Quan hệ giao lưu và hợp tác văn hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách mở cửa ở vân nam (trung quốc) và quan hệ hợp tác việt nam vân nam (Trang 106 - 112)

- Tập hợp doanh nghiệp ưu thế vào các khu trọng điểm Trọng điểm đẩy nhanh xây dựng các khu công nghiệp cấp tỉnh, tăng cường năng lực bố trí ưu hoá các yếu tố sản xuất trong khu công

2.2.3. Quan hệ giao lưu và hợp tác văn hoá

2.2.3.1. Giao lƣu văn hoá

Văn hoá đối ngoại cũng là lĩnh vực bao trùm mọi hoạt động đối ngoại, thể hiện hiệu quả hội nhập, hiệu quả hợp tác của mỗi bên, mở ra cơ hội đến và hợp tác với nhau. Những năm qua các ngành: văn hoá, giáo dục, y tế cũng đã nhập cuộc, với các hoạt động giao lƣu nghệ thuật nhân dịp lễ hội và ngày kỷ niệm của mỗi dân tộc. Các hoạt động định kỳ đã xây dựng đƣợc hiện có Hợp tác hội thảo quốc tế "giao lƣu kinh tế văn hoá lƣu vực sông Hồng trong lịch sử, hiện tại và tƣơng lai" do tỉnh Lào Cai và Học viện Hồng Hà phối hợp tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần; hợp tác Hội báo Xuân hàng năm giữa Lào Cai với Vân Nam…

- Về giao lƣu văn hoá: Ngày 10/4/2004, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội, do Chủ tịch Hoàng Văn Nghiên dẫn đầu, đang ở thăm Vân Nam, đã tham dự lễ khai mạc lễ hội du lịch, văn hóa quốc tế Côn Minh lần thứ 5-năm 2004, diễn ra tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Lễ hội sẽ kéo dài 1 tháng với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch phong phú, trong đó có khoảng 50 hoạt động liên quan tới ngành du lịch, nhấn mạnh tính quốc tế, tính văn hóa và tính dân tộc của du lịch Vân Nam. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày mất của nhạc sĩ Nhiếp Nhĩ (Trung Quốc), tháng 9 năm 2005, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã đƣợc mời tham dự Festival âm nhạc quốc tế tại Vân Nam (Trung Quốc). Sau đêm khai mạc tại Côn Minh, đoàn sẽ biểu diễn tại thành phố Ngọc Khê với các tác phẩm "Ngƣời về đem tới niềm vui", "Sông Đakrông mùa xuân về", "Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên"... Nhận lời mời của Hội Mỹ thuật Việt Nam, đoàn lãnh đạo Hội Mỹ thuật tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ 20-25/11/2007 đồng thời giới thiệu trên 30 tác phẩm tiêu biểu gồm 4 chất liệu quốc họa, khắc gỗ, màu nƣớc và mực nƣớc của 5 họa sỹ đến từ Hội Mỹ

thuật tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Đây là triển lãm mỹ thuật Vân Nam-Trung Quốc lần đầu tại Việt Nam, thể hiện sự tìm tòi sáng tạo của các họa sỹ đƣơng đại Vân Nam nhƣng vẫn thấm đẫm truyền thống mỹ thuật dân tộc kết hợp với cách nhìn, bút pháp, chất liệu mới mẻ, truyền cảm và phong cách riêng của từng tác giả.

Năm 2004, những tập phim đầu tiên của Mê Kông ký sự Hãng phim thành phố Hồ Chí Minh TFS bắt đầu lên sóng trong đó những thƣớc phim quay trên vùng đất Vân Nam đã tạo nên cơn sốt thực sự trong dƣ luận khán giả. Kinh phí 300.000 USD, thời gian ghi hình 5 năm và độ dài 85 tập trong đó phần trên lãnh thổ Trung Quốc là 22 tập đã giúp Mê Kông ký sự đi vào sách kỷ lục Guinness Việt Nam (bộ phim tài liệu hoành tráng nhất). Mức độ ăn khách của phim Mê Kông ký sự còn thể hiện ở lƣợng tiêu thụ trên thị trƣờng băng đĩa, đã lên đến con số 80.000 đĩa DVD (14 đĩa/bộ, 30.000 đồng/đĩa) trong khi thông thƣờng phim tài liệu bán chạy nhất cũng chỉ đạt 3.000 đĩa.

