6. Bố cục luận văn
2.2. Khái quát về việc nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” ở
ở Trung Quốc
―Hồng Lâu Mộng‖ là một tác phẩm có tính quan trọng trong giai đoạn từ tiếng Hán cận đại quá độ sang tiếng Hán hiện đại, sự thay thế giữa cái cũ và cái mới đã sản sinh nhiều hiện tượng ngôn ngữ quan trọng. Ngôn ngữ trong ―Hồng Lâu Mộng‖
từ lâu đã được một số chuyên gia ngôn ngữ học chú ý tới. Từ cuốn ―Ngữ pháp hiện đại Trung Hoa‖ của Vương Lực tới cuốn ―Văn pháp lịch sử tiếng Hán ‖ đều đã trích dẫn nhiều thí dụ để luận chứng làm sáng tỏ lí luận ngôn ngữ của mình.
Năm 1996, ngôn ngữ của Hồng Lâu Mộng được đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống. Nhà xuất bản Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh xuất bản cuốn ―Ngôn ngữ của Hồng Lâu Mộng‖ do ông Ngô Cạnh Tồn khoa Trung văn trường Đại học Bắc Kinh chủ biên. Cuốn ―Ngôn ngữ của Hồng Lâu Mộng‖ không rập khuôn theo truyền thống nghiên cứu ―ngôn ngữ nghệ thuật Hồng Ngọc‖, không theo lối nghiên cứu thông qua góc nhìn của mỹ học, văn học, lịch sử, văn hóa, tâm lý, xã hội, … mà thảo luận hiện tượng ngôn ngữ, chuyển đổi phương pháp phân tích Hồng Lâu Mộng theo góc nhìn nhận của ngôn ngữ học hiện đại. Trong phần lời tựa của cuốn sách, ông Ngô Cạnh Tồn nói: ―…chúng tôi lấy tiếng Bắc Kinh ở thế kỷ XVIII làm điểm dựa, lấy ngôn ngữ học hiện đại làm kim chỉ hướng, đoạn đại phẫu tính lịch sử ―điểm chốt‖ nào đó trong ngôn ngữ Hồng Lâu Mộng, để phác họa rõ một mặt cắt lịch sử của tiếng Bắc Kinh – một phương ngôn quyền uy của tiếng Hán hiện đại. Việc nghiên cứu ngôn ngữ Hồng Lâu Mộng có khả năng sẽ cung cấp được một vài kết luận ngôn ngữ học nào đó về kinh nghiệm nghệ thuật trong việc tìm tòi tổng kết các danh tác văn học‖. Trong cuốn sách đã hội tụ nhiều giải thích về ngôn từ Hồng Lâu Mộng, như bài ―Hạt ngọc sáng trên đỉnh tháp nghệ thuật ngôn ngữ - Sơ lược và hối thích về tục ngữ trong Hồng Lâu Mộng‖ của Lâm Hưng Nhân (1986), bài ―Nghiên cứu về Biện và Tựu trong Hồng Lâu Mộng‖ của Lý Chiến (1997), bài ― Tục ngữ Hồng Lâu Mộng‖ của Mao Văn (1996), bài ― Wen-du-li-na xuất xứ từ phiên âm Phàn văn‖ của Hoàng Long (1986), bài ―Khảo sát nghĩa từ ―nhất khởi‖ trong Hồng Lâu Mộng kiêm bàn về sự khác biệt giữa ngôn ngữ 80 hồi đầu và 40 hồi sau‖ của Tưởng Dã (1983), bài ―Một câu đố nan giải: ―túc đich‖, kiêm bàn về vấn đề thực giả của Bản Canh Thìn‖ của Thi Kỷ Mặc (1995).
Những năm gần đây, việc nghiên cứu ngôn ngữ Hồng Lâu Mộng đã trở thành một điểm nóng của luận văn nghiên cứu sinh và học viên cao học của Trung Quốc,
như luận văn thạc sĩ ―Nghiên cứu câu tồn tại trong Hồng Lâu Mộng‖ của Hứa Mai Lợi trường Đại học Phục Đán (2003), luận án tiến sĩ ―Nghiên cứu xưng hô ngữ trong Hồng Lâu Mộng‖ của Trần Nghị Bình trường Đại học Vũ Hán (2004), luận án thạc sĩ ―Nghiên cứu từ xưng hô trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng‖ của Đỗ Hiểu Mai trường Đại học Sơn Đông (2004), luận văn thạc sĩ ―Hồng Lâu Mộng thi sơ cú‖ của Vương Lý Hà trường Đại học Phục Đán (2004), luận văn thạc sĩ ―Nghiên cứu lượng từ trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng‖ của Quá Quốc Kiều - ĐHSP Thượng Hải (2005).
