Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng người làm báo về vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề quyền lợi của công nhân trên báo điện tử Việt Nam (Trang 105 - 106)

8. Bố cục luận văn

3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chất lƣợng thông tin về vấn đề bảo

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng người làm báo về vấn đề

báo về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động

Bất kỳ một trang báo hay một một kênh truyền hình nào ra đời đều có tôn chỉ, mục đích hoạt động. Sứ mệnh của mỗi trang báo điện tử là hướng tới một vấn đề gì đó, đáp ứng nhu cầu của độc giả. Trên cơ sở tìm đến khán giả bằng những thông tin, báo điện tử dù muốn hay không, mặc nhiên tham gia định hướng tư tưởng, tình cảm cho người đọc, hình thành thị hiếu, nhận thức cho độc giả. Đó chính là nhiệm vụ cao cả của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng.

Để thực hiện tốt vai trò thông tin về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động cho đông đảo công chúng, nhất là những người công nhân lao động, trước hết, những người làm báo điện tử phải là những người am hiểu về lĩnh vực này.

Hiện nay, được biết Liên đoàn Lao động hàng năm thưởng tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về người lao động trong đó có đề cập đến nhóm đối tượng công nhân lao động. Những người làm báo hoàn toàn có thể tham gia những hội thảo, tọa đàm như thé để trau dồi kiến thức về bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động.

Ngoài ra, để có được những tác phẩm báo chí viết về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động thì bản thân mỗi phóng viên, nhà báo cần phải có một số năng lực và phẩm chất sau:

Nhà báo phải không ngừng tự rèn luyện, học tập, tu dưỡng kiến thức, vốn sống thực tiễn để hiểu nhiều, biết nhiều, biết rộng và trau dồi kỹ năng viết báo. Thời gian tới, bàn thân những người làm báo nói chung và những nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề quyền lợi của công nhân trên báo điện tử Việt Nam (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)