Quan điểm của nhóm các nền kinh tế đang phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghị định thư kyoto và hợp tác quốc tế đối phó với biến đổi khí hậu (Trang 80 - 84)

Chương 3 : Các nỗ lực hợp tác quốc tế hậu Kyoto

3.2. Các quan điểm khác nhau về hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổ

3.2.2. Quan điểm của nhóm các nền kinh tế đang phát triển

Các nền kinh tế đang phát triển cũng hình thành một khối liên minh đàm phán. Quan điểm cơ bản của các quốc gia đang phát triển xuyên suốt hai thời kỳ đàm phán trước và sau Kyoto là thúc đẩy cam kết đối với các nền kinh tế công nghiệp phát triển. Động cơ cụ thể của các nhóm nhỏ trong khối liên minh này có thể khác nhau nhưng việc chia sẻ lập trường đàm phán chung mang lại lợi ích nhất định cho mỗi quốc gia trong khối. Những ví dụ cụ thể là: AOSIS có thể bảo toàn diện tích lãnh thổ của mình khỏi nguy cơ bị nhấn chìm khi mực nước biển dâng cao; các quốc gia đang phát triển nói chung có cơ hội tiếp nhận những kỹ thuật và công nghệ sạch do các quốc gia phát triển chuyển giao từ những dự án CDM; và các nền kinh tế mới nổi không phải chịu kiềm tỏa từ những cam kết cắt giảm phát thải có khả năng làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế sản xuất của mình. Về cơ bản, trải qua thời kỳ thực hiện Nghị định thư Kyoto, các nước thuộc khối liên minh “đang phát triển” này đã giải tỏa được những mối lo ngại trong thời kỳ trước131, từ đó tập trung củng cố lập trường chung của mình.

Ngoại lệ duy nhất trong liên minh này là lập trường của các quốc gia OPEC. Tuy nhiên, sự vận động cho quan điểm “trái chiều” của khối OPEC không nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ phía cộng đồng quốc tế. Thậm chí trong nội bộ khối này cũng tồn tại những quan điểm không nhất quán như trường hợp Indonesia. Indonesia đã bày tỏ lập trường khá tích cực trong những đề xuất tại Hội nghị Bali do Indonesia đứng ra tổ chức năm 2007, chia sẻ nhiều điểm chung với lập trường

131

Trong bài viết phân tích những điều lo ngại và mối quan tâm của các quốc gia đang phát triển đối với Nghị định thư Kyoto, nhóm tác giả đã chỉ ra ba điều lo ngại chính của nhóm quốc gia này: (1) sự công bằng về mặt lịch sử trong các giai đoạn phát triển của các quốc gia; (2) tác động nặng nề hơn từ diễn biến của biến đối khí hậu đối với các quốc gia đang phát triển do trình độ kỹ thuật công nghệ thấp nên khó thích ứng hơn; và (3) cơ chế thương mại carbon có thể làm xao lãng mục tiêu cao nhất là cắt giảm lượng phải thải khí nhà kính theo tầm nhìn cơ bản của UNFCCC. (Najam, A., Huq, S. & Sokona, Y., 2003, pp. 223-6)

của một số các quốc gia đang phát triển có vai trò quan trọng như Mexico, Nam Triều Tiên hay Nam Phi132.

Trong khối liên minh các quốc gia đang phát triển này, đáng quan tâm nhất vẫn là trường hợp của Trung Quốc. Như đã đề cập, Trung Quốc hiện là nước có lượng phát thải lớn nhất hiện nay133, việc quốc gia này tham gia vào những mục tiêu cam kết trong giai đoạn tiếp theo có vai trò quan trọng. Ở khía cạnh này, trường hợp của Trung Quốc cũng giống như Hoa Kỳ. Chính vì vậy, các bên tham gia đàm phán đều nỗ lực thuyết phục Hoa Kỳ tham gia vào cam kết chính thức và Trung Quốc tham gia vào cam kết tự nguyện. Hơn nữa, trong giai đoạn trước, Hoa Kỳ đơn phương đưa ra điều kiện về sự tham gia của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Trung Quốc. Trong những vòng đàm phán gần đây, Trung Quốc cũng đưa ra điều kiện tương tự về sự tham gia của Hoa Kỳ. Qua đó có thể thấy được “quyền thương lượng” (bargaining power) của Trung Quốc đang tăng lên, với cơ sở hỗ trợ là trình độ phát triển và quy mô của nền kinh tế trong thời điểm hiện tại134.

Cản trở lớn nhất cho sự tham gia của Trung Quốc chính là nguy cơ phải đối mặt với những ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của quốc gia này. Cơ cấu nền kinh tế Trung Quốc với tỉ trọng sản xuất công nghiệp lớn khiến cho quốc gia này dễ bị ảnh hưởng hơn so với các quốc gia đang phát triển khác, nếu tham gia vào cam kết cắt giảm lượng khí thải. Bởi lẽ sản xuất công nghiệp ở trình độ phát triển của Trung Quốc hiện nay gắn liền với việc tiêu thụ năng lương hóa thạch lớn, mặc dù Trung Quốc cũng “nghiêm túc cân nhắc” tới phương án năng lượng nguyên tử. Thêm nữa, quy mô dân số khổng lồ của Trung Quốc cũng đóng góp vào việc phát thải thông qua sinh hoạt. Ở thời điểm năm 2010, hơn ¾ lượng phát thải khí CO2 liên quan tới năng lượng là từ Trung Quốc135. Như vậy, việc tham gia vào cam kết cắt giảm phát thải trong giai đoạn tiếp theo của Nghị định thư Kyoto, hoặc trong

132

(von der Goltz, 2009, p. 33)

133

(Eckersley, R. & Heazle, M., 2008, p. 14)

134

(von der Goltz, 2009, p. 31)

135

một thỏa thuận mới về biến đổi khí hậu sẽ có thể buộc Trung Quốc phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế của mình, và đầu tư nhiều hơn vào các công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả hoặc các giải pháp năng lượng thay thế.

