Quan điểm khai thác cái hiện dạng một cách đa dạng và sống động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tàng dân tộc học việt nam và giới thiệu tết trung thu của hàn quốc, nhật bản, việt nam (Trang 27 - 33)

Quan điểm này có tính chất làm kim chỉ nam như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình triển khai các hoạt động của bảo tàng trong đó có hoạt động tổ chức tết Trung thu. Bảo tàng xác định việc giới thiệu, khai thác các yếu tố văn hóa

dân gian đi từ cái hiện dạng/ đời thường và đáp ứng tiêu chí đa dạng, sống động. Đây là mấu chốt để thu hút khách tham quan và mang ý nghĩa xã hội

cao. BTDTHVN đã triển khai tổ chức các hoạt động bám sát các quan điểm

“Tiếp cận hiện vật trong cái nhìn tổng thể, gắn chặt với con người, với đời sống hàng ngày, với mơi trường sinh thái của chúng. Nói cách khác, hiện vật thể hiện con người - đời sống - mơi trường. Hiện vật là văn hóa… Nói đến bảo tàng thường nghĩ đến cái cũ, “cái cổ”, “cái đã qua” cùng với những hình ảnh lớp bụi phủ của thời gian trước những đống cổ vật. Quan điểm và cách tiếp cận mới của loại hình bảo tàng dân tộc học khơng phải là như vậy. Có thể nói là hồn tồn khác.”[11, tr.51]. Chính vì vậy, quan điểm giới thiệu văn hóa truyền

thống khơng phải là cái gì xa xưa, cổ kính mà chính là cuộc sống đời thường, cái hiện dạng/ đương đại người dân đang duy trì và thực hành. DSVHPVT

biểu hiện qua các câu chuyện đời thường bởi vậy mỗi hiện tượng văn hóa bảo tàng lựa chọn ln giới thiệu gắn với những câu chuyện đời thường. Chương trình tết Trung thu 2012, chúng tôi đã mời người dân ở Hội An đến trình diễn cách làm bánh tráng đập. Khi đặt vấn đề mời họ đến bảo tàng, chính họ đã khơng tin và băn khoăn nói: “việc làm bánh tráng đập có gì đâu mà phải trình diễn, hằng ngày tơi vẫn làm ra hàng trăm cái để bán, có mấy ai hỏi đâu, chắc chắn chẳng ai quan tâm mà…” (chị Nguyễn Thị Sáu, 45 tuổi ở Hội An). Trong

suốt những ngày trình diễn tại BTDTHVN chị Sáu đã gặp gỡ hàng nghìn cơng chúng và chia sẻ hàng chục câu chuyện của chính chị. Cơng chúng có cơ hội hiểu rõ cách thức làm bánh, bí quyết làm bánh từ khâu chọn gạo, ngâm gạo đến cách tráng bánh, cuộc sống của người đi bán bánh tráng đập, những khó khăn trong nghề, những niềm vui trong nghề, kiến thức dân gian giúp họ thành cơng… Ở đây, chủ thể văn hóa được tạo điều kiện để trực tiếp giao lưu với công chúng qua các câu chuyện đời thường mà rất đáng trân trọng. Chính từ việc làm này, người dân đã nhận thức được giá trị văn hóa của dân tộc mình và từ đó thêm tự hào, u q các DSVHPVT. Chị Sáu chia sẻ khi kết thúc: “Tôi vui quá, công việc đơn giản mà đến đây được nhiều người quan tâm. Họ rất thích thú khi làm thử và nghe tơi nói chuyện. Có cả mấy ơng Tây cũng xem và ngồi ăn thử đấy. Đặc biệt, bọn trẻ ở đây hỏi nhiều lắm. Mấy đứa nhỏ mà cũng quan tâm ghê. Về nhà tôi sẽ kể với gia đình tơi”. Vào dịp tết Trung thu 2007 chúng tơi đã phối hợp tổ chức cùng với Bảo tàng Dân gian quốc gia Hàn Quốc. Trước khi thống nhất các nội dung về tết Trung thu của Hàn Quốc đưa sang Việt Nam giới thiệu chúng tơi đã có những trình bày và thảo luận. Trên cơ sở đã tiến hành nghiên cứu ở nhiều góc độ như tài liệu sách, phỏng vấn người dân, nghiên cứu tại điểm (theo chân một gia đình tại làng Andong), hỏi các chuyên gia, quan sát… về phía Việt Nam đưa ra nội dung giới thiệu liên quan chủ yếu đến tết Trung thu hiện nay ở Hàn Quốc như thế nào. Chẳng hạn, thể hiện qua những thước phim, hình ảnh về tết Trung thu của gia đình ơng Lee Won Tae ở Andong, qua trích giọng nói của người dân về trung thu, qua báo chí nói về trung thu đương đại, qua những hoạt động trình diễn của người dân địa phương… Nhưng đã gặp phải ý kiến cho rằng làm như vậy thì người dân Việt Nam sẽ hiểu nhầm về tết Trung thu ở Hàn Quốc. Chúng tơi đã phân tích và chia sẻ rằng người dân Việt Nam cũng như các nước khác mong muốn hiểu biết về văn hóa Hàn Quốc qua tết Trung thu hiện nay thế nào, những thơng tin, hình ảnh có địa chỉ chính xác, có câu chuyện của người dân- chủ thể văn hóa đang nắm giữ văn hóa - là những yếu tố tạo niềm tin, gây hấp dẫn với người xem. Điều này thuyết phục và nhận được đa số các ý kiến ủng hộ. Quan trọng hơn, các nội dung đó khi triển khai đã nhận được sự thích thú của cơng chúng,