- Về trao đổi học thuật, đáng chú ý có các sự kiện: Bảo tàng Dân t ộc học Việt Nam tổ chƣ́c hô ̣i thảo qu ốc tế tại Hà Nội, tập hợp các bảo tàng và các nhà nhân học đô thị của Việt Nam cũng nhƣ của các nƣớc khu vực sông Mê Công để bàn về những mối quan tâm ngày càng nổi rõ tại đô thị, trình bày những nghiên cứu trƣờng hợp và xem xét vai trò đƣơng đại của bảo tàng trong phát triển đô thị bền vững từ ngày 17 đến 20/11/2008. Cuộc hội thảo này là sự tiếp nối cuô ̣c gă ̣p mă ̣t các giám đốc bảo tàng Đông Nam Á và các nhà nhân ho ̣c đƣợc tổ chƣ́c năm 2006 tại Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc), trong khuôn khổ một dự án do Quỹ Rockefeller tài trợ. Thông qua cuộc hội thảo tại Hà Nội, sẽ tiếp tục đẩy ma ̣nh viê ̣c xây dƣ̣ng ma ̣ng lƣới các bảo tàng Đông Nam Á, trong bối cảnh Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đang xây dựng khu trƣng bày về văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á. Tháng giêng năm 2008, lần đầu tiên, hơn một trăm nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam, Trung Quốc và một số nƣớc khác đã cùng nhau quần tụ tại thành phố Sở Hùng (Châu Sở Hùng-Vân Nam, Trung Quốc) để tham

dự cuộc Hội thảo quốc tế về văn hoá tộc ngƣời và văn minh sinh thái vùng châu thổ sông Hồng, do Viện Văn hoá – Thông tin Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Vân Nam đồng tổ chức.

- Về y tế - xã hội, Việt Nam và Vân Nam đã tham gia chƣơng trình Kiểm soát Dịch bệnh động vật lây nhiễm qua biên giới trong tiểu vùng sông Mêkông mở rộng từ 2005 với nội dung chính là nâng cấp các phòng thí nghiệm quốc gia và khu vực, tăng cƣờng năng lực cán bộ của các quốc gia tham gia kiểm soát Dịch bệnh. Tháng 8/2005, Việt Nam đã tham gia Hội thảo Phản ứng và giám sát vùng về dịch bệnh truyền nhiễm do Vân Nam phối hợp với ADB và WHO (tổ chức Y tế thế giới). Hai nƣớc cùng nỗ lực thành lập Diễn đàn Y tế GMS nhằm trao đổi kiến thức, kỹ năng và tăng cƣờng năng lực trong quản lý các vấn đề y tế liên biên giới. Trung tâm Y tế thành phố Lào Cai hợp tác với Bệnh viện Nông Khẩn (Trung Quốc) thành lập phòng khám Đông y tại thành phố Lào Cai; thành phố Lào Cai hợp tác với Tập đoàn cao su Vân Nam (Trung Quốc) xây dựng Bệnh viện liên doanh 100 giƣờng bệnh tại thành phố Lào Cai. Năm 2007, trong khuôn khổ Chƣơng trình gặp mặt hữu nghị giữa thanh niên hai tỉnh do tỉnh đoàn Lao Cai tổ chức, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Lào Cai và Đoàn Thanh niên tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã ký Chƣơng trình hợp tác bảo vệ môi trƣờng và phòng chống tệ nạn xã hội. Theo thoả thuận, hai bên sẽ tăng cƣờng trao đổi thông tin, tổ chức các đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm; phối hợp hoạt động giữa đoàn thanh niên và các cơ quan chức năng của Lào Cai và Vân Nam trong việc ngăn ngừa, xử lý chất thải khu đô thị, khu công nghiệp. Hai bên cũng sẽ hợp tác trồng rừng, bảo vệ nguồn nƣớc sạch ở khu vực nông thôn, tăng cƣờng các biện pháp giáp dục, truyền thông phòng chống tệ nạn ma tuý HIV/AIDS, buôn bán phụ nữ qua biên giới.

