BTDTHVN lựa chọn hình thức truyền tải nội dung đến công chúng thông qua trưng bày chuyên đề. Chúng tơi khai thác các yếu tố văn hóa dân
gian về tết Trung thu của các quốc gia dựa trên các nguyên tắc trong trưng bày như sau: trưng bày rõ từng chủ đề để công chúng tránh bị nhầm lẫn. Chẳng hạn chủ đề về nghi lễ, ẩm thực, trò chơi dân gian. Các chủ đề rõ ràng đã giúp cơng chúng thuận lợi trong q trình xem. Họ khơng cần xem theo một lộ trình tuần tự từ đầu đến cuối mà vẫn có thể hiểu. Chi tiết này cũng phù hợp và khắc phục nhược điểm của phịng trưng bày trong bảo tàng có hai đường vào như nhau. Các khâu trong thiết kế, trưng bày được nghiêm túc chú ý. Về thiết kế, màu
sắc, không gian tái tạo… nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra nhưng sản phẩm phù hợp với đối tượng công chúng cũng như thể hiện được bản sắc địa phương. Thí dụ trưng bày bàn thờ để lễ vật dâng cúng tổ tiên của người Hàn trong phần
nghi lễ chúng tôi đã đã nghiên cứu kỹ càng bối cảnh, không gian thật tại Hàn
Quốc, sử dụng những bức ảnh, đoạn video đưa cho nhà thiết kế để cùng thảo luận bối cảnh trưng bày tại bảo tàng sao cho phù hợp. Đối với trưng bày này, chúng tôi tuân theo các quan điểm chung trong trưng bày thường xuyên của bảo tàng. Sử dụng các bài giải thích cho từng chủ đề. Mỗi bài có ảnh minh họa, cung cấp các thơng tin một cách, rõ ràng, cơ đọng, súc tích. Để giúp các đối tượng công chúng (cả nước ngồi, trẻ em…) có thể tiếp cận các nội dung từ chú thích đến bài viết đều có 3 ngữ (tiếng Anh, Pháp, Việt) và treo ở độ cao vừa phải. Đặc biệt, chúng tơi cịn quan tâm đến đối tượng công chúng là người khuyết tật. Nội dung trong trưng bày đã được dịch sang chữ nổi giúp người khiếm thị có thể tiếp cận được trưng bày. Để tăng cường vai trò của chủ thể văn hóa, trong trưng bày sử dụng video giới thiệu về đời sống văn hóa của mỗi nước. Trung thu Hàn Quốc được biết đến qua bộ phim giới thiệu về “Gia đình ơng Lee với tết Trung thu năm 2006”. Bộ phim miêu tả chân thực tết Trung thu hiện nay ở Hàn Quốc qua trường hợp cụ thể là gia đình ơng Lee Won Tae ở Andong, tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc. Cùng với các hình ảnh sinh động, bộ phim còn ghi lại những phỏng vấn của các thành viên trong gia đình ơng Lee nói về tết Trung thu. Tết Trung thu của Nhật Bản được giới thiệu qua bộ phim “Trung thu và ngày trẻ em ở Nhật Bản qua các giọng nói”. Các nhân vật ở độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau, vùng miền khác nhau đã nói lên suy nghĩ của mình về tết Trung thu và ngày trẻ em ở Nhật Bản. Qua giọng nói của những nhận vật cụ thể, có tên tuổi, địa chỉ đã phản ánh chân thực đời sống văn hóa các dân tộc. Những hình ảnh thực, con người thực trực tiếp nói về văn hóa của họ đã đem đến những cảm xúc, cảm nhận chân thực về ngày tết Trung thu ở Hàn Quốc, Nhật Bản. Tiêu chí tơn trong vai trị của chủ thể văn hóa cịn được thể hiện qua việc chúng tôi sử dụng các câu trích lời nói của người dân về tết Trung thu của 3 quốc gia. Đối tượng được phỏng vấn để chia sẻ các câu chuyện của họ về tết Trung thu lựa chọn theo tiêu chí: đa dạng các độ tuổi (trẻ
