Giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong du lịch Ninh Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác các giá trị văn hoá chăm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 103 - 114)

7 .Những đóng góp của luận văn

3.2. Những giải pháp cụ thể phát triển du lịch văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận

3.2.7. Giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong du lịch Ninh Thuận

đồng người Chăm và các công ty du lịch để xây dựng nên những loại hình du lịch văn hóa phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Cùng với đó, cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực để có thể đáp ứng được cho các hoạt động khai thác du lịch lễ hội của người Chăm.

3.2.7. Giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa Chăm trong du lịch Ninh Thuận Thuận

- Trong khai thác du lịch các giá trị của văn hoá của người Chăm, chính quyền và ngành du lịch cần phải thể hiện thái độ tôn trọng, ý thức bảo vệ và cần có những biện pháp riêng phù hợp, đồng thời, phải luôn luôn đặt vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa lên hàng đầu, xem những kết quả đạt được trong lĩnh vực này là yêu cầu quan trọng nhất và những tác động tiêu cực đối với văn hóa là yếu tố cần hạn chế, loại bỏ trước tiên. Nói cụ thể hơn, khai thác du lịch văn hóa của người Chăm không chỉ đơn thuần là kinh doanh, mà phải hướng đến mục đích quan trọng hơn nhằm mang lại cho mọi người những hiểu biết và ý thức bảo tồn đối với văn hóa của người Chăm. Đặc biệt chú trọng bảo tồn văn hóa Chăm ở hai hình thái là vật thể và phi vật thể.

- Các công trình kiến trúc đền, tháp, các pho tượng, các bức phù điêu trang trí trong các tháp thì các ngành, các cấp có liên quan cần vận động bà con người Chăm nâng cao ý thức trách nhiệm cùng với các cấp, các ngành giữ gìn, tôn tạo và bảo quản. Chữ viết của dân tộc, nên tôn trọng chữ viết Chăm truyền thống (Akhar Thrah). Ngoài việc dạy cho học sinh ở bậc tiểu học, cần phát triển rộng hơn, đồng thời phát hành các tạp chí, đặc san, chuyên đề.… Ninh Thuận hiện có quần thể kiến trúc mang nét riêng độc đáo được xây dựng từ thế kỷ XIII - XIV, trong đó có 3 cụm tháp nổi tiếng là Po Klong Giarai, Po Rome và Hòa Lai, hầu như còn nguyên vẹn. Các cụm tháp này đều đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia và được trùng tu, tôn tạo từ những năm 1990 - 1991. Sau khi trùng tu, những nơi này trở thành điểm đến của nhiều du khách. Hiện nay tỉnh Ninh Thuân vẫn đang tiếp tục trùng tu nhiều tượng đài, tháp cổ, nhà truyền thống bốn mái hoàn toàn bằng đất, xây dựng

thêm các địa điểm hành lễ dưới chân tháp nhằm phát triển thêm ngành du lịch tỉnh. Về tu sửa và xây dựng các công trình kiến trúc đền, tháp, xây dựng và phục hồi nhà cổ truyền của đồng bào Chăm, trước khi xây dựng, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà dân tộc học, các chức sắc, nhân sĩ, trí thức người Chăm có am hiểu về lĩnh vực này để tránh những những thiếu sót, sai lầm.

- Đối với các loại hình nghệ thuật như văn học, thơ ca, múa, nhạc cần được nghiên cứu, sưu tầm, nâng cao và phổ biến rộng rãi để đồng bào hiểu và có ý thức giữ gìn. Những người làm trong các lĩnh vực này cần được quan tâm quy hoạch, đào tạo, bố trí và sử dụng hợp lý. Viết bằng chữ Chăm (Akhar Thrah) ở trên tất cả các lĩnh vực để những người học chữ Chăm có cơ hội trau dồi ngôn ngữ. Quan tâm xây dựng các nhà làng ở các làng Chăm để có nơi cho các chức sắc và các già làng sinh hoạt, giao lưu nhằm để hiểu biết lẫn nhau…

- Một số nghi lễ trong tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào Chăm còn cầu kỳ, kéo dài thời gian, tốn kém và ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường..., cần thông qua ông Cả sư trong tín ngưỡng, tôn giáo để vận động người dân thực hiện đơn giản, tiết kiệm hơn, tất nhiên vẫn bảo đảm đầy đủ các nghi thức trong một nghi lễ. Ngoài ra, cần vận động bà con thực hiện nếp sống mới văn hoá lành mạnh....

