Các sản phẩm du lịch văn hóa Chăm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác các giá trị văn hoá chăm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 54 - 70)

7 .Những đóng góp của luận văn

2.2. Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch văn hóa Chă mở tỉnh Ninh Thuận

2.2.2. Các sản phẩm du lịch văn hóa Chăm

2.2.2.1 .Du lịch lễ hội

Trong đời sống văn hóa của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, sinh hoạt lễ hội là một phần rất quan trọng, không thể thiếu. Đây được xem là những sinh hoạt văn hóa đặc sắc, sống động và rực rỡ, thể hiện đầy đủ, tổng hợp và rõ nét nhất đời sống sinh hoạt, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật… của cộng đồng. Hiện nay, theo thống kê, người Chăm ở

tỉnh Ninh Thuận có khoảng gần 100 lễ hội lớn nhỏ trong đời sống của mình. Cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận sở hữu một kho tàng lễ hội truyền thống phong phú và đặc sắc. Kho tàng này được tạo nên từ sự tổng hợp của nhiều lễ hội khác nhau. Trong đó, mỗi lễ hội đều có những vị trí và ảnh hưởng nhất định đối với đời sống và tình cảm của người dân. Đặc biệt tại Ninh Thuận có nhiều lễ hội truyền thống như:

- Lễ hội KaTê của người Chăm: là lễ hội lớn nhất của người Chăm ở Ninh Thuận, được tổ chức ngày 1 tháng 7 tính theo lịch người Chăm (khoảng tháng 9, 10 dương lịch).

- Lễ hội RaMưWan của người Chăm hồi giáo: cuối tháng 8, suốt tháng 9 - tháng Ramadan, tính theo lịch Hồi giáo, (khoảng trước, trong hoặc sau Tết Nguyên Đán của người kinh).

- Lễ Bỏ Mả của tộc người Raglai: diễn ra khoảng từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau (dương lịch), vào mùa khô, mùa rảnh rỗi sau khi mùa màng đã được thu hoạch.

- Lễ hội Ăn Đầu Lúa của tộc người Raglai: diễn ra đầu năm theo 5 năm, 7 năm hoặc 10 năm một lần. Lễ này mang tính chất cộng đồng gia tộc.

- Lễ hội Pô Nai: lễ hội Pô Nai diễn ra một ngày, nhằm ngày thứ 6 (Hồi giáo) thứ 2 (Bàlamôn giáo) trong các tháng 1,2,3 lịch Chăm (tương ứng với tháng 4,5,6 dương lịch).

- Lễ hội Cầu Ngư: được tổ chức hàng năm ở các làng biển: Mỹ Tân, Khánh Hội, Hải Chữ, Sơn Hải, Cà Ná nhằm tế thần Nam Hải ( Ông cá voi) và cầu làm biển được mùa.

- Lễ hội 16 tháng 4: ngày 16 tháng 4 năm 1975, tỉnh Ninh Thuận được giải phóng. Từ đó đến nay, ngày 16 tháng 4 trở thành ngày kỷ niệm lớn của tỉnh.

Ngoài ra, còn có các lễ hội: lễ hội Xuân Kỳ, Thu Tế (tế đình, miếu,...) tại các đình làng của người Kinh trong tỉnh.

Các lễ hội không chỉ thu hút khách trong tỉnh mà còn thu hút khách du lịch, các nhà nghiên cứu, nhà văn, báo, đài... trong và ngoài nước đến nghiên cứu, thưởng thức và đưa tin, đặc biệt là lễ hội Katê của đồng bào Chăm. Lễ hội Katê được người Chăm trong tỉnh tự tổ chức tại tháp Po Klaong Girai và những địa điểm khác, lần đầu tiên, Sở Thông tin – Truyền thông, Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch Ninh Thuận, phối hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Tổng cục Du lịch và nhiều tỉnh thành trong cả nước, đã cùng với cộng đồng này tổ chức Liên hoan văn hóa Chăm – Lễ hội Katê 2000. Đây là một sự kiện đặc biệt có sự kết hợp giữa lễ hội Katê với liên hoan văn hóa nghệ thuật gồm nhiều loại hình và tiết mục truyền thống đa dạng, đặc sắc của các cộng đồng Chăm đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước. Chính quyền và ngành du lịch địa phương nhằm hướng đến mục tiêu thu hút du khách và xây dựng lễ hội Katê cùng các giá trị văn hóa của người Chăm trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng. Từ đây, định kỳ hàng năm, chính quyền tỉnh Ninh Thuận lại phối hợp với cộng đồng người Chăm để tổ chức lễ hội Katê (đặc biệt là tại tháp Po Klaong Girai) và các hoạt động thu hút và khai thác du lịch.

