Tiểu kết chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhóm di tích hòn ngò núi hứa (quảng ninh) trong bối cảnh thời đại đá mới duyên hải đông bắc việt nam (Trang 88 - 187)

Chương 2 : Cấu tạo địa tầng và đặc trưng di vật

f. Cuội nguyên liệu

3.6. Tiểu kết chương 3

Như vậy, qua những đặc trưng về di tích, di vật, các loại hình phương thức kinh tế đã cho ta thấy những đặc trưng diện mạo cơ bản về nhóm di tích Hòn Ngò và Núi Hứa. Sự phong phú và đa dạng về các loại hình hiện vật phản ánh rõ nét về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân cổ nơi đây. Nó cho thấy sự phát triển của các cộng đồng cư dân ven biển - những ngôi làng ven biển cổ đã hình thành và phát triển như thế nào hàng ngàn năm trước. Sự ảnh hưởng của môi trường biển đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của nhóm di tích này trong bối cảnh thời đại đá mới vùng duyên hải Đông Bắc nước ta.

Với những nghiên cứu mới cho ta thấy rõ nét hơn về vai trò và vị trí của nhóm di tích này. Nó không chỉ còn là nhóm di tích đơn lẻ mà đó là một hệ thống các di tích cồn sò ven biển có cùng đặc trưng về tính chất và đặc điểm. Từ đó hình thành nên những cộng đồng cư dân lớn có mối quan hệ mật thiết với nhau trong sự phát triển chung của xã hội. Những yếu tố về di vật đã thể hiện rõ nét tính địa phương của nhóm di tích này. Bên cạnh đó đã thể hiện được tính giao lưu, văn hóa giữa các vùng miền với nhau. Đặc biệt với các cư dân ven biển vùng Đông Bắc Việt Nam và ven biển Đông Nam Trung Quốc.

Kết luận

Như vậy, qua địa tầng khu vực khai quật cùng với những loại hình di vật phát hiện được cho thấy nhóm di tích Hòn Ngò và Núi Hứa có những đặc điểm chính như sau:

Về tính chất di tích: Đây là nhóm di tích thuộc loại hình di chỉ ngoài trời, mang tính chất di tích bãi triều ở cửa sông-ven biển. Tầng văn hoá bị phá hủy hoặc không dày, những di vật tìm thấy chỉ là sản phẩm của quá trình định cư rất ngắn, hoặc lưu trú lại trong quá trình khai thác thuỷ sản, khai thác các loài nhuyễn thể.

Loại hình di chỉ bãi triều là một dạng tương đối đặc biệt và hiếm thấy ở Việt Nam. Nó được tìm thấy ở Quảng Ninh đầu tiên là di chỉ Giáp Khẩu (1938). Điều đó có thể cho chúng ta đánh giá tính chất phổ biến và đặc thù của nó mang tính địa phương sâu sắc.

Sự phát hiện di chỉ khảo cổ ở núi Hứa có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì cùng với di chỉ Hòn Ngò, nó khẳng định sự có mặt của người nguyên thủy trên một khu vực rộng lớn hàng trăm km2 của sông Hà Thanh, sông Tiên Yên, tạo ra sự liên tục về mặt địa lý trong hệ thống khảo cổ học vùng Quảng Ninh nói riêng và vùng Đông Bắc Việt Nam nói chung.

Về di vật: Loại hình di vật ở di chỉ khá phong phú cả đồ đá và đồ gốm, số lượng hiện vật có sự thay đổi về số lượng và loại hình so với các đợt khảo sát trước. Qua những lần khảo sát, khai quật cho thấy chủ yếu là công cụ mũi nhọn, và các loại rìu mài hình bầu dục, rìu, bôn, đục, còn có các loại hòn ghè, chày nghiền, phác vật, mảnh tước. Những di vật đặc trưng của văn hóa Hạ Long như rìu, bôn có vai có nấc, và gốm xốp không có mặt ở nhóm di tích này.