của chính người tham gia giới thiệu (chủ thể văn hóa), của các cán bộ ở Bảo tàng Dân gian quốc gia Hàn Quốc. Bà Kim Won Lee nói: “ thật vui, tơi thấy người Việt Nam rất thích thú tìm hiểu tết Trung thu của Hàn Quốc qua xem trưng bày, video về gia đình ơng Lee, tham gia các hoạt động trải nghiệm làm bánh Songpeon do người địa phương hướng dẫn… Theo kết quả phiếu tham

khảo ý kiến khách tham quan có đến 90% khách cho rằng họ đã hiểu thêm về văn hóa Hàn Quốc qua phịng trưng bày, các hoạt động trình diễn trong lễ hội. Như vậy, cái “đời thường”/ cái hiện tại chính là văn hóa. Cái “đời thường” được khai thác đúng lúc, đúng nơi, đúng người sẽ trờ thành “phi thường” bởi nó chứa đựng bao giá trị văn hóa đáng được nâng niu, trân trọng và gìn giữ.

Cùng với việc triển khai hoạt động bám sát các quan điểm trong nghiên cứu, trưng bày là giới thiệu cái hiện dạng/ cái đời thường, BTDTHVN luôn tổ chức hoạt động theo tiêu chí đa dạng, sống động. “ BTDTHVN là bảo tàng

đầu tiên ở Việt Nam mở ra những hoạt động mới trong việc thực hiện đa dạng hóa hoạt động bảo tàng, thậm chí đi trước cả nhiều bảo tàng ở khu vực. Đặc biệt, đó là tổ chức tại bảo tàng các hoạt động trình diễn nghề thủ cơng và văn nghệ dân gian của các dân tộc” [7, tr.21]. Trên thực tế, cơng chúng sẽ ít quay lại bảo tàng nếu chúng ta chỉ có những trưng bày cũ kỹ, hiện vật cố định mang theo cảm giác nhàm chán, buồn tẻ, không đáp ứng được nhu cầu của du khách. Điều quan trọng để thu hút được công chúng bảo tàng cần tạo hơi thở, sức sống mới, sự năng động qua các hoạt động. Tính từ cuộc trình diễn đầu tiên vào năm 2000 trong chương trình Trình diễn văn hóa dân gian của chúng ta

cho đến nay BTDTHVN đã liên tục tổ chức được hàng trăm các hoạt động như thế. Trong số đó, bảo tàng đã chắt lọc lựa chọn giới thiệu một số hoạt động mang tính sự kiện thường niên như tết Nguyên Đán, tết Trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6… Qua nhiều năm tổ chức giới thiệu tết Trung thu trở thành một sự kiện thường niên, qui mô ngày càng phát triển, thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngồi nước. Chương trình Trung thu 2007: Ngày hội văn hóa Việt - Hàn đã thu hút được gần 40 nghìn khách; chương trình Trung thu 2008: Ngày hội dành cho trẻ thơ đã có trên 20 nghìn khách tham gia; Trung

thu 2009: Sắc màu Việt - Nhật có gần 20 nghìn khách; Trung thu 2010: Sắc màu Việt - Trung gần 20 nghìn. Bảo tàng chủ trương khai thác các yếu tố văn

hóa dân gian trong nội dung của sự kiện này một cách đa dạng, sống động và thể hiện nhiều dạng thức khác nhau của DSVHPVT. Về sự đa dạng trong nội dung có thể phân loại ra bốn dạng hoạt động cơ bản sau: trình diễn/ biểu diễn như múa nông dân (nongga), múa Ganggangsulle (Hàn Quốc - 2007), múa Yosakoi (Nhật Bản - 2009), múa lân sư rồng (Việt Nam - 2010), hát dân ca, chơi bài chịi (Việt Nam - 2012)… trình diễn và hƣớng dẫn làm đồ chơi dân