em, thanh niên, trung niên, người cao tuổi); đủ giới tính (cả nam và nữ); đa dạng các vùng miền (cả nông thôn và thành thị) (xem phụ lục 2, tr 103). Thông qua các giọng nói khác nhau đã phản ánh được suy nghĩ chân thực của chủ thể văn hóa về di sản văn hóa mà họ đang nắm giữ. Đây là yếu tố quan trọng giúp công chúng hiểu được bức tranh về tết Trung thu của 3 quốc gia hiện nay một cách sâu sắc. Ngồi ra, đây cũng là trưng bày đầu tiên có hoạt động tương tác ngay trong trưng bày. Một không gian dành cho các hoạt động này nhằm giúp du khách có những hoạt động tương tác tìm hiểu hiện vật qua các giác quan, người giải thích. Trưng bày tết Trung thu ở Hàn Quốc du khách có thể mặc thử các bộ Hanbok, sắp xếp đồ ăn trên bàn thờ…, tết Trung thu của Nhật có hoạt động mặc thử và hỏi đáp thơng tin về Kimơnơ, Yukata; tìm hiểu và chơi một số đồ chơi dân gian, đố vui về truyện tranh Nhật Bản… Các hoạt động này giúp du khách nhớ được lâu hơn về hiện vật và hiểu được tết Trung thu đương đại của Hàn Quốc, Nhật Bản.
Bên cạnh sử dụng việc khai thác các yếu tố văn hóa dân gian qua trưng bày chun đề, chúng tơi cịn khai thác qua trưng bày gắn với khu vực có hoạt
động trình diễn. Các trưng bày này thực hiện tại nơi có người trình diễn nên q trình tổ chức dựa trên nguyên tắc chung của bảo tàng và theo một số yêu cầu/ yếu tố riêng xuất phát từ nhu cầu của công chúng và người trình diễn. Chuẩn bị bục, kệ, giá phục vụ trình diễn và bày các sản phẩm của nghệ nhân dân gian được lựa chọn phù hợp với từng loại hình như với nghệ nhân in tranh Đông Hồ dùng các chiếu trải trên nền đất/ gạch phẳng để dễ thao tác. Viết thư pháp sử dụng những chiếc bàn cao ngang tầm người viết và bố trí các giá, khung để trưng bày sản phẩm hoàn thiện… Để người xem hiểu hơn về người trình diễn, cách thức trình diễn, các bước làm ra một sản phẩm bảo tàng đã cung cấp thơng tin tăng cường bằng hình thức trưng bày pano bài viết, pano ảnh có chú thích. Các pano này được tính tốn thiết kế phù hợp với thị hiếu của công chúng và thu hút được nhiều người quan tâm. Các pano hướng đến đối tượng công chúng là nhóm khách gia đình nên thiết kế theo tiêu chí vui mắt, nhiều màu sắc, nhiều hình ảnh và chú thích rõ ràng. Một cách nữa để tăng
cường thông tin và tạo cơ hội cho du khách tiếp cận với các trình diễn nghề thủ cơng truyền thống bảo tàng trưng bày các bước thể hiện qui trình làm ra một sản phẩm.
Qua cách khai thác các yếu tố văn hóa dân gian của 3 quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam bằng hình thức trưng bày theo chuyên đề và trưng bày tại nơi có nghệ nhân trình diễn đã đem lại hiệu quả cho công chúng. Đồng thời đạt được mục tiêu truyền tải thơng tin qua trưng bày của bảo tàng. Chính nhờ cách làm này, cơng chúng đã tiếp cận với di sản văn hóa một cách dễ dàng, khoa học cũng như cảm nhận được các di sản văn hóa đó một cách chân thực và hiệu quả nhất.