Sự xuất hiện số lượng lớn các loại hình công cụ ghè đẽo, đặc biệt là công cụ mũi nhọn là một đặc trưng riêng của nhóm di tích so với các di chỉ khác ở khu vực Đông Bắc Việt Nam, nhóm di tích này cùng với các di tích mới phát

hiện ở khu vực bãi triều ven biển huyện Tiên Yên tạo nên một loại hình tích riêng, khác với bình tuyến phát triển cơ bản thời tiền sử ở vùng Đông Bắc là: Soi Nhụ - Cái Bèo - Hạ Long. Đây là loại hình di tích mà ở đó những cư dân cổ sống ngoài trời và sử dụng các loại hình công cụ mũi nhọn là chủ yếu để tiến hành khai thác thuỷ sản và các loài nhuyễn thể biển.

Qua hệ thống những di tích có cùng tính chất và niên đại ở khu vực ven biển Đông Nam Trung Quốc và ven biển Đông Bắc Việt Nam cho ta thấy có sự tương đồng rõ nét và giao lưu văn hóa khá mạnh mẽ của những cư dân miền ven biển. Đó là những di tích cồn sò, với đặc trưng công cụ ghè đẽo “mổ hàu” cùng với đồ đá mài còn hạn chế và những mảnh gốm thô trang trí hoa văn in mép vỏ sò. Điều này gợi ra cho chúng ta một giả thiết có thể trong giai đoạn từ sơ kỳ đá mới, đặc biệt ở giai đoạn trung kỳ đã hình thành một nhóm cư dân ở khu vực ven biển Đông Nam Trung Quốc và Đông Bắc Việt Nam (từ khu vực huyện Phòng Thành đến thành phố Hải Phòng) có sự qua lại trao đổi với nhau. Chính điều đó tạo nên một diện mạo khá rõ nét và đặc trưng cho một khu vực có điều kiện tự nhiên khá tương đồng, từ đó sinh ra những đặc trưng văn hóa riêng cho một khu vực.

Loại hình di vật cho thấy nhóm di tích này có hai giai đoạn phát triển sớm muộn khác nhau, giữa hai giai đoạn không có dấu vết của quá trình phát triển liên tục từ sớm đến muộn. Giai đoạn sớm sử dụng chủ yếu các loại hình công cụ ghè đẽo, có niên đại khoảng trên dưới 6500 năm cách ngày nay. Giai đoạn muộn sử dụng chủ yếu các loại hình công cụ mài như rìu mài lan thân hình bầu dục, lưu lại một số vết ghè đẽo nhỏ trên bề mặt, cùng với loại hình rìu/bôn có vai, có thể niên đại khoảng trên dưới 4500 năm cách ngày nay.

Hoạt động kinh tế chủ yếu là hoạt động kinh tế khai thác biển bên cạnh các ngành nghề thủ công chế tác đá và làm đồ gốm. Có thể do ở đây tầng văn hoá quá mỏng và bị rửa trôi do thuỷ triền nên chưa tìm thấy nhiều di tồn của

nghề khai thác biển, các loài xương cá, vỏ sò và các loại công cụ khác sử dụng để đánh bắt thủy hải sản.

Thông qua loại hình di vật, đặc điểm di tích, đặc điểm địa hình cũng như khoảng cách địa lý cho thấy nhóm di tích Hòn Ngò – Núi Hứa có mối quan hệ chặt chẽ với các di tích khu vực ven biển, yếu tố biển nổi trội trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân cổ. Họ là những người có yếu tố hướng biển mạnh mẽ, trong quá trình phát triển họ đã tiến hành giao lưu với các khu vực xung quanh và khu vực. Ở khu vực Đông Bắc Việt Nam có thể thấy yếu tố nhóm di tích này ở lớp dưới di chỉ Cái Bèo, có thể cư dân chính những cư dân Hòn Ngò- Núi Hứa và Cái Bèo (lớp dưới) là những người đầu tiên trong việc khai thác biển ở vùng biển đông bắc nước ta.

