Giao lƣu và quảng bá văn hóa trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tàng dân tộc học việt nam và giới thiệu tết trung thu của hàn quốc, nhật bản, việt nam (Trang 74 - 78)

Trong bối cảnh giao lưu và hội nhâp quốc tế diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Sự chia sẻ hiểu biết, cảm thông lẫn nhau của các quốc gia trong khu vực là vô cùng quan trọng. Việc BTDTHVN tổ chức giới thiệu các hoạt động tết Trung thu của 3 quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam là hoạt động quan trọng góp phần vào tạo ra nhiều triển vọng cho sự giao lưu và quảng bá văn hóa.

Trước hết, từ việc tổ chức thành công hoạt động giao lưu văn hóa của 3 quốc gia thơng qua tết Trung thu đã góp phần đưa BTDTHVN trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khơng chỉ ở trong khu vực mà còn vươn ra các nước khác. Những kết quả thu được từ việc tổ chức giao lưu văn hóa với Hàn Quốc, Nhật Bản về số lượng khách (vài chục nghìn khách trong một đợt ngắn 3 ngày); sự phản ánh liên tục của báo chí, truyền hình trong và ngồi nước; sự đón nhận của đa dạng cơng chúng, sự ghi nhận từ phía các nghệ nhân dân gian, cán bộ của những Bảo tàng, Trung tâm văn hóa phối hợp… đã làm cơ sở vững chắc cho bảo tàng phát triển các hoạt động giao lưu văn hóa với các nước trong và ngoài khu vực. Chẳng hạn, BTDTHVN đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ ở New York tổ chức cuộc trưng bày Việt Nam- Những cuộc hành trình của Con người - Tinh thần và Linh hồn (2003); phối

hợp với Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc trong việc trao đổi hiện vật tổ chức trưng bày tại Hàn Quốc (2009); trao đổi với Bảo tàng Dân gian Hàn Quốc về nghiên cứu đám cưới các dân tộc Việt Nam sẽ giới thiệu đến công chúng tại Seoul - Hàn Quốc vào năm 2013. Nhân kỷ niệm 40 thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, BTDTHVN phối hợp với Bảo tàng Kyushu ở Nhật Bản tổ chức trưng bày giới thiệu di sản văn hóa Việt Nam tại Nhật (tháng 4 - 6/ 2013)… Ngồi ra, BTDTHVN cịn thu hút các cá nhân, tổ chức quốc tế, cơ

quan văn hóa của các nước tham gia, phối hợp tố chức giới thiệu văn hóa của các nước tại bảo tàng. Trưng bày Trở thành đàn ông: Lễ thành đinh và hội kín

của người Bamana ở Mali là kết quả hợp tác của BTDTHVN với hai người

bạn Pháp, mơt là nhà nhân học hình ảnh và một là chuyên gia thiết kế trưng bày đồ họ. Thông qua các mặt nạ, vật thờ cúng, phim, ảnh, công chúng đã khám phá những tập tục huyền bí và đặc sắc của truyền thống Châu Phi, vừa xa lạ, vừa có nét tương đồng với văn hóa của một số dân tộc ở Việt Nam. Tháng 12/2012 bảo tàng phối hợp cùng tỉnh Yên Bái và Val de Marne ở Pháp tổ chức trưng bày Truyền thống lễ hội với mong muốn tạo bối cảnh để cơng

chúng có cơ hội tiếp cận các nền văn hóa ở hai vùng xa cách “đối thoại” và “cộng hưởng” với nhau. Bảo tàng phối hợp với Đại sứ quán Mexico tại Hà Nội tổ chức trưng bày Bàn thờ Mexico nhân "Ngày tưởng nhớ những người đã

khuất". Tuy trưng bày nhỏ gọn, nhưng giúp người xem có cái nhìn đối sánh thú vị tại chỗ giữa bàn thờ của người Việt với bàn thờ của người Mexico, gây ấn tượng và để lại nhiều cảm xúc sâu sắc cho du khách… Như vậy, qua các cuộc tổ chức hoạt động trưng bày, giao lưu văn hóa, BTDTHVN đã trở thành cầu nối đưa di sản văn hóa của Việt Nam đến cơng chúng ở nước ngồi cũng như đưa di sản văn hóa của các nước đến cơng chúng ở Việt Nam. Những hoạt động thiết thực này có giá trị trong việc trao đổi, học hỏi, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và quảng bá hình ảnh đất nước, con người của nhau cũng như tạo đà cho sự phát triển giao lưu văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, hoạt động trình diễn giao lưu văn hóa của 3 quốc gia tại BTDTHVN đã góp phần giáo dục thế hệ trẻ nâng cao ý thức tôn trọng và bảo