Có thể nói, việc giải thích từ ngữ Hồng Lâu Mộng đã được triển khai tới một mức độ khá tỉ mỉ, song khảo sát về tính hệ thống vẫn còn phần khiếm khuyết, tầm nhìn vẫn chưa đủ rộng. Trọng điểm nghiên cứu trước mắt và sau này sẽ tập trung vào việc mở rộng tầm nhìn, xác lập đối tượng nghiên cứu mới vàtriển khai công việc giải thích một cách tỉ mỉ, sâu rộng hơn.
Trong luận văn này, chúng tôi chọn từ chỉ thời gian làm đối tượng nghiên cứu giải thích từ ngữ Hồng Lâu Mộng, qua sự nghiên cứu ngữ nghĩa, ngữ pháp của từ chỉ thời gian trong 80 hồi đầu của Hồng Lâu Mộng, áp dụng các phương pháp định lượng và định tính nghiên cứu phân tích, tả thuật và giải thích để minh họa, luận thuật nội hàm và phạm vi của đối tượng, để tìm hiểu đặc điểm sử dụng từ chỉ thời gian ở thời kỳ đó. Mục đích của luận văn này không phải để đưa ra và luận thuật một vấn đề lí luận nào đó, mà chỉ nhằm nỗ lực thể hiện diện mạo sử dụng từ chỉ thời gian, nói cụ thể hơn là từ chỉ thời điểm trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng và từ đó có một cái nhìn đối chiếu sang từ chỉ thời điểm trong tiếng Việt khi Hồng Lâu Mộng được dịch sang ngôn ngữ này.
2.3 Những tiêu chuẩn và phạm vi phân ranh giới của từ chỉ thời gian trong Hồng Lâu Mộng
Căn cứ vào tính chất cơ bản của thời gian, chúng tôi chia từ chỉ thời gian trong Hồng Lâu Mộng ra thành từ chỉ thời điểm và từ chỉ thời đoạn.
gian. Lã Thúc Tương (1944) đã nêu ra hai thuật ngữ ―thời điểm‖ và ―thời đoạn‖ ở mục ―Thời gian‖ bài ―Trung Quốc văn pháp yếu lược‖. Ông đem "Từ chỉ thời gian mang tính thực chỉ‖ (thường là thời hạn thực chỉ, như ― Tấn Thái Nguyên trung‖), ―từ chỉ thời gian mang tính xưng đại‖ chỉ ―nhìn chung thời hạn‖, tức ―từ chỉ thời gian tạm thời và xác định chỉ xưng‖, tức ― lúc này, lúc đó, lúc ấy…‖, ―từ chỉ thời gian mang tính vô định chỉ xưng‖ (như ―có một hôm‖, ― khi/lúc‖, ―ngày ngày/ hàng ngày‖, ―năm năm/hàng năm‖, ―luôn luôn”…) đều được coi là ―thời điểm‖. Ngoài ra còn có ―thời đoạn‖, tức biểu thị sự dài hay ngắn của thời gian hoặc ứng dụng các đơn vị ―ngày, tháng năm‖ thêm định lượng từ hoặc bất định lượng từ ở trước, như ―ba năm‖, ―mấy ngày/ vài ngày‖, hoặc là phiếm chỉ lâu hay chốc lát, như ―một lúc sau/chốc lát‖, ―khá lâu‖, ―giây lát/phút chốc‖, ―chợt/ bỗng/thoắt cái‖…
Trong cuốn ―Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại giảng thoại‖, ông Đinh Thanh Thụ đã nêu ra: Có hai loại từ chỉ thời gian, một loại biểu thị lúc/khi nào, nói về vị trí sớm hay muộn của thời gian, đó là ―thời điểm‖; loại khác thì biểu thị bao lâu, nói về sự ngắn hay dài, lâu hay chóng của thời gian, đó là ―thời đoạn‖. Bài ―Kết cấu thời gian trong động từ tiếng Hán ‖ của Đặng Thư Tín cho là, kết cấu thời gian chia làm khởi điểm (inception) và điểm cùng (termination). Quá trình giữa hai điểm (duration) và bất cứ một điểm nào đó trong quá trình đều gọi là phân điểm (điểm nhánh – subintervol).
