này có ý kiến cho rằng thuộc vào giai đoạn sớm

của văn hóa Hạ Long [14]. Ngoài ra theo Hoàng Xuân Chinh thì Quất Đông Nam cổ hơn văn hoá Hạ Long và tồn tại phổ biến rìu dài, trên thân còn lưu lại những vết ghè đẽo. Loại rìu này cũng đã tìm được trong sưu tập ở Hòn Ngò và Núi Hứa.

3.5.1.4. Với di chỉ Giáp Khẩu (Hạ Long, Quảng Ninh)

Di chỉ nằm trên địa phận phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, được M. Colani phát hiện và công bố năm 1931. Đây là một khu vực bãi triểu rộng khoảng 4000m2, nằm dưới mực nước biển từ 0,8m đến 1,2m. Hiện vật thu được bao gồm: 1 rìu ngắn, 1 rìu hình tam giác, 2 nạo đá, 1 công cụ hình đĩa, 1 công cụ mũi nhọn. Những công cụ này được chế tác bằng đá rhyolit với phương pháp ghè đẽo hai mặt (biface). Nghiên cứu các hiện vật này M. Colani nhận xét công cụ ở đây giống các loại công cụ của văn hóa Hòa Bình nhưng tinh vi hơn. E. Saurin cũng nhận định “Công cụ ở Giáp Khẩu có lẽ tinh vi hơn công cụ thuộc nền văn hóa Hòa Bình ở tỉnh Hòa Bình, ở Bắc Trung Kỳ và ở Lào, các công cụ ghè đẽo của văn hóa Bắc Sơn ở Lào và dãy núi Bắc Sơn, tuy nhiên chúng rất gần gũi với nhau...”. Chúng ta biết rằng, nhóm công cụ ghè đẽo ở Hòn Ngò – Núi Hứa không giống đồng loại của chúng thuộc văn hóa Hạ Long hay nhóm di tích Soi Nhụ. Một số tiêu bản phảng phất bóng dáng của công cụ ghè đẽo Hòa Bình

B.a. 11: Rìu bôn di tích Quất Đông Nam (Nguồn: Phan Thanh Toàn)

và Cái Bèo, làm cho những ai thường lấy công cụ Hòa Bình làm hệ quy chiếu dễ nhầm lẫn nếu không xem xét kỹ. Có lẽ vì lý do này nên khi tiếp xúc với nhóm di tích ở Giáp Khẩu các học giả phương Tây đã xếp di tích này vào văn hóa Hòa Bình, tuy nhiên các học giả đó cũng đã nhận ra sự khác biệt của nhóm di vật ở Giáp Khẩu. Một phần, chúng ta cũng biết rằng vào thời điểm đó, khi di tích Giáp Khẩu được phát hiện những tư liệu và nhận thức về khảo cổ mà họ biết được ở vùng ven biển đông bắc còn hạn chế hơn bây giờ nhiều (B.v 102).

Như vậy, với những kết quả nghiên cứu bước đầu về nhóm di tích này, cùng với những phát hiện và nhận thức mới về khảo cổ học vùng Đông Bắc chúng ta nhận thấy một phần những điểm tương đồng giữa nhóm di tích Hòn Ngò – Núi Hứa với di tích Giáp Khẩu, sự tương đồng về diện mạo và loại hình di vật, chất liệu công cụ, đặc biệt là công cụ mũi nhọn. Có thể Giáp Khẩu cùng với nhóm di tích Hòn Ngò – Núi Hứa tạo nên một nhóm di tích có đặc điểm tương đồng nhau, có khung niên đại tương đương nhau và khác với bình tuyến phát triển của khảo cổ học vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam.

3.5.1.5. Với di chỉ Thoi Giếng (Móng Cái, Quảng Ninh)

Di chỉ Thoi Giếng (Gò Giếng) là một cồn cát, gần tròn, cao hơn mặt ruộng khoảng 1,5 – 2m; cao hơn mặt nước biển khi nước triều lên khoảng 6m, diện tích khoảng 1500m. Di chỉ nằm ở thôn Trung, xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái. Di chỉ này được phát hiện năm 1971, thám sát năm 1972 và tiến hành khai quật năm 1973 với 1.008m2. Kết quả khai quật cho thấy đây là một di chỉ thuộc giai đoạn sớm văn hóa Hạ Long. Tại đây đã phát hiện các loại hình công cụ đá ghè đẽo và đá mài có đặc điểm khá tương đồng với di chỉ Hòn Ngò. Đặc biệt là các công cụ mài như rìu, bôn... (B.a 230 - 233).

