Trong chiến lược vươn ra thế giới, trước hết là khu vực lân cận Việt Nam như các nước ở Đông Nam Á và Đông Á, đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội trong việc đáp ứng nhu cầu của công chúng cũng như định hướng các nhu cầu đó, BTDTHVN đã chủ động tìm hiểu và kết nối với các bảo tàng, Trung tâm Văn hóa ở Việt Nam và nước ngồi để lần lượt giới thiệu các di sản văn hóa của các dân tộc tại Việt Nam và các nước. Trong số các đối tác của BTDTHVN phải kể đến Hàn Quốc, Nhật Bản và các tỉnh địa phương ở Việt Nam. Sự phối hợp với các đối tác chỉ thành cơng khi chúng ta tìm được những địa chỉ có cùng nhu cầu, mục đích, mong muốn trong cơng tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá di sản văn hố phi vật thể. Vì thế, bên cạnh việc lựa chọn đúng quốc gia cần tìm hiểu và lựa chọn được những cơ quan đáp ứng những tiêu chí như: có chủ trương bảo vệ di sản văn hóa dựa trên những qui định/bộ luật bảo vệ di sản văn hóa, có kinh nghiệm, có chun mơn, có khả năng kết nối cộng đồng tốt, sẵn sàng hợp tác và ủng hộ hết lòng.
Về đối tác nước ngồi, chúng tơi đã lựa chọn Bảo tàng Dân gian quốc gia Hàn Quốc (NFMK) trong chương trình Trung thu 2007: Ngày hội văn hóa Việt - Hàn, Bảo tàng Quốc gia Kyushu, Nhật Bản trong chương trình Trung thu 2009: Sắc màu Việt - Nhật. Cả hai đối tác này đều nằm trong hệ thống bảo tàng quốc gia và ở những nước rất phát triển trong khu vực. Họ đã có những chính sách bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể rất hiệu quả và đã được khẳng định bằng thực tế. Ở Hàn Quốc, Luật Bảo vệ Di sản văn hóa được Chính phủ Hàn Quốc thơng qua từ năm 1962 đã tạo cở sở pháp lý cho chương trình bảo tồn văn hóa. Ở Nhật Bản cũng thiết lập một bộ Luật về Tri thức cổ truyền và Các biểu hiện văn hóa. Như vậy, các nước đều có những bộ luật để triển khai
khu vực. Các bộ luật này chính là cơng cụ pháp lý hữu ích giúp những người làm cơng tác bảo tàng, bảo tồn có thể triển khai tốt các hoạt động.
Bên cạnh việc có các bộ luật, qui định rõ ràng về việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, các bảo tàng tham gia phối hợp tổ chức hoạt động với chúng tơi có mối quan hệ với cộng đồng chặt chẽ, có kinh nghiệm, có chuyên môn cao… Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc quản lý rất nhiều hoạt động giới thiệu di sản văn hóa, họ thường xun duy trì các hoạt động tại bảo tàng cũng như tại địa phượng. Tất cả các buổi thứ bẩy, chủ nhật hằng tuần đều có trình diễn nghệ thuật dân gian tại bảo tàng. Đây là cơ sở giúp chúng tôi dễ dàng lựa chọn một số loại hình nghệ thuật đưa sang Việt Nam trong tết Trung thu như múa của người nông dân (nongga). Hay bảo tàng thường xuyên có lớp học về nghề thủ cơng truyền thống như dạy làm hộp giấy truyền thống (Hanji), làm búp bê truyền thống, làm quạt, làm diều, làm mặt nạ… Từ hoạt động này, chúng tôi đã lựa chọn được trình diễn cách làm hộp giấy truyền thống (Hanji), làm diều, làm mặt nạ giới thiệu ở Việt Nam. Bảo tàng này cũng có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng, họ có những chương trình lưu động đến địa phương như bảo tàng lưu động (dạng xe bus) đưa đến các vùng ngoại ô để công chúng xem tự do và khám phá về văn hóa của Hàn Quốc. Ngồi ra, họ thường xuyên có những chuyến đi với người địa phương khảo sát triển khai hoạt động