Ba loại còn lại là thời điểm (point), như ―lúc đó/khi ấy‖, ―vừa rồi/vừa nãy‖, ―năm phút trước/cách đây năm phút‖, ―hôm qua‖.
thời đoạn (period), như ―một tiếng (đồng hồ)/một giờ‖, ―ba ngày‖, ―cả năm‖, ―một lát/một chốc‖, ―ngay lập tức‖, ―một cái/một lúc/chút xíu‖.
Một số từ chỉ thời gian trong Hồng Lâu Mộng vừa biểu thị thời điểm vừa biểu thị thời đoạn, như: bách nhật, sau đó, ngày kia, trước đó/ vừa nãy, hôm kia, hôm đó ,….
2. 4. Chức năng ngữ pháp và chức năng cú pháp của từ ngữ biểu thị thời điểm trong tiếng Hán
Quách Phan (năm 1998) phân tích từ biểu thị thời điểm kiểu số lượng trong tiếng Hán hiện đại, ông nêu ra: ―Từ biểu thị thời điểm kiểu số lượng do ―số thứ tự + đơn vị thời gian‖ tạo thành được coi là danh từ‖. Chúng tôi nhất trí với quan điểm
này và cho rằng chức năng cú pháp của các loại từ ngữ chỉ thời điểm là không hoàn toàn thống nhất, được thể hiện trong bảng sau:
红点 Thời điểm 红例Ví dụ 句法功能Chức năng cú pháp Chủ ngữ 主红 Vị ngữ 红红 Tân ngữ 红红 Định ngữ 定红 Trạng ngữ 状红 Từ ngữ chỉ thời điểm 红点 红红
具体红点Thời điểm cụ thể 甲夜Đêm Giáp, 春天mùa xuân + + + + +
Thời điểm tuyệt đối 红红 红点
Đại từ+ thành phần thời gian
代红+红红成分 是红Lúc này, 何红lúc nào + _ + + +
Tính từ+ thành phần thời gian
形容红+红红成分 异日Ngày khác, 平日ngày thường + _ + + +
Giới từ+ thành phần thời gian
介红+红红成分 当世Đời này, 当夜đêm này _ _ + + +
Phó từ+ thành phần thời gian
副红+红红成分 即日Hôm nay, 俱红cả ngày _ _ _ _ +
thành phần thời gian + thành phần thời gian 红红成分+红红成分 朝夕Sớm chiều, 晨夕sớm tối + _ + + + Số từ+ thành phần thời gian 数红+红红成分 一红Một thời, + _ + + +
Thời điểm tƣơng đối相红红点 红去Ngày xưa, 红在hiện nay + _ + + + Kết cấu từ ngữ chỉ thời điểm 红点 红构
Kiểu số lượng数量式 Bính Ngọ tháng 4 năm 26 Kiến An
建安二十六年四月丙午 + + + + +
Kiểu giới từ+tân ngữ介红式 Nhân dịp ngày bạo loạn của các Chư
Hầu红候景乱, 迄至成衰 _ _ _ _ +
Kiểu lệch chính偏正式 Đời Vĩnh Minh; lúc khi lập công
永明之朝代, 立功之会 + + + + +
Kiểu phương vị方位式
Cuối đời Thanh; đầu đời Minh〃
Tính vị từ红红性 Từ khi sự xuất hiện既出 Làm câu ngắn hoặc câu một tờ riêng . Trong bảng biểu trên đã cho thấy rằng, có hai cách biểu thị thời điểm chính, đó là biểu thị thời điểm đương đối và biểu thị thời điểm tuyệt đối (cụ thể). Từ hai cách biểu thị thời điểm trên, chúng ta lại có thể tiếp tục có thể phân thành nhiều cách biểu thị thời điểm cụ thể khác nhau. Trong luận văn này, chúng tôi chọn cách phân tích đặc điểm chức năng để thể hiện phân loại biểu thị thời điểm trong tiếng Hán và tiếng Việt.