Trong bối cảnh rộng hơn nhóm di tích này có mối quan hệ chặt chẽ với các cụm di tích thuộc Phòng Thành (Quảng Tây – Trung Quốc), thông qua đặc điểm tính chất di tích và các loại hình công cụ đá, đồ gốm.

Sự xuất hiện của các loại hình đồ đá mài ở nhóm di tích này một phần nào nói lên có sự ảnh hưởng từ các nền văn hóa, có thể từ các cư dân khác từ bắc xuống, từ nam lên, từ những cư dân vùng núi xuống và từ biển vào, mà trong đó nổi bật có lẽ là văn hóa Bắc Sơn từ trước đó, đó là các loại hình rìu dài, mài lan thân nhưng vẫn còn lưu lại các vết ghè đẽo nhỏ, mặt cắt ngang thân gần hình bầu dục [25]. Đặc biệt có thể thấy sự hiện diện các loại hình rìu dài hình bầu dục ở các cư dân vùng ven biển Việt Nam từ trước và sau giai đoạn phát triển của văn hóa Hạ Long. Phải chăng đó là một đặc điểm chung cho những cư dân sống vùng ven biển, phải sử dụng loại hình công cụ này phục vụ cho việc chế tạo những chiếc thuyền bè để đi lại. Bên cạnh những yếu tố sớm chúng ta cũng có thể nhận thấy những dấu ấn tiền đề cho sự hình thành và phát triển của văn hóa Hạ Long sau này, đó là những chiếc rìu, bôn có vai ở Hòn Ngò mang đặc trưng giai đoạn sớm của văn hóa Hạ Long.

Đối với khảo cổ học Quảng Ninh, nhóm di tích Hòn Ngò và Núi Hứa có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết về mặt địa lý, nó là gạch nối đầu tiên từ vùng Tiên Yên - Đầm Hà đến huyện Phòng Thành (Quảng Tây, Trung Quốc). Việc phát hiện ra nhóm di tích này đã cho phép chúng ta nhận định là gần toàn bộ các hạ lưu sông trên bờ biển Quảng Ninh từ Móng Cái về tới Quảng Yên đều có những dấu tích văn hóa khảo cổ (riêng hạ lưu sông Hà Cối là chưa tìm thấy). Từ đó, chúng ta có thể từng bước hoàn chỉnh bản đồ về hệ thống các nền văn hóa khảo cổ ở Quảng Ninh. Trong tương lai chúng ta cần tiến hành thêm các cuộc khảo sát và khai quật, cùng với đó cần có những phân tích C14 để xác định niên đại một cách rõ ràng hơn. Từ đó có thể thấy vai trò và vị trí của di chỉ này đối với khảo cổ học vùng Đông Bắc Việt Nam và khu vực ven biển Đông Nam Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo Tài liệu trong nước:

1. Đào Quý Cảnh (2010), Nhóm di tích Hòn Ngò – Núi Hứa (Quảng Ninh) trong tiền sử và sơ sử vùng ven biển Đông Bắc, Tạp chí Khảo cổ học, (số 1).

2. Hoàng Xuân Chinh (1999), Công cụ ghè đẽo vùng duyên hải và hải đảo đông bắc, NPHMVKCH 1999, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 141-143.

3. Hoàng Xuân Chinh (2005), Đôi điều về diện mạo văn hoá vùng duyên hải đông bắc Việt Nam, Tạp chí Khảo cổ học, (số 3), tr. 21-26.

4. Nguyễn Trung Chiến (2003), Mối quan hệ và liên hệ ở bình tuyến Đá mới hậu Hòa Bình – Bắc Sơn ven biển Đa Bút – Quỳnh Văn – Cái Bèo – Bàu Dũ. Tạp chí Khảo cổ học, (số 4), tr. 3-18.