Đồng thời, những lợi ích kinh tế và phát triển từ những cơ chế linh hoạt dành cho các nước đang phát triển như Trung Quốc cũng có thể bị ảnh hưởng khi họ chính thức cam kết cắt giảm lượng phát thải của mình. Tính tới thời điểm đầu năm 2015, tổng số dự án CDM đầu tư ở Trung Quốc chiếm 49,3%, bỏ xa mức 20,5% và 4,4% lần lượt của Ấn Độ và Brazil ở vị trí thứ hai và thứ ba trong danh sách các quốc gia tiếp nhận đầu tư từ CDM136. (Xem thêm Phụ lục 8). Tỉ lệ đơn vị CER mà Trung Quốc có thể đưa vào thị trường carbon chiếm 60,4% trong tổng số của toàn cầu137. (Xem thêm Phụ lục 9). Chưa bàn tới việc nếu tham gia cam kết cắt giảm lượng phát thải, liệu Trung Quốc có tiếp tục đạt điều kiện để tiếp nhận những dự án CDM hay các cơ chế chuyển giao công nghệ khác, chỉ riêng việc mất đi nguồn thu từ việc bán các đơn vị CER cũng đủ khiến Trung Quốc thiếu động lực để tham gia.138

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có những luận giải khác biệt về trách nhiệm cắt giảm phát thải. Ví dụ như luận điểm của Trung Quốc trong cách thức tính trách nhiệm giảm phát thải. Phái đoàn đàm phán của Trung Quốc cho rằng, việc chỉ đơn thuần tính toán lượng phát thải dựa vào yếu tố địa lý hay lãnh thổ là chưa thỏa đáng. Trung Quốc cho rằng nền sản xuất khổng lồ ở Trung Quốc hiện nay, một trong những nguồn phát thải chính, là phục vụ cho xuất khẩu (chiếm 60% GDP Trung Quốc năm 2007); hay nói cách khác, đó là nguồn cung của tiêu dùng trên toàn cầu. Đa số các quốc gia OECD đều đóng vai trò là khách hàng lớn cho các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, chính vì vậy Trung Quốc cho rằng trách nhiệm cắt giảm phát thải đối với nền sản xuất của Trung Quốc cũng cần được tính toán lại trên tiêu

136 (UNFCCC, 2015) 137 Tài liệu đã dẫn 138 (Rong, 2010)

chí khác.139 Một luận điểm khác của Trung Quốc liên quan đến vấn đề phát thải bình quân đầu người. Theo cách tính này, mặc dù có tổng lượng phát thải đứng đầu thế giới, mức phát thải bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ bằng ¼ so với Hoa Kỳ140. Chính vì vậy, Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ phải có trách nhiệm tham gia vào các mục tiêu cam kết trước tiên.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, so với các quốc gia đang phát triển khác, Trung Quốc đang phải chịu áp lực quốc tế lớn nhất đối với việc tham gia các mục tiêu cam kết của việc hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu141. Điều này nghĩa là chính phủ Trung Quốc cũng phải tính tới phương án tham gia vào các mục tiêu này. Động lực lớn nhất cho sự tham gia của Trung Quốc chính là sự bảo đảm việc tiếp cận được với các thị trường lớn đang có xu hướng “xanh hóa” diễn ra trên quy mô toàn cầu142. Với vai trò và áp lực tham gia vào những mục tiêu cam kết này, Trung Quốc được coi là một trong hai bên đối tác chính của việc đàm phán thành công một thỏa ước mới143.

Đối với các trường hợp khác trong khối liên minh các quốc gia đang phát triển, như Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Mexico v.v., các nhà quan sát không nhận thấy khác biệt lớn nào so với quan điểm của Trung Quốc. Đặc biệt là Ấn Độ, đây gần như một bản sao phản ánh lập trường của Trung Quốc144. Mặc dù vậy, mức độ ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế cũng như những áp lực mà Ấn Độ phải đối mặt trong việc tham gia chính thức là ít hơn nhiều so với Trung Quốc. Cá biệt có trường hợp của Argentina và Kazakhstan đã tự nguyện tham gia vào cam kết cắt giảm lượng phát thải của mình từ giai đoạn đầu của quá trình thực hiện Nghị định thư Kyoto. Các

139 (Whalley, J. & Walsh, S. , 2008, p. 24)

140 (Eckersley, R. & Heazle, M., 2008, p. 14)

141

(Rong, 2010, p. 4589)

142

(Whalley, J. & Walsh, S. , 2008, p. 18)

143

(Gu, 2014, p. 197)

144

nước quốc gia khác có quan điểm cởi mở và dễ thương lượng hơn đối với vấn đề tham gia cam kết này145.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghị định thư kyoto và hợp tác quốc tế đối phó với biến đổi khí hậu (Trang 80 - 84)