gian: làm mặt nạ, làm diều, hộp giấy (Hàn Quốc - 2007), làm giấy, làm quạt

(Nhật Bản - 2009), làm đèn Trung thu, ông tiến sỹ, tàu thủy sắt tây (Việt Nam - 2007 đến 2012)…; trình diễn và thi đấu trị chơi dân gian: các trò chơi

dân gian Việt - Hàn (2007), trò chơi Việt - Nhật (2009), … (các trò chơi dân gian của nhiều dân tộc Việt Nam lần lượt được giới thiệu trong các chương trình tết Trung thu); trị chơi/ đồ chơi sáng tạo (dựa trên các yếu tố văn hóa

dân gian để sáng tạo): làm con giống bằng giấy bạc, giấy cuộn, gấp con giống bằng giấy, chơi Kia - Nọ, làm đánh dấu sách theo trang phục dân tộc, ghép vỏ sò… Việc giới thiệu đa dạng các hoạt động như thế này đã giúp công chúng thực sự được khám phá văn hóa dân gian đa chiều, đem đến những hiểu biết sâu sắc, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều loại hình văn hóa dân gian được phát triển.

Bên cạnh sự phong phú về các mảng nội dung và các dạng hoạt động, tiêu chí đa dạng của BTDTHVN cịn thể hiện qua sự tham gia của nhiều dân tộc ở Việt Nam cũng như của nhiều quốc gia trong cùng môi trường tại bảo tàng. Đó là tết Trung thu của Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Cùng là tết Trung thu nhưng sự thể hiện ở các quốc gia khác nhau đã tạo nên sự đa dạng, phong phú. Thông qua việc giới thiệu này tạo cơ hội cho công chúng trong và ngoài nước thấy được những nét tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hóa để từ đó khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc cũng như thêm tơn trọng và u q văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới. Đồng thời tạo cơ sở tiền đề trong việc phát triển và giao lưu văn hóa với các nước trong khu

vực cũng như bước đầu tiếp cận định hướng vươn ra thế giới của bảo tàng.

Năm 2012 với chủ đề Vui cùng đồ chơi dân gian, du khách trong và nước

ngoài đã được tham gia trực tiếp làm các loại đồ chơi dân gian với sự hướng dẫn của thợ thủ công đến từ Hội An, Bắc Ninh, Hà Nội… như làm ông tiến sỹ giấy, ông đánh gậy, đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn lồng hay nghe hát bài chòi xứ Quảng… Trung thu 2011: Sắc màu biển cả đã tạo cơ hội cho công chúng

được giao lưu, khám phá văn hóa biển đảo trực tiếp với các nghệ nhân dân gian đến từ Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Nam Định. Lần đầu tiên công chúng thủ đô được thưởng thức hát Bả trạo của những người dân vùng biển Quảng Ngãi. Việc trình diễn đi cà kheo có độ cao vài mét rồi cịn nhảy dây, đá bóng rất thoải mái của các bạn đến từ vùng biển Nam Định đã khiến công chúng ngưỡng mộ tài nghệ và sự dũng cảm của họ… tết Trung thu 2010: Sắc màu Việt - Trung đã giới thiệu DSVHPVT của một số dân tộc ở Vân Nam, Trung

Quốc. Công chúng đã tận mắt chứng kiến cách bày biện trên bàn thờ ngày tết Trung thu của người Bạch với các loại bánh trái, đặc biệt là bánh hình mặt trăng và các loại hoa quả đặc trưng theo mùa hay nghe các câu chuyện sự tích gắn với tết Trung thu của hai nước có rất nhiều nét tương đồng. Sự tinh tế, khéo léo trong nghệ thuật cắt giấy tạo hình của nghệ nhân người Di đã thể hiện qua hàng loạt mẫu hình đầy ý nghĩa được trưng bày ngay tại bảo tàng. Khu vực trình diễn chữ tượng hình của người Naxi đã ln chật cứng các bạn trẻ học viết học đọc cùng nghệ nhân Trương Văn Trường (dân tộc Naxi),… Tết Trung thu của Nhật Bản được giới thiệu vào năm 2009 cũng để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lịng cơng chúng. Sự khéo léo của nghệ nhân dạy cắm hoa nghệ thuật (Ikebana) đã giúp công chúng hiểu ý nghĩa và sự công phu trong từng bước cắm hoa. Cách pha trà đạo của Nhật Bản và sự thưởng thức hết sức cầu kỳ đã đem lại những kiến thức mới cho du khách về tinh thần cao quý trong nghệ thuật trà đạo. Hàng trăm người cùng tham gia múa Yosakoi với các bạn Nhật Bản đã tạo nên một hoạt động trải nghiệm tập thể vô cùng ấn tượng và ý nghĩa. Các nghệ nhân Nhật Bản còn hướng dẫn tỷ mỉ các bước làm giấy truyền thống từ đó giúp nhiều du khách thấy được sự tương đồng với giấy dó của Việt Nam về kỹ thuật, chất liệu… Năm 2007, tại BTDTHVN đã giới thiệu

