Mô hình tổ chức TTĐCVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thư viện số tại trung tâm thông tin thư viện, đại học quốc gia hà nội (Trang 53)

TTĐCVN sẽ được xây dựng từ các nội dung do Ban biên tập biên soạn, thu thập, tổng hợp từ các nguồn thông tin trên mạng Internet, nguồn thông tin lưu trữ và

INTERNET CSDL Thông tin

Địa chất

Hệ quản trị nội dung CMS

(Content Management System)

Dữ liệu Địa chất trong nướcDữ liệu Địa chất trên thế giới

Số hóa nội dung

Tìm kiếm và bóc tách thông tin Trang Wiki thông tin địa chất

Cộng tác viên

các nguồn thông tin từ các cộng tác viên, nhà nghiên cứu. Toàn bộ nội dung được cập nhật và quản lý trong hệ quản trị nội dung (CMS). Các nội dung trước khi được đăng tải đều phải được phê duyệt theo đúng quy trình nghiệp vụ.

Hình 13: Mô hình luồng nghiê ̣p vụ biên soạn nội dung TTĐCVN

Hệ quản trị nội dung CMS sẽ cung cấp các tính năng cho tạo các luồng nghiệp vụ biên soạn nội dung trên phần mềm tương ứng với Quy trình nghiệp vụ thực tế. Các cá nhân tham gia vào quy trình biên soạn bao gồm các nhà khoa ho ̣c của Ban biên soạn, người duyệt nội dung và các cộng tác viên cung cấp nội dung đều được phân quyền truy cập hệ thống. Hệ thống cho phép tạo các luồng nghiệp vụ khác nhau đối với từng loại nội dung hoặc từng khu vực tác nghiệp… Đối với các cộng tác viên không trực tiếp truy cập được vào hệ thống, ban soạn thảo sẽ cử các chuyên viên hỗ trợ biên soạn lại và nhập liệu nội dung từ các bản cứng (hardcopy) như giấy, ảnh, file media khác… vào TTĐCVN.

Các dữ liệu được thu thập, số hóa từ các nguồn tư liệu lưu trữ sẽ được biên soạn lại và đưa lên hệ thống.Toàn bộ nội dung sẽ được duyệt trước khi được xuất bản.

Cộng tác viên

Ban biên tập

Người duyệt

Gửi nội dung Trình duyệt nội dung

Xuất bản nội dung được duyệt

Hình 14: Mô hình khai thác TTĐCVN

Người dùng khai thác TTĐCVN bên cạnh đội ngũ biên soạn nội dung (các nhà khoa ho ̣c, cộng tác viên…) sẽ bao gồm 2 đối tượng là người dùng công cộng và Người dùng có tài khoản. Phần lớn các nội dung của trang sẽ được xuất bản dạng thông tin công cộng để đông đảo người quan tâm có thể truy cập được không cần tài khoản, bên cạnh đó một số nội dung sẽ được xuất bản hạn chế để chỉ có các đối tượng có tài khoản mới truy cập được.

2.3.1.2.2. Hệ thống trang thiết bị

Trung tâm đã trang bị 03 bộ máy tính Đông Nam Á (Thương hiệu Việt Nam) có cấu hình mạnh nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu xử lý đồ họa của công tác số hóa.

Bên cạnh đó, Trung tâm trang bi ̣ thiết bi ̣ lưu trữ các tài liê ̣u số hóa trước khi xử lý. Thiết bi ̣ lưu trữ này cần được bố trí ta ̣i Phòng Tài nguyên số, tài liệu sau khi được xử lý sẽ được loa ̣i bỏ khỏi thiết bi ̣ lưu trữ này và chuyển lên hê ̣ thống lưu trữ mạng của Trung tâm. Bằng nguồn kinh phí của hợp phần bổ sung, Trung tâm đã trang bi ̣ thiết bi ̣ lưu trữ NAS (Network Attached Storage). NAS là giải pháp lưu trữ thông qua các thiết bị hoạt động độc lập trên mạng LAN. NAS là một hệ thống lưu trữ dựa trên cơ sở mạng hiện có và chỉ cho phép hệ thống lưu trữ dữ liệu thông qua hệ thống mạng.