- Bên cạnh việc tôn tạo các đền, tháp, ca múa nhạc Chăm cũng đang cần được bảo tồn.Các nhạc sĩ, biên đạo cần có những đợt điền dã, đi sâu vào các vùng đồng bào Chăm để nghiên cứu cơ bản về nghệ thuật âm nhạc và múa dân gian Chăm, từ đó sẽ chọn lọc và sử dụng những cung bậc, động tác cơ bản của gốc rễ đích thực dân gian Chăm vào việc sáng tác những tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật, mang hơi thở của thời đại. Tăng cường đầu tư cho Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm Ninh Thuận, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng trong các làng Chăm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi để góp phần vào xây dựng đời sống tinh thần của bà con Chăm trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Phong trào này sẽ là cái nôi bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống Chăm.

Tăng cường đầu tư xây dựng, củng cố trung tâm nghiên cứu văn hoá Chăm Ninh Thuận để trung tâm thực sự trở thành nơi nghiên cứu, cung cấp tư liệu văn hoá

dân gian Chăm về mọi mặt. Nguồn lợi nhuận thu được từ hoạt động khai thác du lịch văn hóa của người Chăm phải được phân chia một cách hợp lý và công bằng giữa các bên là chính quyền, ngành du lịch địa phương - các công ty du lịch - cộng đồng người Chăm. Trong đó, phần chủ yếu cần được dùng vào mục đích tái phục vụ cho việc bảo tồn, duy trì các giá trị văn hóa.

Tất cả những việc làm trên cần thực hiện thường xuyên, là trách nhiệm của toàn thể các thành viên trong cộng đồng và các ngành, các cấp có liên quan. Có như thế, công tác bảo tồn và phát huy và phát triển bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Chăm Ninh Thuận mang lại hiệu quả cao hơn, góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá Việt Nam; thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX) về công tác dân tộc: “Làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy các giá trị, truyền thống tốt đẹp trong văn hoá các dân tộc”.

Tiểu kết chương 3

Ninh Thuận nằm ở ngã 3 của vùng trọng điểm du lịch cả nước Đà Lạt -Phan Rang - Nha Trang, được xác định là một trong những trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước...bên cạnh đó có một hệ thống giá trị văn hóa Chăm đặc sắc.Tuy nhiên, so với Nha Trang và Bình Thuận, du lịch Ninh Thuận vẫn chưa thực sự khởi sắc. Các giá trị văn hóa Chăm cũng đã khai thác trong hoạt động du lịch vùng nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên đây là những giải pháp mà luận văn muốn góp phần nhỏ vào công tác khai thác các giá trị văn hóa Chăm tại Ninh Thuận vào hoạt động du lịch vùng. Từ đó hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa đã có và phát triển những sản phẩm du lịch văn hóa mới, thú vị nhưng vẫn đúng với giá trị ban đầu nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.

KẾT LUẬN

Ninh Thuận là nơi mà các giá trị văn hóa của người Chăm còn lưu giữ trọn vẹn nhất. Thiết chế này được xem như sự hội tụ, kết tinh và thăng hoa của nhiều giá trị bản sắc văn hóa, thể hiện đầy đủ, tổng hợp và rõ nét nhất đời sống sinh hoạt, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật… của cộng đồng người Chăm địa phương.

