Vai trò của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghị định thư kyoto và hợp tác quốc tế đối phó với biến đổi khí hậu (Trang 88 - 110)

Chương 3 : Các nỗ lực hợp tác quốc tế hậu Kyoto

3.3. Triển vọng hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu

3.3.2. Vai trò của Việt Nam

Như đã nêu ở phần trước, do đặc điểm địa lý, Việt Nam là một trong số quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề khi mực nước biển dâng lên. Do đó, Việt Nam có động cơ mạnh mẽ để tham gia vào các cam kết, chương trình hành động để ứng phó với tình trạng này. Từ thời điểm trở thành một bên tham gia của UNFCCC năm 1992 và Nghị định thư Kyoto năm 1997, Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các cam kết, hoàn thành vai trò của một bên tham gia có nền kinh tế đang phát triển. Việt Nam cũng đồng thời tích cực kêu gọi và thúc đẩy sự tham gia và cam kết của các bên khác, từ cả hai phía các nước phát triển và đang phát triển. Việt Nam nhận thức rõ ràng về ý nghĩa của một thỏa thuận toàn cầu trong vấn đề hợp tác này. Lập trường của phía Việt Nam là ủng hộ tiến trình đàm phán để đạt được một thỏa thuận thống nhất giữa các bên, giống như mô hình thỏa thuận đã đạt được ở Nghị định thư Kyoto. Quan điểm này của Việt Nam được giữ nguyên qua quá trình đàm phán tại nhiều COP hậu Kyoto. Tại COP 20 ở Lima cuối năm 2014, trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng đã tái khẳng định chủ trương này của Nhà nước Việt Nam trong bài phát biểu của mình152.

Trong thời gian thực hiện giai đoạn I và sau khi kết thúc Nghị định thư Kyo- to cho đến nay, Việt Nam tham gia tích cực vào các dự án, các sáng kiến của các bên để tối ưu hóa hiệu quả của việc cắt giảm lượng phát thải. Ví dụ như đối với CDM, Việt Nam hợp tác với nhiều bên và tiếp nhận nhiều dự án CDM. Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2012, thời điểm giai đoạn I của Nghị định thư Kyoto gần kết thúc, tổng số dự án CDM mà Việt Nam nhận được là 160, ước tính làm giảm

152

khoảng 76 triệu tấn CO2-eq. Tính đến thời điểm đó, Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về số lượng dự án CDM đã tiếp nhận, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil153. Tính đến thời điểm đầu năm 2015, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì vị trí thứ tư trong số các quốc gia tiếp nhận dự án CDM trên thế giới154. So với Trung Quốc, Việt Nam còn khoảng cách chênh lệch rất lớn. Tuy nhiên so với Brazil ở vị trí số 3 với 4,9%, Việt Nam cũng không thua kém quá nhiều. Qua đó thấy được, (1) vị trí của Việt Nam trong mối tương quan với các quốc gia đang phát triển khác trong quá trình thực hiện cam kết; (2) nỗ lực liên tục của Việt Nam trong quá trình thực hiện các mục tiêu giảm lượng phát thải của diễn biến hợp tác quốc tế. Ngoài các dự án CDM, Việt Nam cũng tích cực tham gia các sáng kiến khác trong quá trình đàm phán như NAMA khởi xướng ở Hội nghị Bali. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ban hành nhiều kế hoạch, chương trình liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu, như Luật Bảo vệ môi trường (2014), Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu (2012), Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh (2012), Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2010), Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004), v.v.155. Những văn bản pháp quy này tạo thành một hành lang pháp lý hỗ trợ tích cực cho các hoạt động trong khuôn khổ vấn đề này. Những điểm trên cho thấy quyết tâm và thiện chí của chính phủ Việt Nam trong vấn đề này.