Những thiết bị NAS có tổng gía trị đầu tư thấp nhưng thể hiện được những tính năng vượt trội như: hiệu suất, tính mềm dẻo và tính sẵn sàng cao của hệ thống. Lơ ̣i ích lưu trữ của NAS: dung lượng lưu trữ lớn; dữ liệu an toàn bảo mật, lưu trữ dữ liệu tập trung; hiệu suất, tính mềm dẻo cao; dễ dàng nâng cấp; quản trị vận hành đơn giản; giá thành hợp lý.NAS hỗ trợ nhiều kiểu RAID: RAID 0, 1, 5 và X-RAID đảm bảo dữ liệu luôn được an toàn tối đa loại bỏ tình trạng mất mát dữ liệu người dùng.Với giao thức FTP và HTTP tích hợp sẵn trên NAS giúp cho người dùng lưu trữ và backup dữ liệu từ xa thông qua mạng Internet mà không phải lo lắng tới những rủi ro mất mát dữ liệu.Hệ thống NAS hỗ trợ Printer server cổng USB tích hợp cung cấp khả năng chia sẻ máy in qua mạng đáp ứng được tất cả những nhu in ấn của người dùng.

Do Trung tâm mới có 01 phòng đọc sách tổng hợp, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Nhằm đáp ứng và thỏa mãn các yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ và sinh viên đặc biệt là các sinh viên thuộc các chương trình đào tạo trình độ quốc tế của ĐHQGHN, bằng nguồn kinh phí của hợp phần bổ sung, Trung tâm đã xây dựng phòng đọc chất lượng cao theo mô hình hiện đại, tạo ra môi trường học tập, làm việc chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế thông qua việc cải tạo, sửa chữa tầng 5 của Tòa nhà Thư viện Trung tâm (144 Xuân Thủy, Cầu Giấy). Việc thiết lập khu vực đọc chất lượng cao bao gồm việc trang bị: đầu tư trang thiết bị nội thất: bàn, ghế, giá sách; cải tạo sửa chữa cảnh quan: sơn sửa hê ̣ thống cửa sổ, cửa đi, lắp đă ̣t hê ̣ thống rèm, hê ̣ thống trần tha ̣ch cao, hê ̣ thống đèn trần, đèn trang trí; lắp đặt hê ̣ thống an ninh phòng đo ̣c (camera giám sát), hệ thống máy tính truy cập phục vụ bạn đọc tra cứu và khai thác kho tài nguyên thông tin của Trung tâm và các trang thiết bị kỹ thuật khác (Hệ thống thiết bị kỹ thuật); công tác xử l ý nghiệp vụ cho tài liê ̣u: tổ chức lại kho tài liệu. Phòng đo ̣c chất lượng cao đặt tại Nhà C 1 - 144 Xuân Thủy được trang bị một hệ thống camera giám sát hiện đại gồm: 06 ống kính camera kỹ thuật số (IP Camera) và 01 thiết bị lưu trữ hình ảnh để đảm bảo công tác an ninh, ngoài ra còn bao gồm nhiều trang thiết bị kỹ thuật hiện đại khác để phục vụ tối đa nhu cầu của bạn đọc như: hệ thống máy tính multimedia cấu hình cao, hệ thống an ninh sách bằng công nghệ RFID, hệ thống photocopy kỹ thuật số ..

2.3.1.2.3. Cơ sở dữ liệu

Nguồn tài nguyên điện tử được lựa chọn để tiếp tục duy trì là Tạp chí điện tử toàn văn Science Direct Online và Sách điện tử toàn văn Springer eBook 2008, 2009 Copyright Collection

Science Direct

Science Direct là một dịch vụ chuyển giao hơn 1.800 tạp chí điện tử toàn văn có chỉ số ảnh hưởng khoa học cao với gần 6 triệu bài báo về các lĩnh vực và chủ đề khoa học, công nghệ khác nhau, được công bố bởi các nhà khoa học , nhà nghiên cứu hàng đầu trên thế giới. ScienceDirect có các phương án lựa chọn cấp phép tối ưu, từ phương thức cơ bản là truy cập trực tiếp vào nguồn dữ liệu tới việc hỗ trợ khách hàng cùng chia sẻ một nguồn dữ liệu (Consortium hoặc Share Programs). Hình thức cấp phép căn bản của ScienceDirect là thu phí hàng năm đối với các truy cập điện tử dựa trên việc xác định phần trăm giá trị của phí tiếp cận bản in.