Với những giá trị và đặc điểm như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa ở Việt Nam, mà trực tiếp là ở tỉnh Ninh Thuận trong nhiều năm qua, nơi đây đã trở thành một trong những yếu tố thu hút sự quan tâm đầu tiên của du khách và các đơn vị du lịch khi đến với vùng đất này cũng như đến với nền văn hóa Chăm. Điều đó một mặt tạo nên những nét mới trong hoạt động du lịch, đưa hoạt động du lịch văn hóa Chăm trở thành một đặc trưng rất quan trọng và mang tính tiêu biểu của địa phương. Văn hóa dân gian Chăm Ninh Thuận tiềm năng du lịch to lớn chưa được đánh thức. Mặc dù vậy ở bên ngoài những danh lam thắng cảnh, những địa danh văn hóa Chăm ở Ninh Thuận như : Tháp Chàm Phan Rang” (Tower Phan Rang)”, Làng Chăm Tuấn Tú” (Tuân Tu Village)", Bảo tang thuộc trung tâm văn hóa Chăm Ninh Thuận "(Cham Cultural Museum Of Ninh Thuận)" … đã được các công ty du lịch quốc tế giới thiệu, in trong sách hướng dẫn du lịch. Đặc biệt các tháp Chăm ở Miền Trung đã trở thành địa chỉ đỏ của các công ty du lịch lữ hành uy tín như Việt Nam Tourist, Sài Gòn Tourist, Peace Tourist … Đó là những điều kiện thuận lợi cho du lịch Ninh Thuận.

Huyện Ninh Phước có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất tỉnh Ninh Thuận. Toàn huyện có gần 40.000 người Chăm sinh sống tại 20 thôn, khu phố, chiếm 30% dân số địa phương. Các xã có đông người Chăm sinh sống là Phước Hữu, Phước Thái, Phước Dân, An Hải. Ninh Phước có hai làng nghề truyền thống là dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và gốm Bàu Trúc được Nhà nước đầu tư trên 20 tỉ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng và nhà trưng bày sản phẩm. Làng gốm Bàu Trúc nằm cách thành phố Phan Rang-Tháp Chàm khoảng 10 km về hướng Nam. Về Bàu Trúc, du khách được chiêm ngưỡng nét đẹp của những người phụ nữ Chăm làm ra sản phẩm đất nung phục vụ sinh hoạt gia đình, đồng thời làm gốm mỹ nghệ phục vụ nhu cầu

mua sắm quà lưu niệm với hàng trăm loại sản phẩm. Du khách trong và ngoài nước khen ngợi sự khéo léo tài hoa của phụ nữ Chăm đã tạo ra những tác phẩm đất nung độc đáo. Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng Bàu Trúc là làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á. Tuy vậy, hiện nay du lịch Ninh Thuận vẫn vắng khách, chỉ có rải rác một vài khách nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu văn hoá Chăm.

Nhiều điểm di tích và danh thắng văn hóa có giá trị chưa được tiếp cận khai thác đúng hướng. Thủ tục hành chính đối với khách nước ngoài còn rườm rà. Một khó khăn thực sự đối với tỉnh Ninh Thuận chưa có kế hoạch phát triển du lịch văn hóa rõ nét, do vậy môi trường văn hóa cho phát triển du lịch chưa được xác lập. Muốn du lịch Ninh Thuận phát triển cần thực hiện đồng bộ giữa các ngành, các cấp, địa phương, trung ương và việc tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch tại các điểm du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, đòi hỏi các ngành cấp địa phương phối hợp chặt chẽ ,tránh sự chồng chéo nhằm khai thác tất cả nguồn lợi để phát triển du lịch bền vững. Khuyến khích cộng đồng người Chăm tham gia tích cực vào hoạt động du lịch, taọ nên sản phẩm du lịch đặc thù. Mặt khác cần tạo ra mặt bằng pháp lý (Pháp lệnh du lịch) cũng như huy động mọi nguồn lực của địa phương trong nước và ngoài nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho khách du lịch có thể tới các điểm du lịch văn hóa một cách thuận lợi và nhanh chóng. Tóm lại, những tiềm năng thách thức, khó khăn của Ninh Thuận là có thực. Do vậy để phát triển du lịch, Ninh Thuận cần quán triệt đường lối đã được chỉ ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng : “Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh”. Phát triển du lịch cần chú trọng việc nghiên cứu đề xuất những trọng tâm phát triển cho từng giai đoạn, chú trọng đề xuất những loại hình du lịch mới phù hợp với nhu cầu thị trường :