2.5. Từ ngữ biểu thị thời điểm trong nguyên bản tiếng Hán của tác phẩm Hồng Lậu Mộng Hồng Lậu Mộng
Trong phần này chúng tôi sẽ phân các từ ngữ biểu thị thời gian của Hồng Lâu Mộng thành từ đơn và từ phức chỉ thời gian để nghiên cứu.
2. 5. 1. Từ đơn biểu thị thời điểm
Các từ đơn biểu thị thời điểm trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng không nhiều lắm, tần suất sử dụng của các từ này cũng có giới hạn.
2. 5. 1. 1. Từ đơn chỉ thời điểm tuyệt đối:春(xuân), 夏(hè), 秋(thu), 冬(đông), 腊(lạp), 朔(trăng mồng một), 望(trăng tròn), 旦(ngày), 红(sáng), 早(sớm), 晨
(sáng), 朝(triều), 午(ngọ, trưa), 昼(ngày), 昏(hôn), 暮(chiều), 夕(chiều), 晚
(tối), 夜(đêm), 红(khi), …
Các từ đơn loại này rất ít khi được sử dụng một cách độc lập, đa số là xuất hiện kèm cùng một từ khác, ví dụ:
(4) Chỗ ấy lại là nơi gió lùa, chung quanh trống hốc. Trời tháng chạp đêm dài, gió bấc thổi hun hút, rét buốt đến xương, ai đứng đó một đêm có thể chết cứng được.
红屋内又是红红红〃空落落〃红是腊月天气〃夜又红〃朔红凛凛〃侵肌裂骨〃 一夜几乎不曾红死。 (Hồng Lâu Mộng, hồi thứ 12, tr 26)
theo đường lên châu Bình An.
是日一早〄出城〃就奔平安州大道〃红行夜住〃渴红红餐。
(Hồng Lâu Mộng, hồi thứ 66, tr 95) (6) Đến trưa, Giả mẫu dẫn Vương phu nhân, Phượng Thư và mời cả Tiết phu nhân sang bên vườn.
至午〃果然红母红了王夫人红姐兼红薛姨红等红园来。
(Hồng Lâu Mộng, hồi thứ 38, tr 512) (7) Hết đông sang xuân, bệnh hắn càng nặng.
倏又腊尽春回〃红病更又沉重。
(Hồng Lâu Mộng, hồi thứ 12, tr 157) (8) Nhưng gặp lúc hoa nở trăng trong, họ vẫn hẹn nhau vào vườn dạo chơi như trước.
到了花朝月夕〃依旧相红红耍。 (Hồng Lâu Mộng, hồi thứ 102, tr 611)
Cách dùng chủ yếu của ―午-ngọ‖ là chỉ một trong 12 địa chi, sau đó dùng làm
một trong 12 giờ, biểu thị thời gian từ 11:00 đến 13:00, chính vì trong thời gian này mặt trời đứng bóng, sau này người ta gọi ―日中 (nhật trung)‖ (đứng bóng) thành ―午-ngọ‖, vì thế mà sau này người Trung quốc có cách gọi biểu thị buổi trưa là ―中 午- trung ngọ‖.
(9) Nguyên phi lại nước mắt giàn giụa, nhưng phải gượng cười cầm tay Giả mẫu và Vương phu nhân dặn dò nhiều lần: “Giữ lấy sức khỏe, không nên thương nhớ.
众人红恩已红〃红事太红启道:―红〄已丑正三刻〃红红回红‖。
(Hồng Lâu Mộng, hồi thứ 18, tr 168) Từ ―红‖ trong Hồng Lâu Mộng ít khi được sử dụng một mình, nó thường kết
hợp với một thành tố khác, từ ―红‖ trong ví dụ số (9) có ý nghĩa ―lúc đó‖, cũng biểu
thị ―丑正三刻‖ xuất hiện sau đó.
2. 5. 1. 2. Từ đơn chỉ thời điểm tương đối:古(cổ), 先(trước), 初(đầu), 往(xưa), 昔(xưa), 今(hiện), 红(hiện), 昨(hôm qua), 前(trước), 后(sau), 近(gần). Các từ chỉ thời điểm tương đối cũng xuất hiện đi kèm với một từ khác. Ví dụ:
(10) Hai nhà này tuy không phồn thịnh bằng lúc trước, nhưng so với những
nhà sĩ hoạn bình thường vẫn còn khác xa.
