Tương lai về một thỏa thuận quốc tế trong ứng phó với biến đổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghị định thư kyoto và hợp tác quốc tế đối phó với biến đổi khí hậu (Trang 84 - 88)

Chương 3 : Các nỗ lực hợp tác quốc tế hậu Kyoto

3.3. Triển vọng hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu

3.3.1. Tương lai về một thỏa thuận quốc tế trong ứng phó với biến đổ

Tương lai của việc hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu, cụ thể là việc cắt giảm lượng phát thải của các quốc gia, vẫn tiếp tục là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế và giới chuyên môn. Trong bối cảnh, Nghị định thư Kyoto đã kết thúc giai đoạn I, các bên ngồi vào bàn đàm phán với mục tiêu thống nhất nội dung cho giai đoạn II, hướng tới phương án xây dựng một thỏa thuận mới với những nội dung phù hợp hơn với bối cảnh quốc tế mới. Quá trình này có những triển vọng nào và vị trí của Việt Nam ở đâu trong những diễn biến quốc tế này là nội dung chính của phần này.

3.3.1. Tương lai về một thỏa thuận quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu hậu

Tương lai của vấn đề hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu là điều rất khó dự đoán, khiến các nhà chuyên môn tốn không ít giấy mực thảo luận và đưa ra các đề xuất dựa trên các cách tiếp cận khác nhau. Đến thời điểm này, khi mà Nghị định thư Kyoto đã kết thúc giai đoạn I và chưa có phương án cho giai đoạn II các nhà quan sát và học giả tiếp tục đưa ra các giả thuyết và xây dựng các kịch bản có thể xảy ra, phương án hành động khác nhau cho quá trình đàm phán này. Trong đó có hai kịch bản thường được đề cập tới của diễn biến này như sau: (1) Các bên thống nhất được với nhau về mục tiêu cam kết trong giai đoạn sắp tới và tiếp tục thảo luận chi tiết những cơ chế khác nhau để áp dụng trong quá trình thực hiện mục tiêu cam kết này. Trong kịch bản này, mô hình cơ bản của UNFCCC và Nghị định thư Kyoto tiếp tục được duy trì với những cơ chế được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh mới. (2) Mô hình cam kết hợp tác trên phạm vi toàn cầu không thể đạt được do mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên không thể giải quyết. Thay vào đó, để

145

hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, các bên sẽ hình thành các “nhóm hành động”, hoặc song phương, hoặc đa phương. Những khối này sẽ hình thành giữa những bên có khả năng bổ sung lợi ích cho nhau.

Kịch bản 1: Sự tiếp nối của mô hình hợp tác toàn cầu. Đây là kịch bản khá

phổ biến trong các dự báo về tương lai của tiến trình hợp tác quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong kịch bản này, mô hình hợp tác không có sự biến đổi hoàn toàn về mặt bản chất, các bên tham gia vẫn sẽ cùng nhau hành động trên cơ sở của một thỏa thuận chung, với những mục tiêu được cam kết rõ ràng và có ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế. Thỏa thuận chung giữa các bên đạt được trên nguyên tắc đồng thuận thông qua đàm phán và thương lượng để bảo đảm lợi ích của các bên đều được xem xét công bằng, bình đẳng. Điểm mấu chốt của kịch bản này là việc đạt được một thỏa thuận về mục tiêu mà các bên cùng tham gia cam kết thực hiện. Nội dung này bao gồm thành phần các bên tham gia và mức cam kết cụ thể đối với các bên này. Nếu kịch bản này diễn ra, các bên có thể rút kinh nghiệm từ những hạn chế của giai đoạn I của Nghị định thư Kyoto để tăng hiệu quả của quá trình hợp tác. Theo đó, COP 21 diễn ra cuối năm 2015 tại Paris có thể được xem như cơ hội cuối cùng nếu các bên muốn lựa chọn kịch bản thứ nhất. Sự thất bại của Lộ trình Bali đã khiến cho nhiều người lo ngại rằng sự đổ vỡ thứ hai trong giai đoạn đàm phán này sẽ là dấu hiệu của việc trong tương lai các bên sẽ không đạt được đồng thuận trong vấn đề này.

Trong kịch bản này cũng có một số phương án khác nhau về các cơ chế thực hiện được đưa ra. Tuy nhiên những phương án này có mục tiêu hỗ trợ quá trình thực hiện đạt hiệu quả và hiệu suất cao. Trong mỗi phương án, các cơ chế được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận khác nhau, như lý thuyết kinh tế thị trường, lý thuyết phát triển bền vững về sinh thái, lý thuyết chia sẻ lợi ích, v.v.

(1) Phương án 1: Tăng cường chuyển giao công nghệ - giải pháp từ khoa học. Phương án này đã được thống nhất và thực hiện từ giai đoạn I của Nghị định thư Kyoto, là ý tưởng cốt lõi của các dự án CDM. Trong giai đoạn mới, những công

nghệ này sẽ tập trung vào vấn đề nguồn năng lượng, thông qua các nguồn năng lượng tái tạo hoặc không tái tạo nhưng không phải hóa thạch (như năng lượng sinh học hay hạt nhân)146. Đây không chỉ là giải pháp thân thiện với môi trường thông qua việc kiểm soát lượng phát thải khí nhà kính, nó còn có giá trị bền vững khi chuyển hướng giảm tiêu thụ các nguồn năng lượng hóa thạch vốn đang trên bờ vực cạn kiệt. Phương án này được xem là một hình thức giảm bớt sự phân cực giàu nghèo Bắc-Nam về mặt công nghệ147. Mặc dù có cách tiếp cận rõ ràng nhưng một số nhận định cho rằng phương án này đặt nặng vấn đề kỹ thuật mà chưa cân nhắc đúng mức tới các giá trị bản địa.