thành công về tết Trung thu của Hàn Quốc với chủ đề Ngày hội văn hóa Việt -

Hàn. Đây cũng là một trong những hoạt động để lại dấu ẩn bởi tạo được nhiều

ấn tượng với công chúng và số lượng khách đông nhất từ trước đến nay với gần 40 nghìn khách tham gia trong 3 ngày. Tại lễ hội, điệu múa của người nông dân (Nongga) đã thu hút hàng nghìn người xem đi xem lại bởi sự vui nhộn, dí dỏm và hồn nhiên nhảy múa của những người “nông dân”. Múa

ganggangsulle- một điệu múa đặc trưng vào tết Trung thu của Hàn Quốc- đã

làm say mê bao du khách Việt Nam và nước ngoài khi được múa cùng nhau. Những chiếc hộp xinh xắn, đẹp mắt do các bạn trẻ làm ngày tại bảo tàng dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân đến từ Hàn Quốc đã tạo ấn tượng cho nhiều du khách. Cách nặn bánh songpeong – bánh trung thu của Hàn Quốc- tạo nên một trải nghiệm thú vị giúp bao công chúng Việt Nam nhận ra nét tương đồng với bánh dẻo của Việt Nam… Các hoạt động tết Trung thu ở BTDTHVN luôn thiết kế ở dạng mở để tạo điều kiện cho người dân địa phương (chủ thể văn hóa) có cơ hội tự giới thiệu văn hóa đến cơng chúng và cũng như du khách được trực tiếp giao lưu, trị chuyện với chủ thể văn hóa. Với sự tương tác trực tiếp và có sự giao lưu mạnh mẽ giữa chủ thể văn hóa và cơng chúng đã tạo ra một nét riêng, độc đáo trong các hoạt động của BTDTHVN. Qua hàng loạt các hoạt động giới thiệu văn hóa của Việt Nam và các nước, bảo tàng đã thật sự tạo ra sân chơi bổ ích giúp cơng chúng Việt Nam và nước ngồi hiểu biết về văn hóa của nhau, đặc biệt nhiều người Việt Nam đã nhận diện được đặc trưng văn hóa của dân tộc mình qua lăng kính so sánh. Điều này đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường, phát triển giao lưu văn hóa trong khu vực cũng như duy trì, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân gian của Việt Nam và các nước, đúng như trong Công ước về bảo vệ DSVHPVT năm 2003 đã đề cập “vai trò tối quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể là yếu tố đưa nhân loại xích lại gần nhau hơn và đảm bảo sự giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa mọi người”.

Sự đa dạng còn thể hiện ngay trong bản thân ở từng dạng thức của DSVHPVT như cùng là đi cà kheo nhưng lại thể hiện những tri thức về ứng xử

với môi trường tự nhiên khác nhau qua cách làm dụng cụ. Các cư dân vùng biền thường làm cà kheo dài tới hơn 3m bởi xuất phát từ trong cuộc sống lao động hàng ngày, cà kheo phục vụ mục đích mưu sinh, người dân dùng để đi dưới biển bắt hải sản gần bờ như cào ngao, vớt rạm..., vừa biến chúng thành dụng cụ chơi và trình diễn trong dịp lễ hội ở địa phương. Còn cà kheo ở vùng núi ví như của người Hmơng có chân kheo rất thấp chừng 30 - 50 cm để phục vụ mục đích vui chơi trong lễ hội hay đôi khi để di chuyển từ nhà này sang nhà khác và tránh được rắn rết hay thời tiết mưa bẩn … Như vậy, cùng là một loại dụng cụ chơi nhưng mỗi dân tộc lại có những nét riêng thể hiện đặc điểm về địa lý, ứng xử với môi trường tự nhiên, nếp sống, tri thức về sản xuất… Chính những nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa cũng như nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc đã giúp các dân tộc cùng tồn tại và phát triển. Có thể khẳng định việc khai thác yếu tố đa dạng văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam cũng như trên thế giới là một điểm mạnh cần quan tâm. Điều này sẽ chi phối và ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tàng dân tộc học việt nam và giới thiệu tết trung thu của hàn quốc, nhật bản, việt nam (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)