Việt Nam là đối tác với nhiều quốc gia, tổ chức liên chính phủ cũng như phi chính phủ trong quá trình thực hiện các dự án CDM nói riêng và các dự án môi trường nói chung. Trong khuôn khổ CDM tính đến năm 2012, các đối tác châu Âu chiếm đa số đối với Việt Nam 68%; tỉ lệ này ở châu Á và châu Mỹ lần lượt là 23% và 9%156. Thực tế này cũng phản ánh đúng diễn biến tại diễn đàn hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, khi mà châu Âu vẫn tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo, tiên phong thực hiện các sáng kiến nhằm thúc đẩy quá trình hợp tác này. Chính vì vậy, muốn vận động tích cực hơn nữa cho sự tham gia của các bên vào mục tiêu cam kết

153

(Vi Thùy Linh & đtg., tr.130)

154

(UNFCCC, 2015)

155

(Trần Thọ Đạt & Vũ Thị Hoài Thu, 2015, tr.60)

156

mới, Việt Nam cần xác định các quốc gia châu Âu, đại diện là EU, sẽ là đối tác chiến lược quan trọng trong giai đoạn sắp tới.

Đứng trước nguy cơ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, đồng thời cũng thu được những lợi ích từ quá trình chuyển giao công nghệ với tư cách là nước tiếp nhận, Việt Nam có động cơ phù hợp để thúc đẩy việc hợp tác quốc tế trên quy mô toàn cầu trong vấn đề này. Thứ nhất, hợp tác quốc tế trên quy mô toàn cầu là hy vọng lớn nhất kiểm soát một cách có hệ thống sự phát thải khí và tình trạng tăng nhiệt độ của trái đất. Thứ hai, quy mô hợp tác toàn cầu sẽ tạo ra một môi trường công bằng cho các dự án hỗ trợ các nước đang phát triển giảm nhẹ và thích nghi với diễn biến của biển đổi khí hậu, đồng thời bảo đảm một thị trường carbon có tính cạnh tranh và những lợi ích minh bạch cho các bên tham gia. Tuy nhiên, đối với vị thế là một quốc gia đang phát triển và quy mô không lớn, Việt Nam khó có cơ hội tạo ra tiếng nói quan trọng trong quá trình đàm phán. Thay vào đó, giải pháp phù hợp đối với Việt Nam là tiếp tục tích cực vận động các bên thông qua những mối quan hệ ngoại giao đã thiết lập. Đồng thời Việt Nam có thể đóng góp các sáng kiến trên quan điểm của các nước đang phát triển và kinh nghiệm thực hiện của mình, để có thể phù hợp với điều kiện của các quốc gia đang phát triển khác và tạo động lực tham gia cho những nước này.

Tiểu kết

Chương 3 tìm hiểu tương lai hậu Kyoto của tiến trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Các bên vẫn không thể thống nhất với nhau về một số nội dung cơ bản gây tranh cãi kéo dài. Một số kịch bản được giới chuyên môn đưa ra. Có khả năng xảy ra nhiều hơn vẫn là một thỏa thuận hợp tác toàn cầu giữa các bên. Tuy nhiên trong kịch bản này, vẫn còn diễn ra nhiều tranh luận về những phương án thực hiện nào cần lựa chọn để đạt hiệu quả thực hiện tối ưu. Kịch bản thứ hai có khả năng xảy ra: trong đó, các bên sẽ hình thành những nhóm hành động riêng với những mục tiêu riêng. Việc kịch bản nào xảy ra, phương án nào được thống nhất lựa

chọn phụ thuộc nhiều vào quan điểm hiện tại của các bên tham gia, nhất là các quốc gia có vai trò chính yếu như Hoa Kỳ, EU, hay Trung Quốc. Sự tham gia và những đóng góp của Việt Nam trong quá trình hợp tác này được nhận định là tương đối tích cực. Quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là hợp tác trên quy mô toàn cầu mới có thể giúp tăng thêm hiệu quả và nhịp độ của các chương trình hành động.

KẾT LUẬN

Đối phó với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế trong tiến trình hợp tác quốc tế nói chung. Nhu cầu hợp tác quốc tế trong vấn đề này là rõ ràng và cấp bách. Tiến trình này cũng đã trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau: từ những những hợp tác nhóm riêng rẽ, đến một thỏa thuận quốc tế có quy mô toàn cầu. Xuyên suốt quá trình này, Nghị định thư Kyoto là một dấu mốc đặc biệt quan trọng, và cũng chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn văn bản này là đối tượng nghiên cứu trong tiến trình hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu. Qua ba chương, luận văn lần lượt giải quyết các câu hỏi nghiên cứu được nêu ra khi bắt đầu thực hiện nghiên cứu. Cùng với các phương thức tiếp cận khác, phương thức tiếp cận quan hệ quốc tế góp phần luận giải những diễn biến trên thực tế cũng như đưa ra dự báo về triển vọng của tiến trình hợp tác này.