5. Trình Năng Chung (1992), Sự chuyển biến văn hoá từ cuối Pleistocene sang đầu Holocene ở nam Trung Quốc. Tạp chí Khảo cổ học, (số 1), tr. 47-54.

6. Trình Năng Chung (1992), Những di tích văn hoá ngoài trời ở nam Trung Quốc, NPHMVKCH, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 74-76.

7. Trình Năng Chung (1995), Gốm sớm ở Quảng Tây (Trung Quốc),

NPHMVKCH, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 99-101.

8. Trình Năng Chung (1999), Giai đoạn hậu kỳ đá mới ở Vân Nam (Trung Quốc) và mối quan hệ với bắc Việt Nam. Tạp chí Khảo cổ học, (số 1), tr. 80-81.

9. Trình Năng Chung (2007), Văn hoá Hạ Long trong sự giao lưu với các văn hoá đá mới ở nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Tạp chí Khảo cổ học, (số 3), tr. 3-11

10.Trình Năng Chung (2008), Các di tích hậu kỳ đá cũ và sơ kỳ đá mới ở Quảng Tây Trung Quốc trong mối quan hệ với Bắc Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 141-146.

11.Trình Năng Chung (2009), Mối quan hệ tiền sử giữa bắc Việt Nam và nam Trung Quốc, Nxb KHXH, Hà Nội.

12. Vũ Hà Chung, Nguyễn Thị Nhung (2013), Một số di vật di chỉ Núi Hứa.

NPHMVKCH, Nxb KHXH, Hà Nội, 2013, tr. 96 – 97

13. Nguyễn Lân Cường (2002), Những phát hiện cổ nhân học ở Quảng Ninh.

Bài đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khảo cổ học Quảng Ninh – Nhận thức lịch sử, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

14. Nguyễn Gia Đối (1991), Ghi chú về một nhóm rìu bôn ở Quất Đông Nam (Quảng Ninh), NPHMVKCH, Nxb KHXH, Hà Nội.

15. Nguyễn Gia Đối (1988), Về môi trường và ảnh hưởng của nó đến phương thức sinh hoạt kinh tế cư dân Cái Bèo (Hải Phòng), NPHMVKCH, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 25.

16. Ngô Thị Ngọc Diệp (2013), Bôn, rìu mài ở di chỉ Hòn Ngò. NPHMVKCH, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 97-98.

17. Trần Trọng Hà (1999), Địa điểm Núi Hứa (Quảng Ninh), NKHMVKCH, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 136-137.

18. Trần Trọng Hà (1998), Một di chỉ khảo cổ học mới phát hiện ở Tiên Yên (Quảng Ninh), NPHMVKCH, Nxb KHXH, Hà Nội, tr.149-150 .

19. Nguyễn Văn Hảo (1986), Sự biến đổi mực nước biển và các điểm cư trú của con người trong thế Holocene ở đồng bằng ven biển việt Nam,

NPHMVKCH, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 27.

20. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên (1697), Đại việt sử ký toàn thư,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 688-691

21. Nguyễn Khắc Hường (2005), Đa dạng sinh học vịnh Hạ Long và vùng phụ cận, Ban quản lý vịnh Hạ Long.

22. Hoàng Ngọc Kỷ (2010), Địa chất và môi trường đệ tứ Việt Nam. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

23. Hà Hữu Nga (1990), Con người và môi trường trong thời đại đá Việt Nam, Tạp chí Khảo cố học, (số 3).

24. Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo (1998), Hạ Long thời tiền sử, Nxb Thế giới, Hà Nội.

25. Hà Hữu Nga (2001), Văn hóa Bắc Sơn, Nxb KHXH, Hà Nội.

26. Nguyễn Ngọc, Nguyễn Thế Tiệp (1987), Các thời kỳ biển trong kỷ đệ tứ ở nước ta và ý nghĩa của việc nghiên cứu chúng, Tạp chí Khảo cổ học, (số 2), tr. 4-8.