Năm 2007, Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh đã tổ chức triển lãm nhiều hình ảnh về lễ hội Katê và một số lễ hội khác của người Chăm địa phương (chiếm phần lớn trong tổng số 32 hình ảnh về đời sống văn hóa Chăm được trưng bày) nhân dịp Festival Ninh Thuận. Cùng trong năm, cơ quan này tiếp tục phối hợp với nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Văn Bửuđể lần đầu tiên ấn hành tập bưu ảnh lễ hội (chủ yếu là lễ hội Katê) nhằm phục vụ khách tham quan du lịch. Ngoài ra, vào những ngày lễ hội diễn ra, ngành du lịch Ninh Thuận và các công ty, đơn vị du lịch khác trong và ngoài tỉnh cũng kết hợp đưa lễ hội Katê vào những chương trình đã có của mình, hoặc thậm chí thiết kế lễ hội thành một chương trình du lịch riêng để phục vụ và thu hút du khách..

Với những lễ hội khác như Rija nâgar, Ramâwan,… hoạt động khai thác du lịch về cơ bản vẫn chưa được các cơ quan, đơn vị du lịch của tỉnh quan tâm và xúc tiến. Tuy nhiên, ở những kênh du lịch không chính thức, các lễ hội này, kể cả lễ hội Katê, của cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận nhiều năm gần đây cũng đã được biết đến nhiều

hơn. Thông qua người thân, bạn bè, sách báo, truyền hình…, không ít du khách đã tự tìm đến các lễ hội này để tìm kiếm những điều mới lạ và thú vị.

Đến đây có thể thấy rằng, thời gian qua, các lễ hội của cộng đồng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, mà điển hình là lễ hội Katê, đã được khai thác nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch theo những cách khác nhau. Nhiều cơ quan, đơn vị du lịch trong và ngoài tỉnh đã chủ động tham gia vào hướng đi đầy triển vọng này, điều đó ít nhiều mang lại những kết quả nhất định cho ngành du lịch Ninh Thuận nói chung và các đơn vị du lịch nói riêng. Trước hết, lượng du khách đến với lễ hội Katê cũng như những lễ hội của người Chăm khác mỗi năm đã góp thêm một phần quan trọng thêm vào trong tổng số khách du lịch đạt được của ngành du lịch Ninh Thuận. Dù các cơ quan trong tỉnh chưa có những thống kê cụ thể, chính xác hằng năm, nhưng với những con số ước lượng cũng có thể phần nào thấy được kết quả thu về của ngành du lịch là rất đáng kể.

2.2.2.2. Du lịch tham quan di tích lịch sử

Ninh Thuận còn có những di tích cách mạng gắn với lịch sử kháng chiến hào hùng của quân và dân Ninh Thuận như:

- Di tích lịch sử núi Cà Đú, nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang –Tháp Chăm 5 km về phía Bắc, có độ cao 319m, là một ngọn núi nằm độc lập giữa đồng bằng, nhiều hang hốc đá sâu vào bên trong, cây cối cằn cỗi… do vị trí địa lý và địa thế hiểm trở trong hai cuộc kháng chiến, núi Cà Đú đã trở thành căn cứ chỉ đạo kháng chiến vững chắc, đã được UBND tỉnh Ninh Thuận xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1999.

- Di tích lịch sử Bẫy Đá Pinăng Tắc, tại triền núi Gia Trúc, xã Phước Bình, huyện Bác Ái. Đây là nơi ghi lại trận địa phục kích địch bằng bẫy đá trưa ngày 10/8/1961 của du kích Raglai Pinăng Tắc. Năm 1993, Bộ Văn hóa Thông tin đã xếp hạng khu vực Bẫy đá là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

- Di tích lịch sử Đề-Pô Hỏa Xa tháp Chàm, trên lộ trình đường sắt xuyên việt, tại giao lộ 27A đi Đà Lạt. Trong địa phận Phan Rang, ga tháp Chàm đầu thế kỷ XX là một quần thể hoạt động chuyên ngành đường sắt gọi là Sở Hỏa Xa bao gồm: Nhà ga, khu bảo trì, sửa chữa đầu máy toa xe, khu ở công chức; người dân quen gọi

là Đề-pô Hỏa Xa tháp Chàm. Đề-pô Hỏa Xa tháp Chàm là nơi hội tụ nhiều cá nhân ưu tú trong và ngoài tỉnh về làm việc.

- Căn cứ địa Bác Ái trong chiến tranh giải phóng đất nước, địa vực Bác Ái rộng, bao trùm toàn bộ vùng rừng núi phía bắc và tây bắc Ninh Thuận, là địa danh nổi tiếng ở Ninh Thuận trong sự nghiệp chiến tranh giải phóng miền Nam.

