Phát huy tính đa phương tiện và hoạt động tương tác của báo điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề quyền lợi của công nhân trên báo điện tử Việt Nam (Trang 106 - 109)

8. Bố cục luận văn

3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chất lƣợng thông tin về vấn đề bảo

3.2.4. Phát huy tính đa phương tiện và hoạt động tương tác của báo điện tử

tham gia các lớp tập huấn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn Lao động các tỉnh tổ chức để nâng cao hiểu biết về phong trào công nhân lao động và hoạt động công đoàn. Có như thế các cơ quan báo chí nói chung và cơ quan báo điện tử nói riêng mới thực sự có đội ngũ phóng viên chuyên nghiệp; góp phần đưa các tờ báo, tạp chí trong hệ thống trở thành lực lượng xung kích, đi đầu trong đấu tranh chống tiêu cực nhất là trong đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động một cách hợp pháp, chính đáng nhất.

3.2.4. Phát huy tính đa phương tiện và hoạt động tương tác của báo điện tử điện tử

Thứ nhất, mỗi tòa soạn báo mạng điện tử cần xây dựng một bộ phận tiếp nhận phản hồi chuyên nghiệp. Có thể nói bộ phận này nắm toàn bộ các hoạt động giao tiếp trên mạng Internet đối với độc giả.

Nhiệm vụ chính của họ là tiếp nhận toàn bộ các thông tin phản hồi từ công chúng, thông qua những hình thức tương tác khác nhau như đã nói ở trên. Trên cơ sở hệ thống thông tin phản hồi ấy, cần phân loại rõ: ý kiến phản hồi, thông tin thêm, hoặc cung cấp thông tin mới. Việc hồi âm cho bạn đọc bằng E - Mail hoặc trên phần thông tin tòa soạn cần phải được quan tâm đặc biệt. Việc thiếu coi trọng thông tin do bạn đọc cung cấp, hồi âm không đầy đủ sẽ dẫn tới việc bạn đọc chán nản, tự xa rời tờ báo và tất yếu tòa soạn mất dần độc giả.

Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, trên cơ sở hệ thống thông tin phản hồi của bạn đọc, bộ phận này có thể đánh giá hiệu quả của hoạt động

tương tác trên sản phẩm báo chí của mình, đề xuất các hướng hoàn thiện tờ báo theo nhu cầu thông tin và góp ý của bạn đọc. Đây sẽ là những cơ sở thực tiễn quan trọng, góp phần hoàn thiện chiến lược của tờ báo mạng điện tử.

Yêu cầu nhân lực của bộ phận này phải là những người am hiểu về hoạt động báo chí, có thể đồng thời là phóng viên, biên tập viên, có kỹ năng sử dụng công nghệ thành thạo. Có như vậy, họ mới có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin, vấn đề, xử lý thông tin theo hướng tăng hiệu quả cho tòa soạn báo. Bên cạnh đó, họ chính là “bộ lọc” thông tin trước khi thông tin phản hồi được đưa lên mạng, tránh những trường hợp “lọt” thông tin trái thuần phong mỹ tục, sai tôn chỉ mục đích của tờ báo, gây dư luận xấu trong xã hội, nhất là đối với các diễn đàn của bạn đọc trên báo mạng điện tử.

Thứ hai, các báo mạng điện tử khi thiết kế, xây dựng giao diện, cần chú ý đến khả năng đa phương tiện và tương tác với công chúng.

Việc bố trí các yếu tố quan trọng liên quan đến hoạt động tương tác trên trang chủ như: địa chỉ liên lạc, số điện thoại, đường dây nóng; vị trí mục bình chọn, mục thăm dò ý kiến, mục mời bạn đọc tham gia giao lưu trực tuyến…cần đặt ở vị trí dễ nhìn, diện tích không quá bé so với trang chủ của báo. Ngay cả các yếu tố nhỏ như phông chữ, đường link, cỡ chữ, màu nền…cũng cần được cân nhắc và chú ý, vì nó góp phần không nhỏ trong việc lôi cuốn bạn đọc tiếp nhận thông tin và phản hồi.

Thứ ba, nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí về vai trò quan trọng của hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử. Với các tòa soạn báo mà người đứng đầu quan tâm đến công chúng của mình, đầu tư hiệu quả cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động tương tác của tờ báo, chủ động cung cấp thông tin, làm chủ thông tin, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, chắc chắn, sẽ thu hút lượng lớn công chúng đến với tờ báo.

đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong sử dụng và làm chủ khoa học công nghệ số. Đây là những người trực tiếp làm nên các sản phẩm báo chí; quyết định hình hức của tác phẩm rồi cũng chính họ lại tiếp thu, phân tích ý kiến bạn đọc để liên tục hoàn thiện thông tin, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của công chúng.

Thứ năm tận dụng tính trực quan về hình ảnh tốt hơn, có thể giảm thiểu lượng bài text xuống thay vào đó là sử dụng nhiều hơn những video, audio, biểu đồ , bảng biểu để bài viết hấp dẫn, sinh động, thu hút, chân thực hơn.

Cơ quan báo chí nói chung và cơ quan báo điện tử nói riêng cần phải định hướng cho những người làm báo phát huy tối đa những thế mạnh của đa phương tiện để truyền tải nội dung có hiệu quả tới độc giả. Chính khả năng đa phương tiện và khả năng tương tác giữa các cơ quan báo điện tử đến gần với công chúng và thu được những trao đổi, ý kiến của một vấn đề dưới nhiều góc độ và khách quan hơn.

Dường như ở ba báo điện tử thuộc diện khảo sát đều chưa chú trọng việc sử dụng hình ảnh tĩnh – động, videoclip, đồ họa... Mặc dù, đây lại là những chất liệu mang lại sự hứng thú và và hiệu quả thông tin đối với độc giả hơn cả. Việc nghèo nàn trong hình thức thể hiện và phương thức truyền tải thông tin khiến cho báo điện tử không phát huy được ưu thế nổi trội của mình, gây ra sự nhàm chán không đáng có.

Công chúng báo điện tử ngày nay có xu hướng thích xem, đọc những sản phẩm báo chí mang hơi hướng hiện đại và thức thời. Những sản phẩm báo chí được các tờ báo điện tử dày công chăm chút và áp dụng đồ họa, video trực quan sinh động luôn không chỉ lôi kéo, giữ chân được độc giả, giúp công chúng tiết kiệm thời gian mà còn tác động mạnh mẽ vào nhận thức của họ và thúc đẩy họ áp dụng, chia sẻ với nhiều người xung quanh.

động tương tác, giao lưu, kết nối độc giả. Việc công chúng báo điện tử có cơ hội tham gia càng gần hơn với các cơ quan báo càng mang lại hiệu quả cho việc thu thập thông tin và đưa quan điểm, ý kiến đa chiều, khách quan. Các thông tin về mô hình giáo dục cũng từ đó mà xuất hiện nhiều hơn và dễ dàng đến được với đông đảo người dân hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề quyền lợi của công nhân trên báo điện tử Việt Nam (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)