Phân bổ máy trạm và máy tracứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thư viện số tại trung tâm thông tin thư viện, đại học quốc gia hà nội (Trang 49 - 52)

Ngoài ra, Trung tâm còn trang bị thêm trạm lập trình hoạt động như 1 trạm thu phát trao đổi và ghi dữ liệu giữa chíp RFID và hệ thống; thiết bị kiểm kê cầm tay được sử dụng trong quá trình kiểm kê sách hiện đang xếp giá trong thư viện; hệ thống điện và thiết bị chống sét nhằm bảo vệ dữ liệu; hệ thống máy trạm và thiết bị ngoại vi; 05 hệ thống camera theo dõi cho kho mở; máy in laser in được khổ A3 và A4; 04 máy Scanjet phục vụ cho công tác scan tài liệu; dây chuyền thiết bị số hóa APT BookScanner của hãng Kirtas để phục vụ công tác số hóa các tài liệu quý hiếm dạng in ấn.

2.3.1.1.3. Cơ sở dữ liệu

Nhằm đáp ứng nhu cầu truy cập và truy xuất thông tin chuyên ngành cho giảng viên, sinh viên, cán bộ và các nhà nghiên cứu của Đại học Quốc gia trong hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu hàng ngày, Trung tâm đã phát triển cơ sở tài nguyên

ban đầu và thư viện điện tử gắn kết nhau đảm bảo khả năng tra cứu thông tin trên diện rộng và khả năng truy suất, hồi cố thông tin dài hạn dựa theo các chuyên ngành đạo tạo của ĐHQGHN. Các nguồn tài liệu được lựa chọn là:

CSDL ACM Digital Library Online

Dịch vụ truy cập cổng thư viện số của Hiệp hội Máy tính Mỹ (ACM) với nguồn lưu trữ nửa thế kỷ tài liệu về những khái niệm mở đầu, nghiên cứu cơ bản, tiên phong cũng như phát triển và nghiên cứu mới trong ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin.

Nội dung ACM Digital Library (www.acm.org)

- Bao gồm trên 102,500 bài báo toàn văn tư các tạp chí chuyên ngành máy tính có chỉ số ảnh hưởng khoa học cao (High Impact Factors) và tài liệu chuyên khảo do ACM xuất bản và số lượng này đang tăng lên hàng tháng.

- Trên 33.000 trích dẫn từ các bài báo trong tạp chí được xuất bản từ năm 1960 đến nay và trên 69.000 trích dẫn từ các bài báo được xuất bản trong 1,100 quyển tài liệu chuyên khảo kể từ năm 1986 đến nay.

CSDL IEEE CS - IEEE Computer Society

Với trên 100,000 hội viên, IEEE Computer Society hiện là hiệp hội của các chuyên gia máy tính lớn nhất hiện nay trên thế giới. Thành lập năm 1946, IEEE CS là tổ chức lớn nhất trong số 39 thành viên của Viện điện – điện tử kỹ thuật Mỹ IEEE hiện nay.

Tôn chỉ của IEEE Computer Society là trở thành nhà cung cấp dẫn đầu các thông tin kỹ thuật, hỗ trợ các yêu cầu của cộng đồng và cá nhân cho các chuyên gia, các nhà chuyên môn trong lĩnh vực máy tính trên toàn thế giới.

Tạp chí điện tử toàn văn Science Direct Subject Collection

Science Direct là một dịch vụ chuyển giao hơn 1800 tạp chí điện tử toàn văn có chỉ số ảnh hưởng khoa học cao với gần 6 triệu bài báo về các lĩnh vực và chủ đề khoa học, công nghệ khác nhau, được công bố bởi các nhà khoa học , nhà nghiên cứu hàng đầu trên thế giới. ScienceDirect có các phương án lựa chọn cấp phép tối ưu, từ phương thức cơ bản là truy cập trực tiếp vào nguồn dữ liệu tới việc hỗ trợ

khách hàng cùng chia sẻ một nguồn dữ liệu (Consortium hoặc Share Programs). Hình thức cấp phép căn bản của ScienceDirect là thu phí hàng năm đối với các truy cập điện tử dựa trên việc xác định phần trăm giá trị của phí tiếp cận bản in.

CSDL sách điện tử eBrary Academic Complete

Là CSDL sách điện tử trực tuyến lớn nhất hiện nay với trên 40,000 đầu sách từ trên 1,500 nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới. Bản quyền cung cấp theo đơn vị sử dụng, không giới hạn người truy cập đồng thời.Hàng nghìn đầu sách được bổ sung vào CSDL hàng năm. Khách hàng không phải trả tiền cho các đầu sách mới đó trong thời gian đặt mua. Định dạng PDF và HTML dễ dàng cho việc truy cập và truy xuất dữ liệu.

Springer eBook

Là bộ sưu tập sách điện tử chuyên ngành với rất nhiều đầu sách đã đoạt giải Nobel với những tính năng vượt trội.

Trung tâm đã đặt mua CSDL Springer eBook theo hình thức sở hữu dài hạn, không giới hạn người sử dụng, kết nối trực tiếp với hơn 10.000 đầu tài liệu và 3000 đầu sách nghiên cứu mới bổ sung hàng năm

2.3.1.2. Hợp phần bổ sung ( 2010 – 2012)

Phần bổ sung năm 2010: “Xây dựng Hệ thống thông tin tích hợp Địa chất, Tài nguyên địa chất Việt Nam và các Phòng chất lượng” là một hợp phần bổ sung vào Dự án đầu tư chiều sâu: “Xây dựng và phát triển Thư viện điện tử tại Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo đẳng cấp quốc tế”

Hợp phần bổ sung “Xây dựng Hệ thống thông tin tích hợp địa chất, tài nguyên Việt Nam và các phòng đọc chuyên sâu” được xây dựng trên các nguyên tắc:

- Mở rộng và phát triển các mục tiêu của Dự án “Xây dựng và phát triển thư viện điện tử tại Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo đẳng cấp quốc tế” nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng kết quả của dự án, phục vụ thiết thực cho các hoạt động nghiên cứu, học tập và đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội

- Nguyên tắc kế thừa: Hợp phần bổ sung dựa trên cơ sở kế thừa và tận dụng tối đa kết quả, tài nguyên của Dự án đầu tư chiều sâu đã được phê duyệt năm 2008

- Nguyên tắc mở: Kết quả của Hợp phần bổ sung “Xây dựng Hệ thống thông tin tích hợp địa chất, tài nguyên Việt Nam và các phòng đọc chuyên sâu” sẽ làm tiền đề để mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, phục vụ thiết thực cho việc học tập nghiên cứu của giảng viên và sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng như ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất.

Trên cơ sở đó, Trung tâm đã điều chỉnh tăng tổng kinh phí dự án từ 27.000.000.000VNĐ (Hai mươi bảy tỉ đồng) lên 41.000.000.000VNĐ (Bốn mươi mốt tỉ đồng).

2.3.1.2.1. Phần mềm và công cụ

Hê ̣ thống tác nghiê ̣p , quản lý và khai thác Hệ thống thông tin tích hợp Địa chất và Tài nguyên địa chất Việt Nam (TTĐCVN) là bộ công cụ được sử dụng cho công tác tổ chức biên soa ̣ n nô ̣i dung TTĐCVN , đồng thời phu ̣c vu ̣ cho các hoa ̣t đô ̣ng khai thác TTĐCVN trên ma ̣ng Internet sau khi TTĐCVN hoàn thành đưa vào sử du ̣ng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thư viện số tại trung tâm thông tin thư viện, đại học quốc gia hà nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)