Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa Chăm Ninh Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác các giá trị văn hoá chăm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 93 - 95)

7 .Những đóng góp của luận văn

3.2. Những giải pháp cụ thể phát triển du lịch văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận

3.2.2. Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa Chăm Ninh Thuận

3.2.2.1. Phương pháp và quan điểm phát triển sản phẩm

- Tập trung xây dựng hệ thống sản ph ẩm du lịch đặc trưng trên cơ sở phát huy các giá trị tài nguyên du lịch độc đáo , đặc sắc, có thế mạnh nổi trô ̣i . Hình thành rõ nét các sản phẩm phù hợp nhu cầu và xu hướng thị trường, có định hướng theo từng giai đoạn.

- Đầu tư có trọng tâm, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, có thương hiệu.

- Tăng cường tính liên kết để phát triển các sản phẩm du lịch mạnh, có tính cạnh tranh cao, tránh trùng lặp.

3.2.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

du lịch vì có những nét đặc sắc riêng. Trên cơ sở những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của người Chăm như: đền tháp, cộng đồng người Chăm, nghệ thuật diễn xướng dân gian, làng nghề gốm cổ truyền Bàu Trúc, làng nghề thổ cẩm Mỹ Nghiệp, tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo và mang nét đặc trưng riêng của tỉnh có sức hấp dẫn mạnh mẽ, cần phát triển du lịch văn hóa Chăm gắn với làng nghề dệt và gốm Chăm, tiếp tục trùng tu, tôn tạo cảnh quan và đưa vào khai thác hệ thống 3 đền tháp Pô KLông Garai, Pô RôMê, Hòa Lai, đền thờ nữ thần xứ sở Pô Inư Nơgar.

Bên cạnh loại hình du lịch tham quan, ngành du lịch Ninh Thuận nên xây dựng và phát triển loại hình du lịch Homestay (du lịch ở tại nhà của người dân) đối với hoạt động du lịch văn hóa truyền thống của người Chăm. Hình thức du lịch homestay không mới, nhưng gần như chưa phổ biến ở Ninh Thuận, trong khi vùng đất này có đầy đủ yếu tố để vận dụng loại hình du lịch thú vị này.

Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và làng gốm lớn nhất Đông Nam Á Bàu Trúc là hai ''mỏ vàng'' của du lịch Ninh Thuận, và còn nữa những ngôi làng. Tuy nhiên, muốn như vậy, ngành này và các công ty du lịch phải liên kết và phối hợp thật chặt chẽ, sâu rộng với người Chăm tại các thôn làng. Quy hoạch, phát triển các làng nghề không hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, tự phát triển, tự sản xuất và tìm đầu ra mà phải có tổ chức, có hợp tác xã,…để phát triển một cách đồng bộ, chúng ta có thể học hỏi cách làm du lịch của người Thái ở bản Lác. Đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ du lịch trong làng như phòng trưng bày, an ninh, môi trường xanh sạch. Nghiên cứu tạo sản phẩm làng nghề đặc sắc, tinh xảo, hấp dẫn để phục vụ du khách và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Người dân làng nghề có kiến thức chung về nghiệp vụ du lịch và khả năng giao tiếp với du khách.

Kết hợp du lịch lễ hội với các giá trị và loại hình du lịch văn hóa khác của người Chăm (làng gốm, làng dệt, biểu diễn ca – múa – nhạc…), cũng như với các sản phẩm du lịch biển, thác, suối, rừng… của địa phương.

Tổ chức các họat động du lịch thiên nhiên gắn với tìm hiểu đời sống văn hóa dân tộc và truyền thống đấu tranh anh dũng của đồng bào dân tộc thiểu số Răglay

như thăm nhà truyền thống Bác Ái, bẫy đá Pinăng Tắc…trên cơ sở tôn tạo và phục hồi các di tích.

3.2.2.3. Định hướng liên kết phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác các giá trị văn hoá chăm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 93 - 95)