B.a. 12 – 13: Công cụ đá di chỉ Thoi Giếng (Nguồn: Lưu Văn Phú)

Các loại hình công cụ ghè đẽo thường được làm từ những viên cuội dẹt. Lưỡi công cụ được tạo thành bằng ghè từ một cạnh hoặc hai, ba cạnh liền nhau bằng phương pháp ghè trực tiếp, từ hai mặt, phần đốc cầm và thân còn giữ nguyên vỏ cuội, vết ghè thường sâu và rộng. Đặc biệt các loại hình công cụ đá mài như rìu hình thang, rìu có vai, bôn có vai, đục... thường có đặc điểm thân dài, bên cạnh khá nhiều công cụ được mài toàn thân, còn nhiều vết ghè đẽo, đốc thuôn nhọn, mặt cắt ngang thân gần hình chữ nhật hay hình bầu dục, được làm từ đá silic [34]. Rìu là loại công cụ có số lượng lớn nhất với 109 hiện vật, gồm các loại hình rìu tứ giác, hình chữ nhật, hình bầu dục và rìu có vai. Bôn có các loại bôn tứ giác có nấc và không có nấc, bôn có vai. Loại hình bôn không có nấc ở Thoi Giếng chiếm tỷ lệ lớn hơn loại có nấc, còn rìu hình bầu dục cũng là loại hình rìu chiếm tỷ lệ lớn ở di chỉ này. Ở nhóm di tích Hòn Ngò – Núi Hứa chúng ta cũng nhận ra đặc điểm này ở nhóm công cụ mài.

Bảng 3.1: Bảng thống kê loại hình rìu tứ giác di chỉ Thoi Giếng năm 1973

Hình dáng Mặt cắt Tổng Hình vuông Hình chữ nhật Hình thang Hình chữ nhật 10 0 1 11 Hình thấu kính 0 2 6 8 Hình bầu dục 0 4 9 13 Tổng 10 6 16 (Nguồn: Nguyễn Khắc Sử)

Bảng 3.2: Bảng thống kê phân loại bôn Thoi Giếng năm 1973 Mặt cắt chuôi Kiểu dáng Tổng Có vai Tứ giác Có nấc Không Có nấc Không nấc Tứ giác 0 1 3 6 10 ½ ô van 4 6 0 9 19 Ô van 2 2 3 0 7 Tổng 6 9 6 15 36 (Nguồn: Nguyễn Khắc Sử)

3.5.2. Với khu vực ven biển Đông Nam Trung Quốc

Dấu ấn mạnh mẽ nói lên mối quan hệ giữa một số di tích khu vực ven biển Nam Trung Quốc với di tích Hòn Ngò và Núi Hứa đó là sự xuất hiện một loạt loại hình công cụ mũi nhọn thô một đầu và hai đầu với thân hình bầu dục hoặc hình thoi, phần lớn được ghè đẽo toàn bộ từ cuội cát kết hạt thô. Chức năng của những công cụ này có thể dùng để khai thác loài hà biển nên thường được gọi là “công cụ mổ hầu” có rất nhiều ở vùng bờ biển Đông Nam Trung Quốc, nhưng lại vắng mặt trong các di tích văn hoá Hạ Long [45].

Không ảnh 5: Khu vực phân bố các di tích cồn sò ven biển vùng đông bắc Việt Nam và đông nam Trung Quốc (Nguồn: Google Earth)

Như chúng ta đã biết khu vực ven biển Đông Bắc Việt Nam và khu vực ven biển Đông Nam Trung Quốc có đặc điểm địa hình khá tương đồng nhau, về cơ bản đều có các nhánh sông đổ ra biển cùng với sự hiện diện của hàng trăm đảo lớn nhỏ, những quả đồi thấp là điều kiện rất thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi với nhau cả về văn hóa và kinh tế. Đặc biệt trước đây khi chưa có sự phân định ranh giới quốc gia thì việc qua lại giữa các thị tộc hoặc nhóm cư dân với nhau là điều dễ ràng.

Ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây có nhóm di tích cồn sò ven biển, phân bố ở huyện Phòng Thành (Quảng Tây), khu vực này trước đây là huyện Đông Hưng tỉnh Quảng Đông, sau khi nhập vào Quảng Tây thì đổi tên là huyện Phòng Thành. Đây là huyện có chung đường biên giới trên biển và đất liền với Bắc Việt Nam. Đó là cụm di chỉ Á Bồ Sơn, Mã Lan Chuỷ (Mã Lan Chùng Sơn) và Bối Giảo Sơn, các di chỉ này đều nằm ở vùng cửa sông đổ ra biển, nơi mà nước ngọt và nước mặn giao nhau, gần cảng biển Trân Châu. Những di chỉ này tạo thành một cụm di tích phân bố trong phạm vi 5km ven biển, trên những ngọn núi nhỏ do đá chất sa nham màu đỏ tạo thành và cao hơn mặt biển từ 10m đến 12m.