Đây chính là những địa chỉ hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu, các thanh niên của thế hệ tương lai đến nghiên cứu tìm hiểu học tập.

2.2.2.3 .Du lịch làng nghề

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh quyết định công nhận 3 làng nghề truyền thống: dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, dệt thổ cẩm Chung Mỹ và Gốm nung Bàu Trúc. Các làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Chăm. Sản phẩm làng nghề trước đây sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu trang phục, lễ hội và sinh hoạt của đồng bào Chăm. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập, nhu cầu về các sản phẩm truyền thống phục vụ du lịch ngày càng cao. Một số sản phẩm đặc trưng của địa phương có triển vọng gắn kết với việc phát triển ngành du lịch của địa phương như:

a) Sản phẩm gốm mỹ nghệ

Nét đặc trưng của nghề gốm Bàu Trúc là do đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân làm gốm tạo ra theo quy trình, kỹ thuật truyền thống; vật liệu chủ yếu là đất sét pha cát cùng với dụng cụ là những vòng tre, vỏ sò, ốc biển,… tạo thành những sản phẩm thể hiện nét văn hóa nghệ thuật gốm Chăm. Sản phẩm gốm mỹ nghệ với nhiều kiểu dáng. Trong đó kiểu dáng truyền thống vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay. Về sau người Chăm phát triển gốm trang trí, họa tiết phong phú, đa dạng về chủng loại như: lọ hoa, bình nước, đèn ngủ, đèn trang trí, các hình tượng văn hóa Chămpa,… được sử dụng trang trí nghệ thuật.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm gốm mỹ nghệ vừa qua đã từng bước được mở rộng, đặc biệt phục vụ nhu cầu khách du lịch trực tiếp tại làng nghề. Nhiều doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh đã xây dựng tour đưa khách du lịch trực tiếp tham quan làng nghề. Du khách đến làng nghề ngoài việc lựa chọn các sản phẩm

lưu niệm theo nhu cầu sở thích còn được trực tiếp xem các thao tác điêu luyện của các nghệ nhân làng nghề.

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng nhất là du khách đến tham quan, sản phẩm gốm mỹ nghệ tiếp tục triển khai công tác đào tạo nâng cao tay nghề để nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm gốm trang trí, bao bì đóng gói sản phẩm; thực hiện chuyển đổi công nghệ nung từ lò truyền thống sang lò nung sử dụng nguyên liệu trấu nhằm giảm tỷ lệ hư hỏng, tạo màu sắc, hoa văn đặc trưng, đồng thời hạn chế thải khí CO2 vào môi trường cũng như tiết kiệm nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.

b) Sản phẩm dệt thổ cẩm

Ngoài các sản phẩm truyền thống phục vụ nhu cầu sinh hoạt và lễ hội truyền

thống như: quần áo, khăn choàng, dây lưng,…Đến nay, từ các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống các nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề đã tạo ra nhiều sản phẩm phong phú với những hoa văn độc đáo, đa dạng với nhiều mẫu mã, kích cỡ vừa có giá trị sử dụng vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc. Các sản phẩm chủ yếu: tấm ra, khăn, chăn, túi xách, quần, áo, ba lô, cà vạt, bóp,…nhằm phục vụ nhu cầu khách du lịch tham quan trực tiếp tại làng nghề, các trung tâm du lịch lớn (TP. HCM, Lâm Đồng, Khánh Hòa...) và xuất khẩu sang một số nước.

Để đẩy mạnh phát triển sản phẩm mang bản sắc văn hóa Chăm, trong thời gian đến cần tổ chức các khóa đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo kỹ thuật dệt các hoa văn cổ, hoa văn truyền thống,…nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tập huấn nâng cao năng lực quản lý, hình thành các loại hình doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp làng nghề,…nhằm tập trung sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tập trung vốn đầu tư phát triển sản xuất gắn với hoạt động du lịch.

Ngoài các sản phẩm mang bản sắc văn hóa tộc người Chăm, Ninh Thuận còn có các sản phẩm ngành nghề truyền thống như: dệt chiếu cói (An Thạnh - Ninh Phước); chế biến nước mắm (Cà Ná - Ninh Phước, Đông Hải - Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Chữ - Ninh Hải,…); chằm nón.