Springer Ebooks

Là bộ sưu tập sách điện tử chuyên ngành với rất nhiều đầu sách đã đoạt giải Nobel với những tính năng vượt trội.

Trung tâm đã xây dựng được bộ CSDL về Địa chất học và Tài nguyên địa chất Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng tạo điều kiện cho mọi đối tượng thầy và trò của ĐHQGHN, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khác có thể truy cập trong và ngoài khuôn viên của Trung tâm, là một kho học liệu chất lượng cao phục vụ cho công tác xây dựng bài giảng điện tử của các giảng viên ĐHQGHN . Khác với Từ điển Bách khoa, bộ sách điện tử về Địa chất học và Tài nguyên địa chất Việt Nam là một bộ sách điện tử lớn tích hợp những kiến thức hoàn chỉnh về các chủ đề và đề mục trong Địa chất học nói chung và Địa chất& Tài nguyên địa chất của Việt Nam nói riêng.

Khác với Từ điển Bách khoa , bộ sách điện tử về Địa chất học và Tài nguyên địa chất Việt Nam là một bộ sách điện tử lớn tích hợp những kiến thức hoàn chỉnh về các chủ đề và đề mục trong Địa chất học nói chung và Địa chất& Tài nguyên địa chất của Việt Nam nói riêng.

Bộ sách điện tử về Địa chất học và Tài nguyên địa chất Việt Nam sẽ là cơ sở, là tiền đề để xây dựng Bách khoa thư Địa chất của Việt Nam.

2.3.2. Dự án e.Books đại học

Ngày 01/02/2012, Giám đố c Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i ký quyết đi ̣nh số 448/QĐ-KHCN giao cho Trung tâm Thông tin - Thư viê ̣n, ĐHQGHN làm chủ đầu tư dự án “Xây dựng và phát triển Hê ̣ thống sách điê ̣n tử đa ̣i ho ̣c để nâng cao chất lượng đào ta ̣o và nghiên cứu khoa ho ̣c” thay cho Ban Quản lý và Phát triển dự án, ĐHQGHN. Ngay khi đươ ̣c phê duyê ̣ t chủ đầu tư dự án e .books đại học , Trung tâm Thông tin - Thư viê ̣n đã phối hợp cùng các đơn vi ̣: Trung tâm Ứng du ̣ng công nghê ̣ thông tin, Viê ̣n Công nghê ̣ thông tin để tiến hành rà soát các ha ̣ng mu ̣c đầu tư của dự án cho phù hợp với tình hình triển khai của dự án hiê ̣n nay.

Trên tinh thần tâ ̣p trung đầu tư hê ̣ thống sách điê ̣n tử và tránh đầu tư trùng lă ̣p giữa các đơn vi ̣ thành viên của ĐHQGHN , Trung tâm Thông tin - Thư viê ̣n đã phối hơ ̣p với các đơn vi ̣ liên quan để rà soát , đánh giá các nô ̣i dung đầu tư của dự án; dưới đây là các nô ̣i dung điều chỉnh của dự án e.books đại học:

- Dự án e.books đại học được phê duyệt gồm các hạng mục đầu tư chính sau: - Hệ thống cơ sở dữ liệu sách điện tử (Số hóa nguồn tin nội sinh của ĐHQGHN và xây dựng CSDL toàn văn để khai thác, phân phối cho sinh viên, học sinh và cán bộ của toàn ĐHQGHN)

- Phần mềm quản lý, phân phối và khai thác sách điện tử

- Phòng sản xuất nội dung đa phương tiện, sách điện tử có nội dung đa phương tiện