trình diễn dân gian… nên việc mời những người địa phương tham gia vào hoạt động giới thiệu văn hoá dân gian cũng rất thuận lợi. Bảo tàng Quốc gia Kyushu, Nhật Bản có cơ sở pháp lý của những bộ luật đảm bảo để triển khai việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa qua rất hiệu quả. Họ có những chuyên gia cho từng lĩnh vực nên việc phối hợp từ trưng bày đến hoạt động công chúng trong dịp tết Trung thu rất chuyên nghiệp thể hiện chuyên mơn cao và sự nhiệt tình của đối tác. Mỗi nhóm đều có một cá nhân chịu trách nhiệm về nội dung trình diễn. Chẳng hạn, việc triển khai hoạt động trình diễn các bước làm giấy của Nhật Bản rất cầu kỳ, đòi hỏi kỹ thuật cao, các dụng cụ để thực hiện phức tạp. Nhóm này đã cử hai chuyên gia của bảo tàng chuyên trách trình diễn kỹ thuật làm giấy và hướng dẫn cho khách cách làm
các sản phẩm từ giấy truyền thống. Mỗi sản phẩm du khách làm ra họ đều theo dõi, hướng dẫn tỉ mỉ từ bước đầu tiên cho đến cuối cùng. Ngoài ra, họ còn phối hợp với chúng tơi mời các nghệ nhân dân gian trình diễn cắm hoa và trà đạo. Nhờ các mối quan hệ và làm việc với địa phương, các trung tâm văn hóa chặt chẽ nên các nghệ nhân đã đến trình diễn và giao lưu với khách đúng như cách làm của BTDTHVN và đạt hiệu quả. Các nghệ nhân đã được nâng cao vai trị, thể hiện giọng nói của chủ thể văn hóa qua chia sẻ những tri thức dân gian, kinh nghiệm trong nghề, câu chuyện của cá nhân, gia đình đến cơng chúng. Công chúng đã trực tiếp tham gia các hoạt động dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân dân gian, được tự tay làm ra những sản phẩm/ tác phẩm một cách thích thú và chủ động.
Về đối tác Việt Nam, chúng tôi chủ yếu chọn lựa các bảo tàng và trung tâm văn hóa ở địa phương (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh). Mỗi chương trình chúng tơi lựa chọn các đối tác khác nhau với mong muốn lần lượt giới thiệu các di sản văn hóa của địa phương đến công chúng trong và nước ngoài. Trung thu năm 2012 với chủ đề Vui cùng đồ chơi dân gian, chúng tôi đã làm việc với Trung tâm văn hóa Hội An. Trung thu 2011: Sắc màu biển cả
chúng tôi phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi… Đây cũng là những địa chỉ duy trì, giới thiệu các trình diễn dân gian, văn nghệ dân gian thường xuyên cũng như có mối quan hệ khăng khít với địa phương, với cộng đồng. Điều thuận lợi là các đối tác dù ở Hội An, Quảng Ngãi hay bất cứ đâu đều hợp tác rất nhiệt tình bởi cùng chung mục đích bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc nên chúng tôi đều khai thác được các thế mạnh của địa phương để đem tới cơng chúng trong và ngồi nước những nét văn hóa đặc sắc của mỗi vùng. Đồng thời, chúng tôi cùng nhau giúp người dân địa phương (chủ thể văn hóa) tự nhận diện được giá trị văn hóa của mình, nâng ý thức bảo vệ di sản văn hóa đó và tơn trọng di sản văn hóa của nước bạn.
Qua việc lựa chọn phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động giới thiệu tết Trung thu của Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam
công hay thất bại phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn được đối tác ra sao. Bởi vậy, việc tìm hiểu và lựa chọn các đối tác phối hợp, nhất là đối tác nước ngoài là một yếu tố rất quan trọng. Nó quyết định sự thành cơng hay thất bại của một chương trình hoạt động.