- Đầu tư nâng cấp, tu bổ, tôn tạo có trọng tâm các di tích lịch sử, văn hoá lễ hội truyền thống phong tục tập quán… của địa phương, nhằm bảo vệ, gìn giữ những

giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể.

- Phát triển các nghề thủ công truyền thống, chú trọng thổi hồn vào các làng nghề để hoạt động của các làng nghề được tự nhiên và đem lại hiệu quả về mặt kinh tế cũng như những giá trị văn hoá để cung cấp những sản phẩm lưu niệm độc đáo và có hồn cho khách du lịch nhằm đạt mục tiêu về kinh tế cũng như những giá trị văn hoá cho khách du lịch.

- Tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân thông qua các lớp tập huấn, các khoá học có liên quan đến du lịch và văn hoá ứng xử trong kinh doanh du lịch, ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ, tôn tạo và xây dựng các giá trị văn hoá truyền thống, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch.

- Ban hành cơ chế chính sách phối kết hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh để tạo dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn và thân thiện. Tạo điều kiện và khuyến khích cho các công ty lữ hành giới thiệu các sản phẩm du lịch văn hóa Chăm đến với du khách.

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phong cách phục vụ của các thuyết minh viên, cán bộ công nhân viên và người dân tại các điểm du lịch văn hóa Chăm về các kiến thức lịch sử, văn hoá và trình độ ngoại ngữ.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá đối với những sản phẩm du lịch văn hoá đã đang và sẽ đưa vào khai thác sử dụng nhằm thu hút khách du lịch đến Ninh Thuận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1992) Việt Nam văn hoá sử cương. NXB.TP.Hồ Chí Minh 1992

2. Ban tư tưởng – Văn hóa trung ương (2006), Tài liệu hỏi – đáp về nghị quyết đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia.

3. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2003),

Từ điển bách khoa Việt Nam, Tập III, Nxb Từ điển Bách khoa.

4. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2011), Văn bản pháp quy về Văn hoá, Thể thao, Du lịch và gia đình.

5. Phan Xuân Biên (1990), Người Chăm ở Thuận Hải, Sở Văn hóa-Thông tin Thuận Hải.

6. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), Văn Hóa Chăm, Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Trương Quốc Bình (2010), Việt Nam công tác quản lý di sản văn hoá, Du Lịch Việt Nam, Số 7, tr 58 - 59.

8. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch,

Nxb Văn hoá Thông tin.

9. Trường Chinh (1949) Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam, Hội văn nghệ Việt Nam.

10.Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hoá trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Nxb Trẻ.

11.Ngô Văn Doanh (1994), Văn hóa Champa, Văn hóa thông tin, Hà Nội. 12.Ngô Văn Doanh (2002), Văn hóa cổ Chămpa, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 13.Ngô Văn Doanh (2006), Lễ hội chuyển mùa của người Chăm, Trẻ, TPHCM. 14.Trịnh Xuân Dũng (2009), Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch, Hà

Nội.

15.Phạm Vũ Dũng (1999), Nhận diện mấy vấn đề văn hóa, Văn hóa thông tin, Hà Nội.

16.Nguyễn Hồng Dương (2007), Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận hiện nay, Khoa học xã hội, Hà Nội.

17.Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ năm ban chấp hành trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia.

18.Huỳnh Thị Mỹ Đức (2002), “Suy nghĩ về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hoạt động du lịch”, Khoa học xã hội, 6 (58), tr.82-85

19.Mạc Đường (1992), “Các thời kỳ lịch sử của văn hóa Chăm”, Khoa học xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác các giá trị văn hoá chăm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 103 - 114)