- Hạ tầng kỹ thuật CNTT và truyền thông của ĐHGHN

2.3.2.1. Phần mềm và công cụ

Trong khuôn khổ dự án e .books đại học của ĐHQGHN, Trung tâm đã được trang bi ̣ phần mềm quản lý tài nguyên số ContentPro , một giải pháp của Innovative. Content Pro là giải pháp quản lý tài nguyên số , nằm trong bộ giải pháp cho thư viện của Innovative. Với giao diện Web thân thiện, dễ hiểu, khả năng tìm kiếm ma ̣nh và thiết kế cho vi ệc thu thập các siêu dữ liệu, giải pháp cung cấp khả n ăng truy cập, nghe, nhìn toàn diện cho người dùng . Khả n ăng tổ chức và quản lý nguồn tài nguyên số Content Pro có khả năng lưu trữ và quản lý tài nguyên số dưới nhiều định

dạng và kích cỡ nhu ̛: đi ̣nh da ̣ng video , audio, ảnh, văn bản ... Các tài liệu số được mô tả theo chuẩn Dublin Core . Hệ thống hỗ trợ hoàn toàn chuẩn Unicode . Các tài liệu số được tổ chức phân loại theo các bộ sưu tập tùy theo nhu cầu của người dùng. Khả năng đưa tài liệu số vào hệ thống linh hoa ̣t và dễ dàng

Tài liệu số có thể được đưa vào hệ thống trên 2 giao diện: Web và Client. Điều này giúp cho: tính năng tìm kiếm theo từ khóa và đánh giá kết quả tìm kiếm theo mức độ chính xác; có thể tìm kiếm theo từng b ộ sưu tập; có khả năng tìm kiếm toàn v ăn dựa trên vi ệc đánh chỉ mu ̣c toàn v ăn cho các da ̣ng file PDF , Word và các loa ̣i v ăn bản; có thể tích hơ ̣p với nền tảng tìm kiếm Encore Synergy; nhiều lựa cho ̣n sắp xếp trong từng bộ sưu tập và trong kết quả tìm kiếm , khả năng tùy chỉnh giao di ện với người dùng, cung cấp khả năng nghe, xem, đo ̣c toàn diện cho người dùng Content Pro đưa đến cho ba ̣n đo ̣c nhiều t iện ích giúp cho việc sử du ̣ng các tài liệu số được thuận tiện và hiệu quả nhất . Đối với các tài liệu đi ̣nh da ̣ng video hay âm thanh , hệ thống cho phép vận hành theo cơ chế streaming với phần mềm đu ̛ợc nhúng sẵn trong h ệ thống. Người dùng sẽ xem hoặc nghe trực tiếp trên trang web hoặc tải về máy để sử dụng.Đối với tài liệu dạng ảnh, phần mềm nhúng Image Viewer giúp người dùng xem và cảm nhận ảnh bằng cách phóng to , thu nhỏ, đổi chiều của ảnh ... Ngoài ra, người dùng có thể tự ta ̣o các slideshow cho riêng mình để thu ận tiện cho việc theo dõi các bộ sưu tập ảnh khác nhau . Đối với tài liệu dạng văn bản (sách điện tử), phần mềm nhúng Book Viewer đưa ra những tính n ăng thuận lợi nhất cho vi ệc xem sách ngay trên trang web.Các tính năng của Book Viewer cũng tương tự như các tính năng của các phần mềm đo ̣c sách thông du ̣ng trên thi ̣ trường như iBook của Apple.

Content Pro có khả năng tích hơ ̣p với H ệ thống phát hiện và tìm kiếm thống nhất (Discovery). Content Pro được phát triển theo chuẩn OAI -PMH (Open archives Initiative Protocol for Metadata Harvesting). Do vậy, các hệ thống phát hiện và tìm kiếm thống nhất (như Encore Synergy của Innovative) có thể kết nối vào Content Pro và gom các thông tin dữ liệu. Nói cách khác, hệ thống phát hiện và tìm kiếm thống nhất được xây dựng trên cùng tiêu chuẩn có thể tìm kiếm dữ liệu trên Content Pro.