Thứ nhất, vai trò của Nghị định thư Kyoto là không thể phủ nhận trong tiến trình hợp tác quốc tế này. Nó là kết quả của một quá trình đàm phán lâu dài, căng thẳng giữa rất nhiều bên tham gia. Chính vì vậy, Nghị định thư Kyoto ra đời vừa khẳng định xu thế hợp tác trong những vấn đề toàn cầu; đồng thời vừa có tính chất thử nghiệm trên thực tế thông qua những tính toán, dự báo của các nhà chuyên môn về việc hợp tác này. Chỉ trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto, các bên đã thống nhất được với nhau một thỏa thuận có ràng buộc pháp lý với những mục tiêu “đầy tham vọng”157. Về khía cạnh mục tiêu, mặc dù manh nha hình thành những hợp tác giữa các quốc gia từ những thập kỷ trước đó về vấn đề ứng phó với đổi khí hậu biến; phải đển UNFCCC các bên mới thống nhất với nhau một kế hoạch hành động cụ thể. Nghị định thư Kyoto mới thực sự “cụ thể hóa” kế hoạch hành động qua mục tiêu với những con số cụ thể. Chỉ như vậy, kết quả và hiệu quả của việc thực hiện mới có thể đo được. Về khía cạnh ràng buộc pháp lý, Nghị định thư Kyoto cũng

157

đánh dấu một chuyển biến lớn. Đó là do việc điều chỉnh phát thải các khí nhà kính, mà chủ yếu là khí CO2, ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sinh hoạt sản xuất của mỗi nền kinh tế, và từ đó ảnh hưởng tới kế hoạch phát triển của những quốc gia này. Thậm chí có những phân tích cho rằng đối với một số bên, việc đàm phán để đưa các bên khác tham gia vào Nghị định thư này cũng là một phương thức để tái lập sự cân bằng trong sức mạnh kinh tế. Điển hình là trường hợp của EU đối với Hoa Kỳ. Hoặc cũng có thể thấy trong lập trường của các quốc gia đang phát triển cho rằng việc không tham gia mục tiêu cam kết tạo điều kiện công bằng về lịch sử cho sự phát triển của họ.

Thứ hai, Nghị định Kyoto cũng đóng góp những ảnh hưởng nhất định trong tình hình quan hệ quốc tế nói chung. Cùng với quá trình thực hiện Nghị định thư, sự hình thành và chia nhóm trong quan hệ giữa các bên tham gia đã song song diễn ra. Việc nhiều nhóm với những lập trường thống nhất hình thành là điều có thể dự đoán trước và trên thực tế đã diễn ra mạnh mẽ. Những nhóm này có chung lợi ích và mục tiêu, hay nhìn từ một góc độ khác là có điều kiện và trình độ phát triển tương đồng với nhau. Trong xu hướng này, những nhóm có thể kể ra, như EU, JUSSCANZ, EIT, OPEC, BRIC, AOSIS, và một số các khối liên minh đàm phán nhỏ hơn. Các nhóm này hình thành một cách tự nhiên và sức mạnh tổng hợp của những liên minh này phụ thuộc không nhỏ vào vị thế chính trị của các thành viên. Như trong trường hợp hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu, cụ thể là đàm phán Nghị định thư Kyoto, về phía các quốc gia phát triển, JUSSCANZ và EU có tiếng nói lớn mạnh hơn so với EIT. Tương tự như vậy với trường hợp BRIC so với các liên minh và các bên đơn phương khác trong nhóm các quốc gia đang phát triển. Bên cạnh đó, sự chia rẽ giữa các bên cũng là điều không tránh khỏi do những mục tiêu và lợi ích khác nhau. Điển hình là nội dung đàm phán về cơ chế linh hoạt trong giai đoạn một giữa JUSSCANZ và EU; việc thiết lập các mục tiêu cắt giảm phát thải giữa OPEC và AOSIS; hay sự tham gia của các quốc gia đang phát triển giữa BRIC và JUSSCANZ. Có thể nhận ra, đây không chỉ là sự chia rẽ thường thấy Bắc-Nam, giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển với những lợi ích truyền thống.