Tầng văn hóa ở Á Bồ Sơn dày trên dưới 1,6m, chứa nhiều vỏ sò, vỏ điệp, vỏ hàu... được chia làm 2 lớp. Lớp trên là lớp đất cát màu vàng nhạt chứa ít vỏ nhuyễn thể, đa số di vật tìm thấy ở lớp này. Lớp dưới là lớp đất màu xám chứa

B.v 1: Công cụ đá nhóm di tích huyện Phòng Thành tỉnh Quảng Tây

nhiều vỏ nhuyễn thể, phát hiện nhiều di vật trong lớp này, tuy nhiên di vật có đặc điểm tương đồng nhau.

Tầng văn hóa ở Bối Giảo Sơn dày 2,6m, được chia làm 2 lớp. Lớp trên dày 0,4m, chứa nhiều vỏ nhuyễn thể biển, lớp dưới dày 2,2m dày đặc vỏ nhuyễn thể biển. Di vật tìm thấy ở cả 2 lớp, ít đồ đá ghè đẽo, đồ đá mài và mảnh gốm thô khá nhiều.

Do tính chất trầm tích trong địa tầng và di vật có đặc điểm khá tương đồng nhau, các nhà khảo cổ đã xem xét và cho rằng chúng có cùng khung niên đại như nhau.

Di vật đồ đá được chia làm 2 loại: công cụ ghè đẽo và công cụ mài Bảng 3.3: Bảng thống kê di vật đá ở cụm di chỉ cồn sò

huyện Phòng Thành (Quảng Tây – Trung Quốc)

Công cụ ghè đẽo Công cụ mài

Loại hình Số lượng Lợai hình Số lượng

Công cụ “mổ hàu” 204 Rìu 48

Công cụ chặt đập thô 71 Bôn 20

Công cụ dạng rìu tay 28 Đục 14

Công cụ hình tam giác 10 Chày, hòn nghiền 8

Công cụ lưỡng dụng 14 Đĩa đá 5

Đá hình cầu 1 Đá mài 10

Chì lưới 38

Tổng 366 Tổng 105

% 77,5 % 22,5

(Nguồn: Trình Năng Chung)

Những loại hình di vật tìm được ở đây có tính chất tương đồng, bao gồm đồ đá, đồ xương trai, mảnh gốm và di cốt động vật... Đồ đá gồm có hai loại: công cụ ghè đẽo và công cụ mài. Công cụ ghè đẽo toàn bộ là công cụ cuội, tỷ lệ trong công cụ đá rất lớn với 77,5%. Trong đó loại hình “mỏ hà” được chế tạo

bằng phương pháp ghè hai mặt, mang đặc điểm địa phương rõ rệt, chiếm số lượng nhiều nhất, ngoài ra còn có công cụ chặt, công cụ hình rìu tay, công cụ hình tam giác, chì lưới... Đồ đá mài chỉ chiếm 22,5% công cụ đá, gồm các loại hình rìu, bôn, trên thân còn bảo lưu dấu vết ghè đẽo, có chiếc mài toàn thân, kích thước công cụ dài trung bình 8 – 9cm, dày 1 – 2cm (B.v 103).

Đồ gốm tìm thấy ở 3 di chỉ đều là những mảnh vỡ, hầu hết nặn bằng tay. Mảnh gốm toàn là gốm pha cát, hoa văn chủ yếu trang trí văn thừng, ngoài ra còn có văn đan, văn vạch. Gốm đen pha cát thô tìm được ở Bối Giảo Sơn, bề mặt còn có áo gốm màu đỏ, xương gốm thô, trộn nhiều cát và mảnh vụn vỏ nhuyễn thể, độ nung thấp, chủ yếu là loại hình hũ đáy tròn. Loại hình đồ gốm này cũng đã phát hiện ở di tích Núi Hứa, có đặc điểm tương đồng về chất liệu, màu sắc và hoa văn trang trí. Các di tích này được các học giả Trung Quốc và Việt Nam xếp vào giai đoạn trung kỳ thời đại Đá mới [48].

Khi so sánh những đặc trưng di vật, đặc biệt là đồ đá cả hai vùng đều có những công cụ mũi nhọn (dạng mổ hàu) rất giống nhau về kỹ thuật chế tác, cho nên theo Trình Năng Chung và một số nhà nghiên cứu khác như: Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Khắc Sử, Bùi Vinh, Hà Hữu Nga...cả hai khu vực có mối quan hệ chặt chẽ. Vì lẽ đó, có thể một bộ phận sớm cư dân Hòn Ngò cùng với cụm di tích Phòng Thành có khả năng cùng chung một nền văn hoá khảo cổ. Ở đây một lần nữa chúng ta thấy văn hoá ở miền ven biển đông bắc là nơi kết hợp, hội tụ của nhiều yếu tố văn hoá đặc biệt là vùng ven biển Đông Nam Trung Quốc [9].

Như vậy chúng ta có thể thấy đặc điểm khá tương đồng về loại hình di vật giữa di chỉ Hòn Ngò với các di tích cồn sò ven biển ở Quảng Tây. Điều đáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhóm di tích hòn ngò núi hứa (quảng ninh) trong bối cảnh thời đại đá mới duyên hải đông bắc việt nam (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)