Giải pháp về nhân lực du lịch văn hóa Chăm Ninh Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác các giá trị văn hoá chăm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 99 - 100)

7 .Những đóng góp của luận văn

3.2. Những giải pháp cụ thể phát triển du lịch văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận

3.2.4. Giải pháp về nhân lực du lịch văn hóa Chăm Ninh Thuận

- Cung cấp một cách đầy đủ và chuẩn xác về nội dung, ý nghĩa của các giá trị văn hóa Chăm cho đội ngũ hướng dẫn viên tại các điểm du lịch. Tốt nhất nên tuyển dụng và đào tạo một số người Chăm để làm công việc hướng dẫn và giới thiệu tại các giá trị văn hóa. Trang bị cho đội ngũ nhân viên làm việc trong các hoạt động du lịch của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận những hiểu biết cần thiết về các quy tắc, chuẩn mực trong ứng xử với văn hóa.

- Tăng cường nhận thức và đổi mới công tác quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch, nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý hiện đại. Đổi mới công tác tuyển chọn lao động. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực trong ngành, đảm bảo cho nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. Có chính sách ưu đãi thu hút các nhà quản lý giỏi, lao động nghề có trình độ cao. Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách cho công tác đào tạo . Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch (25-30%). Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh phải xuất phát từ công cuộc đổi mới và đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển ngành du lịch quốc gia và của tỉnh; là hướng ưu tiên đặc biệt nhằm tạo sự phát triển vượt bậc của nhân lực du lịch để phát huy vai trò là yếu tố quyết định sự nghiệp phát triển ngành, biến thành lợi thế của tỉnh và năng lực cạnh tranh để hội nhập quốc tế vững chắc, có hiệu quả và gắn kết với thị trường lao động du lịch khu vực và thế giới.

- Thực hiện công bằng xã hội trong phát triển nhân lực ngành du lịch, kết hợp hài hoà giữa đảm bảo phúc lợi xã hội với sử dụng tính tích cực của cơ chế thị

trường và hiệu quả kinh tế-xã hội, đảm bảo bình đẳng về cơ hội phát triển nhân lực du lịch cho tất cả các dân tộc và nhóm xã hội. Đa dạng hóa hình thức, loại hình đào tạo; coi trọng đào tạo nghề, quan tâm hơn đào tạo truyền nghề, đào tạo tại chỗ, ưu tiên phát triển nhân lực bậc cao, có kỹ năng phục vụ trực tiếp, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu lao động du lịch và nhân lực du lịch ở các vùng chưa phát triển.

- Phát triển nhân lực ngành du lịch của tỉnh phải xã hội hoá và là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó ngành du lịch là nòng cốt. Chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh thực hiện quản lý vĩ mô, định hướng, thực hiện các chương trình giáo dục hướng nghiệp và giáo dục toàn dân về du lịch, hỗ trợ bồi dưỡng phát triển nhân tài và thực hiện công bằng xã hội trong phát triển nhân lực ngành du lịch. Đào tạo nghề du lịch do người lao động và người sử dụng lao động thực hiện là chính. Lồng ghép đào tạo du lịch với các chương trình phát triển khác của tỉnh, chú trọng hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế trong phát triển nhân lực ngành du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác các giá trị văn hoá chăm phục vụ phát triển du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)