Sự chia rẽ Bắc-Bắc, Nam-Nam cũng xuất hiện trong bối cảnh thế giới mới158. Sự chia rẽ này có thể kìm hãm sự tiến lên của việc hợp tác quốc tế do các bên cạnh tranh lợi ích lẫn nhau; cũng có thể trở thành động lực thúc đẩy quá trình này nhờ vào những sáng kiến mới nhằm thỏa mãn các bên. Điều này phụ thuộc vào thiện chí hợp tác giữa các bên cũng như mức độ ưu tiên cho vấn đề môi trường và phát triển bền vững ở mỗi quốc gia.

Ngoài ra cũng không thể bỏ qua một tác động tích cực tới hợp tác quốc tế của Nghị định thư Kyoto. Quá trình thực hiện các cam kết trong thỏa thuận này đã góp phần tạo tiền đề cho việc hợp tác quốc tế sâu hơn. Những sáng kiến và quá trình trao đổi chuyển giao kỹ thuật và công nghệ giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển góp phần giảm thiểu khoảng cách lớn về trình độ phát triển giữa các quốc gia. Điều này cũng tạo thêm động lực cho sự phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu khi mà các quốc gia đang phát triển có cơ hội được tiếp nhận những những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, mà không phải cắt giảm nguồn đầu tư cho các hạng mục phát triển khác.

Thứ ba, tương lai của việc hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong vấn đề biến đổi khí hậu có nhiều kịch bản do tính chất phức tạp trong các mối quan hệ giữa các bên tham gia. Đó có thể là một kịch bản hợp tác toàn cầu, cũng có thể là một kịch bản hợp tác nhóm. Tuy nhiên, dù là kịch bản nào xảy ra, hợp tác quốc tế trong vấn đề này cũng đã được đẩy lên một tầm mới sau sự ra đời của Nghị định thư Kyoto. Theo nhận định, trong tương lai thế giới sẽ tiếp tục dành nhiều quan tâm cho quá trình đàm phán về vấn đề này và tích cực tìm giải pháp phù hợp159. Triển vọng của việc hợp tác này phụ thuộc chủ yếu vào vấn đề cơ bản nhất: sự tham gia của tất cả các bên, trong đó có Hoa Kỳ và BRIC – đặc biệt là Trung Quốc. Sự vắng mặt của những bên phát thải chính như Hoa Kỳ, Trung Quốc hay Ấn Độ trong Nghị định thư Kyoto, là một trong những nguyên nhân khiến kết quả Nghị định thư

158

(Newell, 2000, pp. 17-8)

159

Kyoto chưa đạt được kỳ vọng của cộng đồng quốc tế160. Nếu các quốc gia phát thải chính không tham gia, những kết quả của việc hợp tác giữa các bên còn lại sẽ khó tạo ra tác động lớn đối với cục diện chung của vấn đề biến đổi khí hậu.

Có thể khẳng định việc tiếp cận vấn đề hợp tác quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua góc nhìn quan hệ quốc tế là thực sự cần thiết. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi chưa có nhiều tài liệu bằng tiếng Việt thảo luận khía cạnh này của vấn đề, trong khi trên nguồn tư liệu trên thế giới lại khá phong phú. Mảnh ghép còn thiếu này của nguồn tư liệu ở Việt Nam sẽ góp phần xây dựng một nguồn thông tin đa chiều về vấn đề mà Việt Nam cũng là một bên tham gia. Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà chuyên môn và đoàn đàm phán Việt Nam sẽ có những cơ sở khoa học phù hợp và hữu ích để xác định vai trò và đóng góp của Việt Nam trên bàn đàm phán. Việt Nam có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn về xu thế trong tương lai, kịp thời điều chỉnh chiến lược tham gia và thực hiện của mình.

Cụ thể, từ góc nhìn quan hệ quốc tế, Việt Nam cần tiếp tục giữ vững lập trường kêu gọi sự tham gia của tất cả các bên vào mục tiêu cam kết trong giai đoạn mới. Đồng thời, Việt Nam cần hoàn thiện tốt những dự án trong khuôn khổ chương trình hợp để chứng minh với cộng đồng quốc tế thiện chí của Việt Nam cũng như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghị định thư kyoto và hợp tác quốc tế đối phó với biến đổi khí hậu (Trang 88 - 110)