Hệ thống quản lý, phân phối và khai thác sách điện tử đã được trang bị và đưa vào sử dụng : Phần mềm Content Pro IRX (bản quyền vĩnh viễn) để quản trị, tìm kiếm, khai thác tài nguyên số tại Trung tâm ; bổ sung thêm 16 bản quyền người dùng (user licence) cho phần mềm thư viện điện tử tích hợp; hoàn thành xây dựng kiến trúc tổng thể phát triển tài nguyên số theo chuẩn Dspace trong toàn ĐHQGHN, nâng cấp website trung tâm, xây dựng giải pháp truy cập cơ sở dữ liệu từ xa. Phần mềm Content Pro IRX đang quản trị 37.000 biểu ghi , hơn 40.000 đối tượng số với khoảng 2 triệu trang tài liệu số.Phần mềm thư viện điện tử tích hợp quản trị 123.712 bản ghi thư mục với 426.150 tài liệu, 67.185 bạn đọc, quản lý các quy trình nghiệp vụ thư viện. Ngày cao điểm, phần mềm thư viện điện tử phục vụ gần 4000 lượt bạn đọc với hơn 5000 lượt giao dịch mượn, trả tài liệu tại các cơ sở phục vụ của Trung tâm.Phần mềm thư viện số tóm tắt giúp cho quảng bá nguồn tài nguyên số trên của ĐHQGHN. Số lượng tải về liên tục tăng theo thời gian; trung bình mỗi tháng có khoảng 1000 lượt tải, đăng trích.

Trung tâm đã nâng cấp Website; xây dựng giải pháp truy cập CSDL điện tử từ xa. Tính từ tháng 11/2013 đến 27/10/2014, có đến 245.777 lượt truy cập, khai thác thông tin khoảng 20.400 lượt/ tháng tăng khoảng gần 8 lần so với trước khi nâng cấp là 48.131 lượt truy cập, từ tháng 1/2013 đến tháng 10/2013 (khoảng hơn 2.600 lượt/tháng).

2.3.2.2. Hệ thống trang thiết bị

Trung tâm đã tiến hành cải tạo phòng phát triển tài nguyên số với diện tích 77m2, được đưa vào sử dụng từ tháng 12/2012.

Quy trình để tạo ra các eBooks mới có tính đa phương tiện như sau:

Bước 1: Thu thập (biên dịch nếu cần thiết) số liệu số hóa là sản phẩm của các hạng mục đầu tư khác thuộc dự án;

Bước 2: Lập đề cương nội dung sách

Bước 3: Xây dựng kịch bản đa phương tiện, tương tác, mô phỏng 3D đối với nội dung số hóa.

Bước 4: Phát triển tính năng theo kịch bản đã xác định.

Bước 5: Đóng gói dưới các dạng thức phù hợp dành cho các loại thiết bị truy cập đầu cuối thông dụng sử dụng.

Để đảm bảo tính sẵn sàng cao và khả năng đáp ứng một số lượng lớn khoảng 30 đến 50 ngàn người sử dụng truy cập vào hệ thống sách điện tử đại học, Trung tâm đã nâng cấp, tăng cường một số trang thiết bị chuyên dụng cần thiết như: hệ thống máy chủ (để quản lý và lưu trữ sách điện tử), hệ thống thiết bị mạng (để kiểm soát truy cập, phân phối sách điện tử đến bạn đọc).

Trung tâm đã trang bị 6 máy chủ, 1 thiết bị tường lửa, 1 thiết bị định tuyến chuyên dụng, thiết bị chuyển mạch lõi cho Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin; 02 máy chủ, máy trạm phục vụ công tác số hoá, kios tra cứu thông tin … cho Trung tâm thông tin thư viện. Máy chủ Mail sever gateway của ĐHQGHN cho giao dịch thư điện tử với bên ngoài. Mỗi ngày có trung bình gần 100.000 thư điện tử đi và đến qua máy chủ Mail gateway của ĐHQGHN.Máy chủ chạy hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu người dùng tập trung của ĐHQGHN (sử dụng phần mềm mã nguồn mở OpenLDAP). Hiện nay hệ thống đang lưu và vận hành 49.200 tài khoản người dùng (LDAP) là cán bộ, sinh viên cho các dịch vụ email và các ứng dụng như hệ thống quản lý hồ sơ văn bản và điều hành của ĐHQGHN, hệ thống tài nguyên số, hệ thống tra cứu các CSDL nước ngoài.Thiết bị chuyển mạch mạng lõi hiện nay đang dùng để kết nối tập trung đến tất cả các đơn vị trong ĐHQGHN. Hiện nay, thiết bị này đang nối cáp quang đến 23 thiết bị chuyển mạch đặt ở các đơn vị trong phạm vi ĐHQGHN các khu vực Cầu Giấy, Mễ Trì, Thượng Đình.