(2) Phương án 2: Tăng cường thương mại carbon - giải pháp từ thị trường. Phương án này thúc đẩy việc mở rộng các mối liên hệ giữa các thị trường carbon trên thế giới, từ đó hình thành một thị trường carbon quốc tế. Mối quan hệ cung- cầu, trực tiếp hoặc gián tiếp, sẽ tương tác với nhau theo như cơ chế của bất kỳ một loại hàng hóa dịch vụ thông thường nào. Giá của các đơn vị carbon, các giấy phép giảm phát thải sẽ do thị trường tự điều tiết.148 Đây cũng không phải là ý tưởng mới. Trên thực tế, thị trường carbon trong thời gian gần đây có mức sụt giảm nghiêm trong về giá của mỗi đơn vị carbon hoặc giấy phép giảm phát thải, do ảnh hưởng tiêu cực của các diễn biến kinh tế khác. Như vậy đối với phương án này, các quốc gia cũng phải chuẩn bị đối mặt với những tình huống khủng hoảng thị trường tương tự.

(3) Phương án 3: Hoạt động hiệu quả thân thiện với môi trường - giải pháp từ hành vi xã hội. Phương án này tập trung vào việc thay đổi thói quen tiêu dùng của cộng đồng thế giới. Thông qua đối thoại, những nhà chuyên môn ủng hộ phương án này cho rằng đây là giải pháp “trực tiếp” đối với “cuộc khủng hoảng” này trong vấn đề môi trường149. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho ràng, phương án này khó có

146 (Goodman, 2012) 147 Tài liệu đã dẫn 148

(Ranson, M. & Stavins, R. N., 2012, pp. 3-4)

149

thể thực hiện được trên thực tế vì việc tập trung vào xây dựng ý thức xã hội là một công cuộc phức tạp, và còn khó dự đoán hơn cả bản thân việc hợp tác giữa các quốc gia.

(4) Giải pháp 4: Chia sẻ trách nhiệm phát thải qua tiêu dùng - giải pháp từ chia sẻ lợi ích. Phương án này nhấn mạnh trách nhiệm từ hai phía, nhà sản xuất và nhà nhập khẩu, trong vấn đề phát thải khí nhà kính từ quá trình sản xuất hàng hóa. Nếu như phía sản xuất có mối liên hệ trực tiếp thì phía tiêu dùng cũng có trách nhiệm gián tiếp trong hành vi phát thải. Chính vì vậy, khi tính toán đến những thiệt hại về kinh tế trong quá trình thực hiện mục tiêu cắt giảm lượng phát thải, cả hai bên đều cần chia sẻ trách nhiệm này. Phương án này hướng tới bảo vệ quyền được theo đuổi các mục tiêu phát triển kinh tế song song với mục tiêu kiểm soát lượng phát thải tại các quốc gia đang phát triển, những nền kinh tế hiện đóng vai trò xuất khẩu150. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy các quốc gia đang phát triển này, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ, có động lực mạnh mẽ hơn để tham gia vào các mục tiêu cam kết trong khuôn khổ giai đoạn mới.

Kịch bản 2: Nhóm hành động. Được đánh giá là kịch bản/chiến lược “tốt

nhất trong những lựa chọn thứ cấp” (second-best), nó hoàn toàn có khả năng xảy ra151. Đặc biệt là trong trường hợp Hội nghị Paris 2015 kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào và triển vọng hợp tác quốc tế quy mô toàn cầu trong lĩnh vực này là rất mong manh, kịch bản này dường như sẽ là điều tất yếu. Có hai lý do có thể giải thích cho tình huống này: Một là, những nhóm hành động đã hình thành trong quá trình thực hiện giai đoạn một, nên sẽ tiếp tục vận hành và phát triển trong giai đoạn tiếp theo này. Hai là, những nhóm hành động này hoạt động để ứng phó với các diễn biến liên tục của vấn đề biến đổi khí hậu. Chính vì vấn đề toàn cầu này liên tục biến đổi và ngày càng có chiều hướng xấu đi, đòi hỏi những hành động ứng phó kịp thời, các bên sẽ tự hình thành các nhóm, liên minh có tiêu chí hành động và lợi ích tương đồng để đưa ra những quyết định bảo đảm lợi ích cho những bên này.

150

(Csutora, M. & Mózner, Z.V., 2014, p. 613).

151

Phương án này một mặt khẳng định tính cấp thiết của việc hợp tác quốc tế trong vấn đề này một vấn đề toàn cầu mà không riêng một quốc gia nào có khả năng tự giải quyết đơn phương. Mặt khác, đây cũng là một tín hiệu cảnh báo đáng suy nghĩ về sự chia rẽ vì lợi ích trong cộng đồng quốc tế, hay nói cách khác, là biểu hiện của sự khác biệt ngày càng lớn trong các mục tiêu ưu tiên của mỗi quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghị định thư kyoto và hợp tác quốc tế đối phó với biến đổi khí hậu (Trang 84 - 88)