vệ di sản văn hóa của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực. Thông qua

các hoạt động này đã giúp cho thế hệ trẻ của Việt Nam có cơ hội tiếp xúc, khám phá về di sản văn hóa của Hàn Quốc, Nhật Bản. Bằng những hoạt động trải nghiệm cụ thể qua xem trình diễn, trải nghiệm làm đồ chơi dân gian dưới sự hướng dẫn trực tiếp của chủ thể văn hóa đã giúp các bạn trẻ nhận ra các giá trị văn hoá và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, biết chia sẻ cảm xúc, sự đồng cảm, sự tôn trọng với những người đang nắm giữ. Thông qua hoạt động này, thế hệ trẻ cịn có cơ hội hiểu thêm mỗi dân tộc ở từng quốc gia có những cách

khác nhau để sáng tạo, bảo tồn và khẳng định bản sắc văn hố, từ đó thế hệ trẻ biết làm giàu, làm phong phú các kiến thức của mình cũng như biết tơn trọng, yêu quý di sản văn hoá của các dân tộc trong và ngoài nước.

Ngoài ra, những hoạt động giao lưu văn hóa tại BTDTHVN đã góp phần

vào việc quảng bá những sản phẩm thủ công truyền thống đến các nước trên thế giới. Trên thực tế, những sản phẩm thủ cơng truyền thống của chúng ta có

giá trị tiềm năng kinh tế to lớn. Các nghề thủ công truyền thống tại nhiều làng nghề đang đứng trước những khó khăn, đối mặt với sự sống còn và đứng trước nguy cơ bị mai một, biến mất. Trong bối cảnh đó, BTDTHVN thường xuyên tổ chức các trình diễn nghề thủ cơng truyền thống đem lại hiệu quả ở nhiều góc độ. Đối với thợ thủ công, các hoạt động đã tạo niềm vui, sự say mê nghề nghiệp đối với thợ thủ công khi thấy nghề nghiệp được tôn vinh. Tự nhận diện giá trị di sản văn hóa của cá nhân và cộng đồng đang nắm giữ. Nâng cao ý thức bảo vệ và duy trì các nghề thủ cơng truyền thống. Đối với nghề thủ công truyền thống, các hoạt động góp phần thúc đẩy tái sản xuất, nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu của công chúng, mở rộng khả năng tìm kiếm thị trường mới, hứa hẹn cơ hội tăng việc làm cho người dân… Đó là những cơ hội góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cùng như đẩy lùi đói nghèo tại vùng sâu vùng xa. Từ những hoạt động trình diễn, giao lưu tại bảo tàng, các sản phẩm thủ công của người dân được du khách trong và ngoài nước biết đến ngày càng nhiều. Nhiều thợ thủ công đã nhận được những lời mời trình diễn và các đơn đặt hàng của Việt Nam cũng như nước ngoài.

Hơn thế nữa, BTDTHVN kết nối cộng động trong và ngoài nước qua

hoạt động giao lưu văn hóa tại bảo tàng. Các nghệ nhân dân gian trong

chương trình đã có những giao lưu trao đổi về nghề nghiệp, nhất là những nghề có nhiều nét tương đồng. Những nghệ nhân dân gian của Việt Nam đã trao đổi, học hỏi kinh nghiệm làm diều của nghệ nhân Hàn Quốc và Nhật Bản. Thí dụ qua trao đổi họ đã nhận ra về các bước làm diều cơ bản giống nhau, những kinh nghiệm chọn tre, vào khung, căng dây khá là giống nhau tuy nhiên