- Về hợp tác thể thao, Vân Nam cũng tham gia cung cấp và hợp tác việc đào tạo kỹ năng vận động viên một số bộ môn dụng cụ, điền kinh, bóng chuyền, bóng bàn,

số trang thiết bị nhà thi đấu thể dục thể thao và tài trợ, cấp học bổng cho vận động viên du học thể dục thể thao có khả năng và thành tích cao đƣợc lựa chọn từ Việt Nam đi Vân Nam.

2.2.3.2. Hợp tác trao đổi giáo dục

Nằm trong chiến lƣợc chung phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội từng nƣớc, từng địa phƣơng đồng thời từng bƣớc xây dựng đội ngũ nhân lực phục vụ cho phát triển quan hệ kinh tế thƣơng mại, hội nhập khu vực giữa Việt Nam và Vân Nam, quan hệ hợp tác trao đổi về giáo dục không ngừng đƣợc đẩy mạnh. Ngoài những chƣơng trình học bổng, hỗ trợ kỹ thuật (cả về giáo viên, phƣơng pháp sƣ phạm và cơ sở vật chất) của chính quyền hai nƣớc, nhu cầu học tiếng Hán, theo học các bậc học đại học trở lên của sinh viên Việt Nam tại Vân Nam đã góp phần thúc đẩy hợp tác trao đổi giáo dục tăng nhanh cả về lƣợng và chất.

Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN – Trung Quốc, từ năm 2004, chính quyền tỉnh Vân Nam mỗi năm dành một số suất học bổng với tổng trị giá 1,8 triệu NDT cho sinh viên các nƣớc Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma, Campuchia nhằm tăng cƣờng hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Vân Nam với các nƣớc láng giềng, phục vụ đào tạo nhân lực chuẩn bị thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN. Đợt đầu tiên, tuyển sinh vào năm 2004, tỉnh Vân Nam nhận 60 sinh viên và nghiên cứu sinh đến từ các nƣớc này. Học bổng cho nghiên cứu sinh tiến sĩ, nghiên cứu sinh thạc sĩ, sinh viên hệ đào tạo và bổ túc chuyên ngành, bổ túc tiếng Hán này bao gồm các khoản chi cho đăng ký nhập học, học phí, thực tập, thực nghiệm, giáo trình cơ bản và tiền ở ký túc xá. Sinh viên và nghiên cứu sinh nƣớc ngoài đƣợc hƣởng học bổng của tỉnh Vân Nam còn đƣợc hƣởng chế độ chữa bệnh theo công phí và đƣợc cấp sinh hoạt phí nhƣ sinh viên Trung Quốc.

Bảo thông báo Chính phủ Trung Quốc sẽ cấp học bổng cho 200 sinh viên GMS theo học tại các trƣờng đại học ở các tỉnh Vân Nam, Quý Châu và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ở phía Nam Trung Quốc.

Ở cấp tỉnh, một số địa phƣơng của Việt Nam đã và đang tích cực tăng cƣờng hợp tác giáo dục với Vân Nam.

Tỉnh Lào Cai đã liên kết đào tạo với đại học Vân Nam, học viện Hồng Hà để đào tạo tiếng Hán và chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức học sinh và doanh nghiệp nhằm tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho tỉnh Lào Cai. Năm 2005, Lào Cai đã thành lập Trung tâm đào tạo Hán ngữ Lào Cai, học sinh tốt nghiệp đƣợc cấp bằng HSK của Bộ Giáo dục Trung Quốc. Việc liên kết gửi học sinh và cử giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy theo hợp đồng giữa các trƣờng trung cấp, cao đẳng Lào Cai và Học viện Hồng Hà, Vân Nam (Trung Quốc) đã đi vào hoạt động hiệu quả từ năm 2005. Trƣờng Đại học Kinh tế Tài chính Vân Nam (Trung Quốc) đã tài trợ cho trƣờng Trung học Kinh tế kỹ thuật Lào Cai một phòng học gồm 30 máy ngữ âm hiện đại, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập ngoại ngữ tại trƣờng. Mô hình liên kết đào tạo dạy tiếng Trung giữa hai trƣờng sẽ phát triển theo hƣớng dạy tiếng Trung theo hệ 4 năm, trong đó học viên sẽ có 2 năm học tại Lào Cai, 2 năm học tại trƣờng Đại học Kinh tế Tài chính Vân Nam và sẽ đƣợc cấp bằng đại học.