27. Nguyễn Tuấn Lâm (1992), Vết tích văn hoá Hoà Bình vùng ven biển và hải đảo đông bắc Việt Nam, Tạp chí Khảo cổ học,(số 2), tr. 49-55.

28. Lưu Văn Phú, Trịnh Hoàng Hiệp, Nguyễn Thơ Đình (2016), Kết quả khai quật di chỉ Hòn Ngò (Quảng Ninh), năm 2014, Tạp chí Khảo cổ học, (số 2).

29. Lưu Văn Phú (2016), Báo cáo điều tra khảo cổ học tiền sử huyện Tiên Yên (Quảng Ninh). Tư liệu Viện Khảo cổ học.

30. Sở VHTT – Viện KCH – Hội KHLS Việt Nam (2002), Bài đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Khảo cổ học Quảng Ninh, Nhận thức lịch sử bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. TP Hạ Long, tháng 11/2002.

31. Nguyễn Khắc Sử (1995), Biển với cư dân tiền sử vùng đông bắc, Tạp chí Khảo cổ học, (số 4), tr. 6-14.

32. Nguyễn Khắc Sử (1997), Văn hoá biển tiền sử Việt Nam - một mô hình giả thiết, Tạp chí Khảo cổ học, (số 3), tr. 16-28.

33. Nguyễn Khắc Sử (2002), Các di tích tiền Hạ Long ở Quảng Ninh, Tư liệu và thảo luận. Bài đăng trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Khảo cổ học Quảng Ninh – Nhận thức lịch sử, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. TP Hạ Long 11/2002.

34. Nguyễn Khắc Sử (2005), Khảo cổ học vùng duyên hải đông bắc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

35. Nguyễn Khắc Sử (2009), Di chỉ tiền sử Cái Bèo, đảo Cát Bà, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

36. Hà Văn Tấn (1992), Sự chuyển biến từ Pleistocene đến Holocene ở Đông Nam Á, môi trường và văn hóa, Tạp chí Khảo cổ học, (số 1), tr. 3-7. 37. Hà Văn Tấn (1997), Theo dấu các văn hóa cổ, Nxb KHXH, Hà Nội. 38. Hà Văn Tấn (1999), Khảo cổ học Việt Nam tập 1 – Thời đại đồ đá, Nxb

KHXH, Hà Nội.

39. Nguyễn Đức Tâm (2003), Bản đồ địa chất đệ tứ Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000 với khảo cổ học, Tạp chí Khảo cổ học, (số 6), tr. 3-25.

40. Trần Đức Thạnh (2003), Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long, Ban Quản lý vịnh Hạ Long xuất bản.

41. Phạm Đình Thọ (1997), Dao động mực nước biển Holocene ở khu vực văn hóa Hạ Long và ý nghĩa khảo cổ học của nó, Tạp chí Khảo cổ học, (số 2), tr. 3-10.

42. Bùi Vinh, Trần Trọng Hà (1999), Hòn Ngò (Quảng Ninh). NPHMVKCH, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 137-138.

43. Bùi Vinh, Nguyễn Khắc Sử (2004), Báo cáo về các sưu tập hiện vật khảo cổ vùng Đông Bắc hiện lưu tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Quảng Ninh. Tư liệu tác giả.

44. Bùi Vinh (2005), Vài nét về văn hoá tiền sử vùng duyên hải đông bắc Việt Nam,Tạp chí Khảo cổ học, (số 3).

45. Bùi Vinh, Đào Quý Cảnh (2005), Báo cáo điều tra khảo cổ học Quảng Ninh 1996 – 1997, Trong Khảo cổ học vùng duyên hải đông bắc Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 507-523.

46. Bùi Vinh (2007), Hành trình văn hoá tiền sử Việt Nam, Nxb KHXH, Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhóm di tích hòn ngò núi hứa (quảng ninh) trong bối cảnh thời đại đá mới duyên hải đông bắc việt nam (Trang 88 - 187)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)