Các sản phẩm mới phát triển trên địa bàn tỉnh có: tranh gỗ ghép, điêu khắc gỗ mỹ nghệ, sản phẩm mây tre đan, sản phẩm mỹ nghệ từ vỏ ốc, thêu ren, rượu vang nho,… do mới hình thành và phát triển nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời còn hạn chế về năng lực quản lý, ổn định chất lượng sản phẩm, công tác quảng bá xúc tiến thương mại…

2.2.2.4 .Du lịch tín ngưỡng, tâm linh

- Chùa: trên địa bàn tỉnh có 96 ngôi chùa, các ngôi chùa có nhiều khách tham quan là chùa Tỉnh Hội, chùa Diệu Ấn, chùa Trà Cang, tịnh xá Ngọc Ninh và Chùa Ông (của người Hoa lập).

- Đình: đến nay toàn tỉnh đã có 5 đình cổ được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch xếp hạng di tích quốc gia, đó là: Đình Vạn Phước (1999), đình Dư Khánh (1999), đình Văn Sơn (1999), đình Đắc Nhơn (1999), đình Thuận Hòa (2001) và hai di tích đang làm thủ tục đề nghị Bộ văn hóa xếp hạng (đình Khánh Nhơn, miếu Xóm Bánh).

- Đền: đền thờ nữ thần xứ Pô Inư Nưgar ở xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước. - Tháp Chăm: đặc biệt tại Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chăm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là các cụm tháp sau:

+ Tháp Pô KLông Garai ở Phan Rang: là một quần thể tháp Chàm nằm trọn vẹn trên ngọn đồi có tên là Đồi Trầu, trên lộ trình đường sắt Bắc Nam, nằm sát quốc lộ 27A đi Đà Lạt, cách TP. Phan Rang – Tháp Chàm 7 km về phía Tây. Đây là cụm tháp được xây dựng từ thế kỷ XIII để thờ vị vua Chăm trị vì xứ Panduranga (Ninh Thuận ngày nay). Hiện nay cụm tháp còn nguyên vẹn về cả công trình kiến trúc lẫn việc tổ chức thờ phượng, cúng kính của người Chăm.

+ Tháp Pô RôMê: cách Phan Rang – Tháp Chàm 25 km về phía Tây Nam. Tháp Pô Rômê là một tháp cổ còn khá nguyên vẹn ở Ninh Thuận ngày nay. Tháp được xây dựng khoảng thế kỷ XVII trên một ngọn đồi thuộc làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, người Chăm xây dựng tháp để thờ Pô Rômê (1627 - 1651), là một vị vua có công phát triển nông nghiệp, thủy lợi ở vùng Panduranga.

- Tháp Hòa Lai: cụm tháp Hòa Lai nằm sát quốc lộ 1A, cách Phan Rang -Tháp Chàm 15 km về phía Bắc. Đây là cụm tháp được xây dựng từ thế kỷ thứ IX. Cụm tháp Hòa Lai là một quần thể rất có giá trị về kiến trúc và điêu khắc của người Chăm..

2.2.2.5 . Ẩm thực du lịch Chăm

Quan niệm chính của người Chăm trong ăn uống là giúp cơ thể phát triển và thể hiện tính hiếu khách, nói nôm na “ăn để sống” chứ không phải “sống để ăn” điều ấy được thể hiện trong các câu tục ngữ:

Bâng takik plêh lawik bâng wơk Bâng ralô jamưô bân jhak

Tạm dịch:

Ăn ít để sau ăn nữa

Ăn nhiều ói mửa dơ dáy nhuốc nhơ.

Người Chăm ở Ninh Thuận theo hai tôn giáo chính: Bàlamôn và Hồi giáo Bàni, ngoài ra có một bộ phận nhỏ theo đạo Hồi giáo Islam, bộ phận này được tách ra từ Hồi giáo Bàni, du nhập vào tỉnh ta từ những năm 60 của thế kỷ XX. Hai giáo phái chính trên kiêng thịt như người dân nước Ấn Độ. Các vị chức sắc ăn bốc như người nước Ảrập, cũng đã được Chăm hóa, có vị dùng muỗng (sanuai) vì lúc nào trong bữa ăn của người Chăm đặc biệt trong mâm lễ vật cúng lúc nào cũng có món canh rau nước xáo thịt (dê, gà, trâu). Tín đồ các giáo phái theo điều luật của giáo hội phải kiêng cữ không khác gì đội ngũ chức sắc. Khi ăn, nam ngồi xếp bằng (Trah canăr), nữ ngồi duỗi tréo một chân ra phía sau (Jauh cangua). Khi ăn dùng đũa, muỗng để gắp, múc thức ăn. Với những thức ăn không chan nước canh, người phụ nữ Chăm hay dùng tay bốc ăn như người nước Ảrập. Người Chăm ít khi ăn mỡ, có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác các giá trị văn hoá chăm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 54 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)