- Tập hợp doanh nghiệp ưu thế vào các khu trọng điểm Trọng điểm đẩy nhanh xây dựng các khu công nghiệp cấp tỉnh, tăng cường năng lực bố trí ưu hoá các yếu tố sản xuất trong khu công
a. Bối cảnh/mối liên hệ với chiến lược quốc gia/Vùng:
Việt Nam đang đối mặt với thực trạng thiếu nguồn cung cấp điện do tăng trưởng kinh tế nóng đang diễn ra trong thập kỷ qua. GDP bình quân trong 5 năm qua là 7.5%/năm và dự đoán sẽ đạt tới 8%/năm trong giai đoạn 2006- 2010. Tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy đã khiến cho nhu cầu về điện tăng 14,9 % trong giai đoạn 2000-2005. Con số này cao hơn so với dự đoán của kế hoạch phát triển tổng thể điện lần thứ 5 (5th PDMP). Bản dự thảo của PDMP lần thứ 61 (2006-2020) dự báo nhu cầu điện năng sẽ tăng trưởng ở mức 16%/năm (dựa vào tình hình thực tế) trong giai đoạn 2006-2010, giảm dần xuống 11%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và sẽ xuống mức 9%/năm trong giai đoạn còn lại. Tốc độ tăng mạnh như vậy đã phản ánh mức độ cao của các hoạt động kinh tế của quốc gia này. Nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về điện, Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) và Viện Năng lượng (IOE) đã điều chỉnh lại dự báo về nhu cầu điện và kế hoạch xây dựng một số nhà mày thuỷ điện mới để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy điện và mạng lưới truyền tải điện năng. EVN cũng có kế hoạch tăng them 15,000 MW cho năng lực phát điện của hệ thống trong giai đoạn 2006-2010 nhằm đảm bảo độ tin cậy và chất lượng trong việc cung cấp điện cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và tới người dân Việt nam. Bản dự thảo của PDMP lần thứ 62, dự báo rằng nhu cầu đầu tư cho khu vực điện trong giai đoạn 2006-2020 là 43,5 tỉ USD, trong đó 29,8 tỉ USD là đầu tư cho phát điện và 13,7 tỉ USD cho truyền tải và phân phối điện. Khả năng tài chính của EVN chỉ có thể đáp ứng được số lượng tiền mặt bằng một nửa số vốn trên. Vì vậy, vốn ODA và đầu tư của khu vực tư nhân và các ngân hàng thương mại trong nước sẽ bù vào số vốn còn thiếu nếu Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng, khả năng cạnh tranh và tốc độ công nghiệp hoá nền kinh tế
Nhằm đáp ứng nhu cầu về điện sau năm 2010, EVN đang thoả thuận với Công ty Hệ thống đường dây điện phía Nam Trung Quốc để mua 2000 MW điện từ tỉnh Vân nam thông qua đường dây 500kV truyền tải điện 1 chiều (HDVC) tới Sóc Sơn, phía Bắc Việt Nam tới năm 2011. Việc cấp vốn cho các nhà máy phát điện lớn theo kế hoạch từ năm 2006 đến năm 2010 đã được cam kết, một số nhà máy thuỷ điện lớn như nhà máy thuỷ điện Sơn La
(2400MW) sẽ bắt đầu đi vào hoạt động tới năm 2013. Vì vậy, trong giai đoạn 2010-2013, nhu cầu về điện sẽ được đáp ứng thông qua việc nhập khẩu điện cao thế từ tỉnh Vân Nam. Dự án kết nối điện thông qua hệ thống siêu cao áp 1 chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ là một nội dung trong kế hoạch phát triển điện tổng thể lần thứ 6 của Việt Nam cũng như là trong chương trình GMS kết nối điện, giai đoạn II