Đổi mới nội dung và hình thức thông tin về bảo vệ quyền lợi người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề quyền lợi của công nhân trên báo điện tử Việt Nam (Trang 102 - 105)

8. Bố cục luận văn

3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chất lƣợng thông tin về vấn đề bảo

3.2.2. Đổi mới nội dung và hình thức thông tin về bảo vệ quyền lợi người lao động

người lao động

3.2.2.1. Đổi mới nội dung

Đổi mới nội dung thông tin tuyên truyền là điều rất cần thiết, nhằm đáp ứng tối ưu hơn nữa nhu cầu của công chúng. Các nội dung thông tin tuyên tuyền cần phải phong phú, đa dạng và bám sát vào đời sống, phát hiện ra

những chủ đề nói hổi được dư luận quan tâm.

Được biết hiện nay, nội dung các thông tin về bảo vệ quyền lợi người lao động trên báo chí nói chung cũng tương đối bao quát. Tuy nhiên, độc giả hiện nay lại có nhu cầu đọc những bài viết có thông tin chuyên sâu, với những hướng dẫn và phân tích cụ thể, tường tận hơn nữa. Đặc biệt, các bài viết trên báo điện tử như hiện nay thì yêu cầu về sự chú trọng hơn nữa các nội dung mà độc giả quan tâm, thay vì lăm lăm đưa các tin bài quảng cáo, PR hay chỉ nhất tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Chất lượng thông tin về bảo vệ quyền lợi công nhân cần phải là định hướng phát triển trong thời gian tới của một số báo điện tử. Cụ thể, là trong thời gian sắp tới trên các báo điện tử cần có nhiều bài viết hơn nữa giới thiệu và giải đáp cho người lao động được hiểu hơn về quyền và lợi ích của họ khi tham gia đảm nhiệm công việc tại các khu công nghiệp: về chế độ giờ giấc làm việc của người công nhân lao động; các chế độ xã hội về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, lương, chế độ thai sản (dành cho cả vợ và cả người chồng) theo góc độ khoa học để góp phần giúp cho ngưởi công nhân lao động nắm được những kiến thức thiết thực.

Việc nâng cao chất lượng nội dung thông tin đồng nghĩa với việc sẽ thay đổi nhận thức đã lỗi thời của những văn bản pháp luật quy định về quyền lợi của người lao động từ nhiều năm trước đó. Khi đó, chính là lúc báo chí thực hiện được tốt vai trò khai sáng giáo dục đối với công chúng.

Các bài viết về bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động của đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần chú trọng đi sâu vào phân tích hơn nữa các mảng nội dung mà độc giả đang thực sự quan tâm. Và để làm được điều này, các phóng viên, biên tập viên phải biết kết hợp với các chuyên gia pháp luật, nhà công tác xã hội, cán bộ VH-XH... để có được các bài viết bình luận, phân tích chuyên sâu xoay quanh vấn đề bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao

động (việc làm, tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, văn hóa, giải trí....),. Thông tin về bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động phải có chiều sâu về chất lượng nội dung để người đọc không cảm thấy hoang mang, mơ hồ và thấy rối trí khi rơi vào “ma trận” thông tin.

Các báo điện tử cần phối hợp với các đơn vị doanh nghiệp nhằm giới thiệu, tôn vinh những gương mặt điển hình, những tập thể công nhân lao động có thành tích trong sản xuất kinh doanh.

Các tờ báo mạng điện tử cần đổi mới phương thức thông tin về một vấn đề nào đó trong các vấn đề bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động. Nhất là đối với các vấn đề bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động thì việc thay đổi tư duy giáo dục về luật pháp càng cần phải có cách thức chuyển tải thông điệp một cách trực quan, dễ nhớ và tác động mạnh mẽ, trực tiếp nhất.

Chất lượng nội dung thông tin về bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động có được nâng cao thì chất lượng cuộc sống, các quyền và lợi ích của người công nhân lao động trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng mới được cải thiện. Bởi khi đó, nhận thức về bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động đã được lan tỏa rộng khắp như “hiệu ứng cánh bướm” và mang lại hiệu quả đồng bộ, tích cực.

3.2.2.2. Đổi mới hình thức thể hiện

Bên cạnh việc tổ chức, xây dựng, cá tính, cần tạo ra điểm nhấn điển hình cho bài viết như màu chuyên mục, kiểu chữ, hình biểu tượng.... phù hợp, thu hút tối đa sự chú ý của độc giả.

Cách đặt tít bài cần hướng đến sự hài hòa, nêu lên trực tiếp vấn đề, sao cho vừa hấp dẫn, vừa mang đủ ý, tránh cách chạy theo việc đặt tít câu khách thông thường của một số tờ báo hoặc tít bài có nội dung không ăn khớp với nhau khiến công chúng mất tin tưởng vào tờ báo. Cần thể hiện bài viết thông qua ngôn ngữ, giọng điệu cụ thể, đơn giản, dễ hiểu và thẳng thắn, đánh trúng

vào vấn đề nhằm định hướng đến nhiều đối tượng công chúng hơn cho tờ báo. Kỳ thuật trình bày cũng cần được cải tiến theo hướng chuyên nghiệp và ấn tượng hơn. Bên cạnh mô tả, bình luận sự kiện theo chiều sâu, theo đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ thì những ý kiến chuyên gia, thông tin pháp luật, địa chỉ tư vấn, đường giây nóng giải đáp thắc mắc... được đặt trong box thông tin là vô cùng cần thiết. Đồng thời, chất lượng hình ảnh và nội dung box cần được quan tâm cẩn thận.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề quyền lợi của công nhân trên báo điện tử Việt Nam (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)