Thực hiện nội dung ký kết giữa Quảng Ninh và Vân Nam là ''tích cực tạo điều kiện cho các trƣờng đại học, cao đẳng của các bên liên kết với nhau'', qua tìm hiểu trƣờng Cao đẳng văn hoá nghệ thuật - du lịch Quảng Ninh đã sang thăm trƣờng Du lịch tỉnh Vân Nam và ký bản ghi nhớ hợp tác trao đổi đào tạo học sinh, sinh viên giữa 2 trƣờng.

Việt Nam đã hợp tác liên kết đào tạo có hiệu quả với một số trƣờng Đại học, Học viện của tỉnh Vân Nam để đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng tại hai cơ sở chủ yếu là Trƣờng Đại học Vân Nam (Côn Minh) và Học viện Hồng Hà (Mông Tự).

Tính đến nay đã có hơn 1700 lƣu học sinh Việt Nam học tập tại Vân Nam (trên tổng số trên 6000 lƣu học sinh nƣớc ngoài đến từ trên 50 nƣớc theo học tại Vân Nam), lĩnh vực học tập đã từ học tập Tiếng Hán mở rộng sang các lĩnh vực nhƣ: Trung y, Quản lý tài chính, công nghệ thông tin… Trong số các lƣu học sinh nƣớc ngoài ở tỉnh Vân Nam, lƣu học sinh Việt Nam đứng đầu về số lƣợng[3]. Số lƣợng sinh viên Vân Nam sang Việt Nam học tiếng Việt cũng tăng nhanh với nhiều chƣơng trình hợp tác, tiêu biểu là chƣơng trình hợp tác giữa Khoa Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho ngƣời nƣớc ngoài (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Đại học sƣ phạm Vân Nam.

Bƣớc phát triển mới của hợp tác giáo dục Việt Nam – Vân Nam đƣợc đánh dấu bằng sự ra đời của “Trung tâm nghiên cứu Việt Nam châu Hông Hà” cuối tháng 06 năm 2008, tại Học viện Hồng Hà - Mông Tự. Trung tâm này do Học viện Hồng Hà, Học viện khoa xã hội tỉnh Vân Nam, liên hiệp khoa học xã hội Châu tự trị dân tộc Di, Hà Nhì Hồng Hà liên hợp thành lập, sẽ hợp tác với Việt Nam và các nƣớc Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma…cùng triển khai hoạt động giao lƣu văn hoá, học thuật. Chức năng chủ yếu của “Trung tâm nghiên cứu Việt Nam” gồm: nghiên cứu tình hình Việt Nam, thúc đẩy hợp tác Vân Nam - Việt Nam, nghiên cứu vấn đề tồn tại trong giao lƣu, hợp tác Vân Nam - Việt Nam và phƣơng hƣớng hợp tác từ nay về sau của Vân Nam và Việt Nam; xây dựng môi trƣờng giao lƣu song phƣơng Vân Nam - Việt Nam, thúc đẩy giao lƣu giữa cơ quan nghiên cứu Vân Nam - Việt Nam. Học viện Hồng Hà – Vân Nam hiện có hơn 300 lƣu học sinh Việt Nam, Trung tâm này ra đời sẽ tập trung hỗ trợ Vân Nam và Việt Nam cùng trao đổi học giả, nhất là các học giả trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách mở cửa ở vân nam (trung quốc) và quan hệ hợp tác việt nam vân nam (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)