如今〄虽红不及先〄年那红兴盛〃红之平常仕宦之家〃到底气像不同。
(Hồng Lâu Mộng, hồi thứ hai, tr 34) Từ ―红‖ rất đáng chú ý vì đôi khi nó đứng một mình, biểu thị ý nghĩa ―hiện tại‖;
(11) Này nhé: vợ Ông chủ nhà họ Lâm mà tiên sinh ngồi dạy học là em ruột Giả Xá và Giả Chính bên phủ Vinh, khi chưa lấy chồng đặt tên là Giả Mẫn.
红有红红:目今你红红家林公之夫人〃即荣府中赦〃政二公之胞妹〃在家红 名红红敏。
(Hồng Lâu Mộng, hồi thứ 2, tr 25) Từ ―先‖ trong Hồng Lâu Mộng cũng rất đáng chú ý, từ ―先‖ ở đây không đơn
thuần chỉ mang ý nghĩa trạng ngữ chỉ trật tự trước sau đối nghĩa với từ ―后‖, mà có
nghĩa là ―ban đầu‖, ―trước đây‖. Ví dụ:
(12) Lúc đầu hai người còn nói những chuyện núi mây, bể mù, thần tiên, huyền ảo, sau nói đến vinh hoa phú quý dưới cõi hồng trần.
先是红些云山红海神仙玄幻之事〃后便红到红红中荣红富红;
Thậm chí cách sử dụng mang ý nghĩa ―ban đầu‖, ―trước đây‖ này của từ ―先‖
giờ vẫn còn tồn tại trong phương ngữ của người Hà Nam (Trung Quốc).
Một loại từ đơn chỉ thời điểm khác thông thường không được sử dụng một cách đơn độc, mà phải kết hợp với các thành phần khác, có thể dùng để biểu thị thời điểm hoặc giai đoạn, chúng được gọi là từ đơn vị thời gian trong tiếng Trung, ví dụ như:朝(triều đại), 世(thế), 代(đại), 年(năm), 红(năm), 红(năm), 季(mùa), 月(tháng), 旬(tuần), 日(ngày), 更(canh), 刻(khắc)….
2. 5. 2. Từ phức biểu thị thời điểm
Sự phát triển của từ ngữ biểu thị thời điểm trong Hồng Lâu Mộng phù hợp với xu thế song âm tiết hóa từ ngữ của tiếng Hán , số lượng và tần suất sử dụng của từ phức biểu thị thời điểm nhiều hơn rất nhiều so với từ đơn âm. Ở đây, chúng tôi chủ yếu giới thiệu về các từ song âm tiết biểu thị thời điểm, đồng thời cũng sẽ giới thiệu một số từ đa âm tiết đặc biệt.
2. 5. 2. 1. Từ phức chỉ thời điểm tuyệt đối
Chúng tôi căn cứ vào phương diện thời điểm cụ thể và đại từ chỉ thời điểm để nghiên cứu.
Thời điểm cụ thể
Thời điểm cụ thể là mốc thời gian cụ thể theo trình tự như: thời khắc, ngày, tháng, mùa, năm…, tức là bản thân từ đó thể hiện một mốc thời gian cụ thể trên tiến trình thời gian.
- Chỉ mùa, tháng, ngày
Có tính kế tiếp: 正月(tháng giêng), 正旦(mồng một tháng giêng), 新春(xuân mới),
元旦(nguyên đán), 除夕(trù tịch), 端午(Đoan Ngọ), 夏月(tháng 5 âm lịch), 冬月(tháng
đông), 腊月(tháng chạp), 开春(vào xuân), 清明(thanh minh), 芒种(tiết Mang chủng),
霜降(tiết sương giáng). . .