ở Hàn Quốc và Nhật Bản đã ứng dụng những công nghệ tiên tiến để tạo ra nhiều mẫu mã hơn như vẽ/in các hình liên quan đến câu chuyện dân gian của Nhật trên con diều, đưa hình ảnh quốc kỳ vào con diều của Hàn Quốc... Nhóm Hàn Quốc đã gợi ý một số cách thức trong đổi mới làm diều để nhóm Việt Nam tham khảo. Qua việc vừa trao đổi kinh nghiệm trong công việc vừa trò chuyện về cuộc sống đời thường hay câu chuyện khó khăn làm nghề, giữ nghề các nghệ nhân đã học hỏi và chia sẻ cảm thông cho nhau. Câu chuyện này khơng giới hạn trong phạm vi lễ hội mà cịn được mang về nhà, về nước để chia sẻ với gia đình, bạn bè, cộng đồng của những người trình diễn. Vậy là, câu chuyện nhỏ, câu chuyện đời thường của mỗi người trình diễn đã vượt ra khỏi biên giới đến với những cộng đồng mới ở những quốc gia mới. Điều đó, tạo nên những hiểu biết lẫn nhau, sự cảm thơng sâu sắc từ đó mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng tự nhận thấy giá trị văn hóa của dân tộc mình để nâng cao ý thức bảo vệ và gìn giữ văn hóa dân gian. Rõ ràng việc giao lưu văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế góp phần làm tăng cường tình hữu nghị đồn kết dân tộc và liên dân tộc.

Song song với việc giao lưu văn hóa, vấn đề quảng bá văn hóa cũng được phát huy vai trò. Các nước cùng tham gia vào sự kiện này có cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa của nhau cũng như cho các nước khác. Nhờ tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa đa dạng, phong phú mang tính khu vực nên những thông tin về BTDTHVN và các đối tác tham gia ngày càng cập nhật và lan tỏa rộng rãi đến cơng chúng trong và ngồi nước. Trung bình mỗi chương trình khoảng 40 lượt phát sóng trên đài phát thanh và đài truyền hình phản ánh về chương trình. Đặc biệt các sự kiện này đã được xuất hiện trong những chương trình truyền hình có nhiều người quan tâm như bản tin Thời sự (VTV1, VTV2, VTV4, HTV1, TTX, An TV), chương trình Chào buổi sáng, Điểm hẹn văn hóa (VTV1)… Trong đó có các kênh VTV4 là kênh tiếng Việt dành cho người Việt Nam ở nước ngồi. Là kênh thơng tin văn hóa, chính trị, kinh tế của Việt Nam dành riêng cho kiều bào Việt Nam ở xa tổ quốc. Kênh có các chương trình du lịch và văn hóa về Việt Nam. Một số chương trình thời sự tiếng Anh thuyết minh tiếng Việt và các bộ phim Việt

Nam nổi tiếng với phụ đề tiếng Anh. Hay kênh VTC 10 là kênh phát triển phong phú, đa dạng về các chương trình truyền hình nhằm giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Việt Nam đang phát triển và hội nhập quốc tế. Đây là nhưng kênh thơng tin truyền tải, quảng bá hình ảnh đất nước con người của các quốc gia tại Việt Nam và ra các nước rất nhanh chóng và hiệu quả. Khơng chỉ dừng ở việc quảng bá hình ảnh qua truyền hình các hoạt động của BTDTHVN cịn được đưa tin qua Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), trong đó có hệ phát thanh Đối ngoại (VOV5) của Đài Tiếng nói Việt Nam là kênh dành cho người Việt Nam và người nước ngoài ở các nước trên thế giới được phát trên sóng ngắn và sóng trung với các chương trình phát thanh bằng 12 thứ tiếng gồm tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Bắc Kinh, Đức, Lào, Thái Lan, Campuchia, Indonesia và tiếng Việt dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc. VOV5 cịn được phát trên sóng FM có thể nghe được ở Hà Nội, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận gồm các chương trình phát thanh bằng 12 thứ tiếng như trên dành cho cộng đồng người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam và người Việt Nam biết ngoại ngữ. Ngoài ra, mỗi hoạt động còn được hàng trăm bài báo đưa tin trên các loại báo khác nhau bao gồm cả báo tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp như báo Vietnamnews, VN plus,Thanhniennews.com, Tuoitre news.vn, The Saigontime.vn, Le‟Courre, Báo Dân trí, Thanh Niên, Lao động, Nhân dân, Tuổi trẻ… Nhờ nội dung phong phú, đa dạng và các cơ quan báo chí kịp thời phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng các hoạt động giao lưu văn hóa của BTDTHVN đã tạo nên được quan tâm của công chúng đến Việt Nam cũng như các nước trong khu vực. Sự đóng góp này là một phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh của 3 quốc gia đến bạn bè trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tàng dân tộc học việt nam và giới thiệu tết trung thu của hàn quốc, nhật bản, việt nam (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)