Thiết bị cân bằng tải, sự cố quá tải trên các máy chủ đã được Trung tâm xử lý một cách triệt để, nâng cao rõ rệt chất lượng mạng VNUnet. Thiết bị này được thực hiện chia tải cho: 02 máy chủ Proxy cho 3.500 cán bộ và 1000 sinh viên khi họ đến các giảng đường, phòng thực hành có cho truy cập internet; 02 máy chủ Proxy phục vụ 4.000 sinh viên ở ký túc xá; 02 máy chủ ứng dụng đăng ký học theo tín chỉ, phục vụ 28.000 sinh viên của 6 trường và 3 khoa của ĐHQGHN đăng ký vào học mỗi kỳ.

Sơ đồ thiết kế tổng thể hệ thống mạng ĐHQGHN trong đó có phần hệ thống được đầu tư cho dự án e.Books đại học được minh hoạ như sau :

Hình 15: Mô hình logic của hệ thống

Trung tâm đã được đầu tư 01 máy số hóa sách đóng tập với tốc độ scan là 1.600 trang/giờ, tuy nhiên với năng lực thiết bị như vậy vẫn không đủ khả năng tiến hành số hóa 50.000 đầu tài liệu trong khoảng thời gian 2 năm.Vì vậy, để đạt được mục tiêu 50.000 đầu tài liệu trong 2 năm tương đương với 10.000.000 trang tài liệu trong 2 năm, Trung tâm đã bổ sung 01 máy số hóa sách đóng tập.

2.3.2.3. Cơ sở dữ liệu

Với quy mô và mục tiêu ban đầu của dự án, Trung tâm chỉ tập trung số hóa các tài liệu phục vụ công tác đào tạo tín chỉ, nhiệm vụ chiến lược. Cụ thể dự án ưu tiên tiến hành số hóa các loại tài liệu sau: các bài giảng, giáo trình đã được biên soạn bởi các giảng viên của ĐHQGHN đã được duyệt, đã được xuất bản hoặc chưa được xuất bản; các tài liệu tham khảo là các tài liệu dịch theo dạng chuyên đề đã được ĐHQGHN phê duyệt; giáo trình, tài liệu tham khảo bắt buộc thuộc các môn học của chương trình đào tạo tín chỉ, nhiệm vụ chiến lược (mà ĐHQGHN nắm bản quyền); luận văn, luận án hiện Trung tâm TT-TV đang lưu trữ và quản lý; báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên, giảng viên, cán bộ thuộc ĐHQGHN (những công trình nghiên cứu khoa học sử dụng nguồn kinh phí do ĐHQGHN cấp); báo cáo hội thảo, hội nghị khoa học do ĐHQGHN

tổ chức; các tài liệu quý, hiếm được lưu giữ và quản lý tại các Phòng tư liệu của các đơn vị thành viên của ĐHQGHN.

Có năm nguyên tắc được xác định nhằm chọn tài liệu để số hóa hướng đến việc phát triển kho e.Books Đại học:

- Tài liệu quý hiếm: Tài liệu quí hiếm, lâu năm, độc giả không thể trực tiếp sử dụng, dễ hư hỏng - chẳng hạn như tài liệu chữ Nôm trên giấy bồi;

- Tài liệu liên quan đến bản gốc: Những tài liệu mà người muốn tìm hiểu không thể tiếp cận được bản gốc (ví dụ các văn bản viết tay - "manuscript" của các nhà thơ, nhà văn, các nhà chính trị, hoặc các bản tuyên ngôn có chữ ký cuả các lãnh tụ như bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ hiện có tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, vv…). Trên thực tế, còn có rất nhiều thể loại viết tay trên những chất liệu khác nhau. Việc số hoá các bản viết tay đó tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi hơn cho các nhà nghiên cứu;