Các từ chưa xuất hiện trong các tác phẩm trước đó: 伏天 (tên gọi chung của tam phục – các ngày mà dương khí đạt cực thinh trong mùa hè), 庚伏 (các ngày có dương khí đạt cực thịnh đều bắt đầu bằng can Canh), 秋天(mùa thu), 初冬
(đầu đông), 新正 (mùng một đến mùng năm của tháng giêng năm mới), 开正
(mùng một tháng giêng âm lịch), 年下(nửa đầu tháng giêng âm lịch), 元宵(tiết nguyên tiêu), 灯红(tiết hoa đăng), 端阳(Đoan Dương). Từ ―新春(xuân mới)‖, tuy đã có trước khi tác phẩm ra đời, nhưng ý nghĩa của nó khác với từ ―新春(xuân mới)‖ trong Hồng Lâu Mộng . Tác giả Wang Haifen trong cuốn Từ điển Hán ngữ cổ phạm trù thời gian đã giải thích như sau: Giai đoạn bắt đầu mùa xuân, nhưng nếu chúng tôi dùng ý nghĩa này để giải thích một loạt từ ―新春(xuân mới)‖ trong
Hồng Lâu Mộng thì rõ ràng là không hợp lý. Chúng tôi cho rằng những từ ―新春
(xuân mới)‖ trong Hồng Lâu Mộng chỉ một giai đoạn sau khi kết thúc mùa xuân, hơn nữa cách giải thích này cũng phù hợp với giải thích về từ này trong Từ điển tiếng Hán hiện đại.
Trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng xuất hiện hàng loạt những từ ―新春(xuân mới)‖, như:
(13) Xuân mới được mọi sự tốt lành, bình an, vinh quý, thăng quan tiến chức, vạn sư như ý.
新春大喜大福〃荣红平安〃加官红禄〃万事如意。
( Hồng Lâu Mộng, hồi thứ 53, tr 725) ―冬月‖ là mùa đông, nhưng ―冬月‖ cũng có thể chỉ tháng 11 âm lịch. Trong
Hồng Lâu Mộng xuất hiện rất nhiều ―冬月‖nhưng chúng tôi rất khó phân biệt nó là
―mùa đông‖ hay ―tháng 11‖. Như::
(14) Mới biết cây đường vẫn có hoa, tháng đông hoa nở có nhà ta.
人红奇事知多少〃冬月开花独我家。
( Hồng Lâu Mộng, hồi thứ 94, tr 502) ―年下‖ chỉ năm mới âm lịch, cách dùng này đến nay vẫn được sử dụng trong
tiếng Hà Nam. Nhưng trong Hồng Lâu Mộng lại xuất hiện rất nhiều từ ―年下‖.
Như:
(15) Năm ngoái mợ tôi đã bảo bỏ đi, nhưng vì cuối năm bận quá, quên khuấy đi mất. 旧年奶奶原红要免的〃因年下忙〃就忘了。 (Hồng Lâu Mộng, hồi thứ 55, tr 762) - Chỉ buổi sáng Các từ có sẵn: 黎明(bình minh), 平旦(rạng sáng), 凌晨(hừng đông), 清晨 (tảng sáng), 天明(trời sáng), 日出(sáng bạch)
Các từ chưa từng xuất hiện trong các tác phẩm trước đó:天亮(trời sáng),
(sáng sớm)
Từ ―天亮‖ và ―天明‖ diễn đạt cùng một phạm trù thời gian. Từ ―天明‖ đã
được sử dụng trong thơ Đường. Ví dụ:
(16) Khi quay lại, không thấy Anh Liên đâu, Hoắc Khải hốt hoảng đi tìm suốt đêm, sợ không dám về báo cho chủ biết liền trốn đi nơi khác.
急得霍启直红了半夜〃至天明不红〃那霍启也就不敢回来红主人〃便 逃往他红去了。 (Hồng Lâu Mộng, hồi thứ nhất, tr 18)
(17) Bây giờ trời đã sáng rồi, phải đi nghỉ mới được.
此红想也快天亮了〃到底要歇息歇息才是。
(Hồng Lâu Mộng, hồi thứ 76, tr 255) Từ ―天亮‖ trong Hồng Lâu Mộng xuất hiện 15 lần, ―天明‖ xuất hiện 13 lần,
hơn nữa căn cứ vào ngữ cảnh và tần xuất sử dụng có thể thấy ―天亮‖ có ưu thế sử
dụng rõ rệt.
Trong Hồng Lâu Mộng có một tổ hợp từ thể hiện buổi sáng. Ví dụ: