Vai trò của các nghệ nhân dân gian trong các hoạt động của BTDTHVN được xác định vô cùng quan trọng. Chúng tơi ln coi các chủ thể văn hóa là linh hồn của các hoạt động. Theo đó, vai trị của họ được đề cao, tơn trọng. Có nhiều hình thức khác nhau để thể hiện vai trị của chủ thể văn hóa. Cách thức trao giọng nói cho các chủ thể văn hóa được bảo tàng áp dụng hiệu quả. Các lời nói, suy nghĩ, chia sẻ, tâm sự của chủ thể văn hóa được bảo tàng trích nguyên văn và bày trang trọng tại trưng bày chuyên đề hoặc nơi trình diễn của các nghệ nhân. Với trưng bày Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản đã sử dụng tổng số 30 câu trích. Bên cạnh đó, bảo tàng cịn quay băng video ghi lại những câu chuyện đời thường, những suy nghĩ của chủ thể văn hóa về một vấn đề nào đó. Đó là cơ sở để bảo tàng dựng thành những thước phim phản ánh chân thực đời sống văn hóa của họ. Chúng tơi tơn trọng và nâng niu những gì thuộc về chủ thể văn hóa thí dụ trong phim giữ ngun những giọng nói của chủ thể mà không dùng lời thuyết minh hay khi dựng phim luôn mời sự tham gia của chủ thể văn hóa và tơn trọng ý kiến của họ về nội dung sẽ đưa ra công chúng. Cách khai thác này chúng tôi đã đưa công chúng tới những cảm xúc thực, chân thành bởi họ được tìm hiểu và khám phá về văn hóa khơng phải từ cái gì xa lạ mà chính từ những câu chuyện đời thường, có thật của những nhân vật cụ thể.
Ngồi ra, BTDTHVN cịn tổ chức giao lưu, đối thoại giữa người trình diễn và cơng chúng. Cơng việc này địi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng của những người làm cơng tác tổ chức với vai trị như một người cầu nối. Bảo tàng nghiên cứu các nội dung, vấn đề cơng chúng quan tâm và chủ thể văn hóa có thể chia sẻ hay mong muốn chia sẻ. Bằng nhiều phương pháp, bảo tàng tạo mơi trường gần gũi với người trình diễn như gắn kết trình diễn với các ngơi nhà truyền thống, ví dụ: thổi kèn của người Hmông được tổ chức trình diễn ngày tại sân nhà Hmông trong khuôn viên của BTDTHVN chứ chúng tôi không đưa lên sân khấu. Đặc biệt việc bố trí cho những người tham gia thưởng thức đứng xung quanh trông rất tự nhiên như ở địa phương và không tạo khoảng cách với người trình diễn. Nhiều câu chuyện đời thường đã được khai thác khéo léo khiến chủ thể văn hóa tự nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong cộng đồng, những giá trị của loại hình di sản mình đang nắm giữ đồng thời công chúng hiểu, chia sẻ và cảm thơng với những khó khăn của nghệ nhân, những giá trị văn hóa họ đang làm chủ. Những điều này tạo nên sức mạnh kết nối các dân tộc trong và ngoài nước với nhau để hướng tới một tương lại tốt đẹp.
Tại BTDTHVN các hoạt động khai thác văn hố dân gian khơng thể thiếu vai trò của người giới thiệu văn hố. Đó chính là những cán bộ bảo tàng hoặc tình nguyện viên/ cộng tác viên. Họ là người hỗ trợ kết nối giữa người trình diễn (chủ thể văn hóa) với cơng chúng. Trên thực tế, đa số các nghệ nhân đến trình diễn tại bảo tàng đều là lần đầu ra khỏi bản làng hoặc là người nước ngồi nên vai trị của những cầu nối giới thiệu văn hóa vơ cùng quan trọng. Những người giới thiệu được tập huấn các phương pháp, cách thức làm việc với nghệ nhân, cách khai thác câu chuyện từ chủ thể văn hóa. Khuyến khích các nghệ nhân tự nói câu chuyện của mình một cách tự nhiên. Những câu chuyện kể về những khó khăn, thách thức, niềm vui, kỷ niệm trong nghề, cuộc sống gia đình… đều là các chủ đề hay và hấp dẫn công chúng. Người giới thiệu văn hố ln giữ ngun tắc khơng nói thay nói hộ chủ thể văn hóa. Có thể có những câu hỏi, vấn đề lặp đi lặp lại, người giới thiệu văn hóa hồn tồn biết câu trả lời những điều quan trọng cơng chúng muốn nghe từ giọng nói của
chủ thể. Những câu trả lời có thể là cịn ngập ngừng, khơng lưu lốt nhưng lại có sức hút bởi nó phản ánh câu chuyện thật của con người thật. Chính vì thế, những người giới thiệu văn hố ln đóng vai trị là người hỗ trợ, dẫn dắt chứ không thay thế chủ thể văn hóa để giới thiệu.
Với cách khai thác các yếu tố văn hóa dân gian qua chủ thể văn hóa và người hỗ trợ giới thiệu văn hóa đã giúp người trình diễn tự thể hiện quan điểm, suy nghĩ về các loại hình di sản đang nắm giữ/ thực hành một cách sống động và chân thực. Cách làm này là một cơ hội quảng bá văn hố sâu rộng, từ đó nâng cao niềm tự hào dân tộc, ý thức bảo tồn và phát triển các di sản văn hoá trong cộng đồng.
Tiểu kết
Dựa trên quan điểm xuyên suốt trong việc nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày hiện vật, BTDTHVN đã áp dụng tổ chức hoạt động khai thác các yếu tố văn hóa dân gian của các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam qua việc giới thiệu tết Trung thu. Việc tập trung vào khai thác các yếu tố liên quan đến cuộc sống đương đại; tơn vinh vai trị của chủ thể văn hóa; làm thế nào cho văn hóa dân gian sống được trong cộng đồng và ngược lại là những định hướng mang tính khoa học giúp bảo tàng có những hướng đi tốt trong các hoạt động.
Qua nghiên cứu, phân tích từng trường hợp cụ thể, BTDTHVN đã xác định các tiêu chí lựa chọn giới thiệu tết Trung thu của 3 quốc gia dựa trên các đặc điểm tương đồng và khác biệt văn hóa. Đây là đặc điểm tạo ra nhiều lý thú, hấp dẫn trong quá trình triển khai. Ngồi ra, những tiêu chí liên quan trực tiếp đến những đối tác phối hợp và cách thức khai thác các yếu tố văn hóa dân gian theo phương pháp của bảo tàng cũng được phân tích cụ thể với những ví dụ trong các hoạt động tết Trung thu của 3 nước.
Việc lựa chọn và khai thác các yếu tố văn hóa dân gian trong hoạt động giới thiệu tết Trung thu của 3 quốc gia tại BTDTHVN đã được nghiên cứu kỹ càng, có quan điểm, có phương pháp triển khai. Đây sẽ là cơ sở tiền để trong việc mở ra các hoạt động giao lưu văn hóa tại bảo tàng và khu vực trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Chƣơng 3