Mở ra các chuyên mục, chuyên trang chuyên biệt về công nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề quyền lợi của công nhân trên báo điện tử Việt Nam (Trang 109 - 110)

8. Bố cục luận văn

3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chất lƣợng thông tin về vấn đề bảo

3.2.5. Mở ra các chuyên mục, chuyên trang chuyên biệt về công nhân

Thật lí tưởng nếu được Tổng Biên tập các báo điện tử dành cả trang báo chỉ để viết về người lao động nói chung và công nhân lao động nói riêng. Tuy nhiên đối với báo điện tử Việt Nam hiện nay điều đó còn xa vời với thực tế. Khảo sát 3 báo điện tử: Lao động, Người lao động và Pháp luật và đời sống thì có 2 Lao động, Người lao động có chuyên mục Công đoàn còn lại báo Pháp luật và đời sống chưa có chuyên mục riêng dành cho người công nhân lao động. Vì vậy, hình thành chuyên mục cũng được xem là một giải pháp nhằm nâng cao công tác thông tin về người lao động nói chung và bảo vệ quyền lợi của người công nhân nói riêng.

Hình thành chuyên mục sẽ tạo được không gian cho các bài viết về bảo vệ quyền lợi của người lao động. Hiện nay, báo mạng chỉ chú trọng đến các vấn đề giật gân, câu khách. Có những chuyên “Giải trí”; “tâm sự " “ tình yêu”,

“Blog”...dành hẳn cả nửa trang báo, riêng những vấn đề mang tính xã hội thì

rất ít.

Hình thành chuyên mục là cách đeo đuổi công chúng tiếp nhận thông tin. Điều này đòi hỏi sự kiên trì của các cơ quan báo chí. Bảo vệ quyền lợi người lao động không phải là vấn đề ngay một lúc mà có thể thu hút được công chúng tiếp nhận, nhưng khi hình thành chuyên mục, báo mạng đã khẳng định tầm quan trọng của thông tin và thu hút được công chúng đến với chuyên mục. Một bài báo có thể bỏ qua, nhưng nếu một báo có riêng một chuyên mục thì công chúng sẽ không thể thờ ơ được nữa. Khi vấn đề đã gây được sự chú ý

thì sẽ tạo ra được sự tò mò muốn theo dõi nội dung tiếp theo. Chuyên mục tạo thành chuỗi thông tin thu hút công chúng.

Chuyên mục tạo điền kiện cho cơ quan báo chí, đặc biệt báo mạng có thể nối tiếp vấn đề qua các bài báo trong một thời gian dài. Báo mạng điện tử không bị giời hạn bởi khuôn khổ của trang báo nên khối lượng thông tin sẽ rất lớn. Hình thành chuyên mục, báo mạng có thể chia thông tin tuyên truyền trong nhiều bài kế tiếp nhau tạo thành chuỗi thông tin không bị rời rạc. Đặc biệt các bài này được lưu lại không bị xóa sẽ trở thành một kho dữ liệu đồ sộ. Hiện nay, các bài viết về người công nhân lao động trên báo điện tử chủ yếu đưa tin hội nghị, hội thảo. Những thông tin đó chỉ mang tính thông báo, phù hợp với thể loại tin và đăng bất kỳ vào vị trí nào của trang báo. Muốn thay đổi thói quen đó, bắt buộc báo mạng phải có chuyên mục về người lao động, thì lúc đó các bài báo mang tính chuyên sâu, chứa đựng nhiều thông tin khoa học về bảo vệ quyền lợi người công nhân lao động mới có thể xuất hiện được, chỉ có thể hình thành chuyên mục lúc đó công chúng báo mạng mới có cơ hội tiếp cận được những kiến thức khoa học về bảo vệ quyền lợi người công nhân lao động.

Hình thành chuyên mục tạo thành diễn đàn trao đổi thông tin giữa cơ quan nghiên cứu khoa học, giữa người làm báo và công chúng tiếp nhận thông tin. Chuyên mục tạo điều kiện thu hút công chúng. Tính hấp dẫn của đầu đề chuyên mục là rất lớn. Nhiều độc giả không cần quan tâm đến đầu đề của bài báo, người ta chỉ nhìn vào chuyên mục để tìm đọc những bài báo hay cần thiết và theo dõi thường xuyên. Tiếp nhận được thông tin, nâng cao nhận thức, công chúng có điều kiện để phản hồi thông tin. Lúc đó nhà báo là cầu nối cho công chúng trao đổi về bảo vệ quyền lợi người công nhân lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề quyền lợi của công nhân trên báo điện tử Việt Nam (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)