Nhân diện từ ngữ biểuthị thời điểm trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng hán và tiếng việt (trên cơ sở tác phẩm hồng lâu mộng và bản dịch ) (Trang 32 - 36)

6. Bố cục luận văn

1.6.1 Nhân diện từ ngữ biểuthị thời điểm trong tiếng Việt

Trong các mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, quan hệ giữa con người và thời gian có ý nghĩa đặc biệt. Có thể nói, quá trình phát triển của nhân loại gắn liền

với thời gian lịch sử. Con người nhận thức thời gian và sự nhận thức này được phản ánh theo những hình thức riêng biệt của từng ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, vấn đề thời gian, định vị thời gian trong phát ngôn đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và nghiên cứu từ lâu. Xuất phát từ cách nhìn mang tính tổng quát sau khi đã khảo sát một số quan điểm nghiên cứu của các tác giả nổi bật, người viết cho rằng khái niệm thời điểm được hiểu như một ―mốc‖ thời gian nào đấy mà một sự việc (hành động, quá trình, trạng thái) nảy sinh, tồn tại hoặc kết thúc. Thời điểm không có tính kéo dài và nó được xác định dựa vào những hành động và sự việc trên trục thời gian, bối cảnh và điểm mốc mà người nói định vị.

Nhìn một cách khái quát, cũng giống như một số ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt, việc biểu thị thời gian có thể gồm nhiều loại khác nhau. Các danh từ có ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt thường là: ngày, hôm, tuần, tháng , năm, thời (đời), thuở, sáng, trưa, chiều, tối, đêm, ban, khi, lúc, chừng, dạo, lần, phút, giây, chốc, lát, trước, sau, v. v… Các từ ngữ chỉ thời điểm, tức là những từ ngữ dùng để định vị thời gian bao gồm: nay, mai, trước, sau, sáng, trưa,chiều, tối, chiều chiều, đêm đêm, v. v. . Các từ ngữ chỉ thời đoạn, tức là những từ ngữ dùng để định lượng thời gian, gồm: ngày, đêm, buổi, bữa, tuần, tháng, năm, mùa, giây phút, trước sau, ngày đêm, sớm khuya, sớm tối, sáng tối, v. v. . Điều đáng lưu ý là các từ có ý nghĩa thời gian tuy có một số lượng đơn vị rất lớn nhưng các yếu tố đi kèm thường bao gồm các từ ngữ chỉ xuất và một số định ngữ hữu hạn, do vậy tuy không có điều kiện miêu tả kỹ toàn bộ nhưng có thể suy về một số cách dùng tương tự.

1.6.2 Nhân diện từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng Hán

Một số học giả đã tiến sâu hơn một bước khi chỉ ra rằng sự khu biệt giữa thời điểm và thời đoạn không chỉ ở sự dài ngắn của thời gian mà còn là ở ―cơ chuẩn‖ của thời gian. Ví dụ, trong cuốn sách ―Nơi chốn, thời gian và phương vị‖ của Văn Luyện cũng chỉ ra rằng: ―Về vị trí của thời gian có người gọi là ‗thời điểm‘, cái gọi là ‗điểm‘ ở đây không nhất định là thời gian rất ngắn mà cũng có thể là một thời gian tương đối dài. Thời điểm là cách nói tương đối đối với thời đoạn, thời điểm là vị trí thời gian biểu đạt trên một cơ chuẩn nhất định, còn thời đoạn lại không có tính

cơ chuẩn, mà chỉ nói đến độ dài ngắn của thời gian‘

Về phương diện Hán ngữ hiện đại, nghiên cứu mang tính hệ thống nhất về thời điểm và thời đoạn là cuốn ―Nghiên cứu thời điểm, thời đoạn trong Hán ngữ hiện đại‖ của Lý Hướng Nông. Cuốn sách này đã tiến hành phân tích toàn diện về ngữ nghĩa và chức năng ngữ pháp của thời điểm và thời đoạn, và tiến hành nghiên cứu bàn luận sâu về các phương diện nội hàm từ thời điểm và thời đoạn, hình thức cấu thành, chức năng biểu ý, đặc trưng có thứ tự điểm đoạn và liên dụng kết hợp của thời điểm và thời đoạn. Từ phương diện Hán ngữ cổ đại, cuốn sách ―Nghiên cứu biểu đạt thời điểm thời đoạn Hán ngữ trung cổ‖ của Hà Lượng cũng đã nghiên cứu về hệ thống thời điểm thời đoạn trong Hán ngữ trung cổ, sách này đã tiến hành phân tích kỹ càng hình thức biểu đạt, chức năng cú pháp và ý nghĩa ngữ pháp của thời điểm và thời đoạn.

Tiểu kết:

nhau với cách biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hán và trong tiếng Việt như sau:

Giống nhau

1.Ý nghĩa thời gian là một phạm trù phổ quát của ngôn ngữ. Tiếng Hán và tiếng Việt đều có các phương tiện biểu hiện ý nghĩa thời gian. Các sự tình biểu hiện trong câu bao giờ cũng diễn ra trong một hoàn cảnh không gian, thời gian nhất định. Vì thế các đơn vị biểu hiện ý nghĩa thời gian hầu như thường xuyên có mặt trong câu.

2. Tiếng Hán và tiếng Việt đều có sử dụng phương tiện từ vựng - ngữ pháp để biểu thị ý nghĩa thời gian.

Khác nhau

Tiếng Việt biểu hiện ý nghĩa thời gian chủ yếu bằng phó từ như đã, đang, sẽ, sắp hoặc thành phần câu như: trạng ngữ, khung đề.... Còn tiếng Hán biểu hiện ý nghĩa thời gian theo ngữ pháp trật tự từ vị ngữ (động từ hoặc tính từ + biểu hiện thời gian (thì quá khứ và thì hiện tại) + vĩ tố kết thúc câu), chủ yếu bằng phương tiện hình thái học .

Trên đây chúng tôi đã trình bày một số khái niệm và các vấn đề có liên quan đến vấn đề thời gian nói chung và biểu thị thời điểm trong tiếng Hán và tiếng Việt nói riêng. Dựa vào cơ sở lý thuyết và một số đặc điểm nêu trên, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu đặc điểm từ ngữ biểu thị thời điểm ở hai chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

TỪ NGỮ BIỂU THỊ THỜI ĐIỂM TRONG NGUYÊN BẢN TIẾNG HÁN TÁC PHẨM HỒNG LÂU MỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng hán và tiếng việt (trên cơ sở tác phẩm hồng lâu mộng và bản dịch ) (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)