- Tính hữu dụng: Hữu dụng là lý do cơ bản trước tất cả mọi quyết định phát triển sưu tập. Tài liệu có tần suất sử dụng cao (như giáo trình, tài liệu tham khảo mà các giáo viên thường yêu cầu tất cả sinh viên tìm đọc);

- Nhu cầu nội bộ: Sưu tập nội bộ được xây dựng để phục vụ nhu cầu nội bộ, chẳng hạn như đối với thư viện đại học: yêu cầu học tập, giảng dạy, và nghiên cứu là ưu tiên;

- Tài liệu mới: Mặc dù sưu tập cũ mang tính lịch sử là cần thiết cho nghiên cứu, nhưng tài liệu mới cũng cần được quan tâm khi lựa chọn tài liệu để số hóa;

Căn cứ những nguyên tắc trên, Trung tâmđã số hoá nguồn tin nội sinh để lựa chọn các danh mục tài liệu phù hợp để ưu tiên số hóa theo từng giai đoạn khác nhau.

- Giai đoạn 1 (9 tháng đầu): tập trung số hóa nguồn tin nội sinh hiện đang được lưu giữ và quản lý tại Trung tâm. Đồng thời khảo sát, lập danh mục các tài liệu cần số hóa tại các Phòng tư liệu của các đơn vị thành viên của ĐHQGHN để chuẩn bị cho giai đoạn 2.

- Giai đoạn 2 (12 tháng): thu thập, số hóa các tài liệu thuộc danh mục cần số hóa đã được lập tại giai đoạn 1.

- Giai đoạn 3 (3 tháng): tổng kết, đánh giá hoạt động số hóa, chuẩn bị tài liệu, tổ chức tập huấn cho giảng viên, sinh viên ĐHQGHN các hoạt động nhằm duy trì và phát triển các tài liệu số hóa trong tương lai.

Trung tâm đã thu thập, xây dựng hệ thống cơ sở sách điện tử tại ĐHQGHN(Số hoá nguồn tin nội sinh của ĐHQGHN và xây dựng CSDL toàn văn để khai thác, phân phối cho sinh viên, học sinh và cán bộ của toàn ĐHQGHN) gồm: đã thực hiện số hoá, biên mục và phân loại theo đúng chuẩn nghiệp vụ thư viện; Dublin core, DDC14, AACR2..., đáp ứng các yêu cầu về mô tả thư tịch của GoogleScholar được 37.281 tài liệu/bài với 2.081.049 trang gồm loại hình tài liệu là các công trình, tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước, sách, giáo trình, tài liệu khoa học, tài liệu tham khảo, tài liệu Hán Nôm, Sử, Văn... luận văn, luận án, báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học... của cán bộ và sinh viên ĐHQGHN, tài liệu số trên đã được tổ chức quản trị, đưa vào tìm kiếm, khai thác trên phần mềm Content Pro; tổ chức, biên soạn, xuất bản và số hoá sách có bản quyền: đã hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng (tháng 12/2013) 67 sách điện tử; hoàn thành sản xuất, thử nghiệm 10 bài giảng/giáo trình điện tử tương tác đa phương tiện thuộc môn Tin học cơ sở và Cơ sở văn hoá Việt Nam; tổ chức tập huấn, khai thác tài liệu số cho người dùng tin gồm: 04 lớp với khoảng 200 lượt (cán bộ).

2.3.3. Dự án Thư viện số 2.0

Dự án “Xây dựng thư viện số thế hệ 2.0 nền tảng cho hoạt động nghiên cứu và đào tạo đỉnh cao tại Đại học Quốc gia Hà Nội” được triển khai từ năm 2015 bao gồm ba nội dung chính: phần mềm công cụ; trang thiết bị và về cơ sở dữ liệu. Tính đến nay, dự án đã triển khai được gần 3 năm, thực hiện được 50% tiến độ dự án.

ĐHQGHN là một trung tâm đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học hàng đầu đất nước. Tại chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2020 tầm nhìn năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thư viện số tại trung tâm thông tin thư viện, đại học quốc gia hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)