"Vong" của các triều vì để mất lòng dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tân ước Việt sử những năm đầu thế kỷ XX (trường hợp Việt sử tân ước toàn biên) (Trang 106 - 163)

1.2 .Tân ƣớc Việt sử những năm đầu thế kỷ XX

2.4. Chép đủ những gì liên quan đến đại thể, cốt yếu hƣng vong hay

2.4.3. "Vong" của các triều vì để mất lòng dân

Trong lịch sử xây dựng đất nƣớc, có thịnh có suy. Tuy nhiên, với nƣớc Nam ta, những điều suy vong ấy không phải vì sức yếu bất tài trong công cuộc giành độc lập, giải phóng dân tộc, mà những điều suy phát xuất ra từ nội tại. Những nguyên nhân khiến đất nƣớc suy vong vì kẻ cai trị ăn chơi, tin ngoại thích...coi nhẹ việc xây dựng kinh tế, chính trị, an dân. Có thể lấy một biểu hiện tiêu biểu cho sự suy vong ấy của đất nƣớc ta vào thời kỳ cuối Trần.

Trong khoảng 175 năm trị vì, nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt ba lần kháng chiến chống quân Nguyên thành công vào các năm 1258, 1285 và 1288, nhƣng trong những năm sau này, kể từ đời vua Dụ Tông thì triều đại nhà Trần đã suy yếu đi vì nhiều lý do, chủ yếu là do sự mục nát và yếu kém của hệ thống quan lại.

*Tiểu kết chƣơng 2

Trên đây, chúng tôi đã phân tích bài tựa, bài tự ghi ba nguyên tắc cũng nhƣ sự biểu hiện cụ thể của cách thức và phƣơng pháp tân ƣớc Việt sử theo các cấp độ mà tác gia sử học Hán văn Hoàng Đạo Thành đã vận dụng để biên soạn nên Việt sử tân ước toàn biên theo tinh thần “kính cẩn giản

ƣớc theo các bộ sử cũ; chép đủ những gì liên quan đến đại thể, cốt yếu hƣng vong”. Cách làm đó tiêu biểu cho lối tân ƣớc Việt sử phổ biến vào những năm đầu thế kỉ XX. Cách làm đó phù hợp với tinh thần thời đại phổ thông tri thức, phù hợp với đối tƣợng hƣớng vào là những ngƣời trẻ tuổi. Học quốc sử để thấy “nguồn cơn tan hợp, nguyên cớ hƣng suy, làm gƣơng làm răn”; khắc phục “điểm sai lầm lớn của học giới hàng trăm nghìn năm”; khắc phục tệ hại, “trải các triều đại đến nay, kẻ sĩ học nơi “tƣờng”, “tự”, khoa cử lấy ngƣời, ngoài kinh ngoài truyện, sử nƣớc chỉ lƣợc qua loa”, “làm cho nhân dân mất đi tƣ tƣởng yêu nƣớc, đám thƣợng lƣu mịt mờ phƣơng châm trị quốc”. Bản thân Việt sử và Việt sử đƣợc tân ƣớc quả là “máy hun đúc quốc hồn, linh đan bồi bổ quốc não”cho buổi quá độ từ truyền thống sang hiện đại trong hoàn cảnh dƣới ách chế độ thực dân và phong kiến.

KẾT LUẬN

1. Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đã diễn ra những thay đổi lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Việt Nam. Trong buổi Âu - Á giao thông, tấm gƣơng Nhật Bản duy tân, Trung Hoa cách mạng, đã làm cho ngƣời Việt Nam bừng tỉnh. Những sĩ phu yêu nƣớc, đệ tử một thời của "cửa Khổng sân Trình" đã nhận ra nguyên nhân mất nƣớc, dân tộc là ở chỗ "nƣớc nhà cam đƣờng hủ bại". Họ đã dồn trí lực cho một cuộc đổi mới dân tộc chƣa từng có tiền lệ trong lịch sử nhằm "khai dân trí, chấn hƣng dân khí, thực dân tài" để "đề tỉnh quốc dân". Họ tham gia đấu tranh thức tỉnh đồng bào, không sợ bị bắt bớ hay đầu rơi máu chảy, đòi quyền đƣợc nhận một nền giáo dục thực nghiệp đã khiến thực dân Pháp buộc phải cải lƣơng khoa cử, chuyển đổi giáo dục khoa cử sang giáo dục phổ thông, cải đổi chƣơng trình học. Các nhà Nho duy tân đã hƣớng vào lịch sử, truyền dạy, phổ cập những hiểu biết về lịch sử dân tộc, lịch sử giống nòi bằng nhiều hình thức văn tự, trong đó có chữ Hán.

2. Việt Nam có truyền thống biên soạn lịch sử từ khá sớm. Tuy nhiên, những bộ sử đƣợc biên soạn chủ yếu đồ sộ, theo tinh thần gƣơng soi chung cho vua tôi và đƣợc tàng trữ ở Quốc Sử quán, ngƣời dân không mấy ai có cơ hội đƣợc đọc. Vì vậy, một trào lƣu biên soạn sách giáo khoa nói chung, sách lịch sử nói riêng ra đời trong phong trào duy tân - trào lƣu "tân ƣớc", "lƣợc biên", "toát yếu" Việt sử chữ Hán, trong đó, Việt sử Tân ước Toàn biên của Hoàng Đạo Thành, một chí sĩ hoạt động trong Phong trào Duy tân,

một tác gia Hán Nôm cận đại Việt Nam là một trong những trƣờng hợp tiêu biểu. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề tân ƣớc Việt sử đầu thế kỷ XX thể hiện

trong Việt sử Tân ước Toàn biên làm đối tƣợng nghiên cứu của luận văn

thạc sĩ của mình.

3. Việt sử Tân ước Toàn biên, trong kho sách Hán Nôm hiện còn 14 bản in và 1 bản chép tay. Sau khi khảo sát đối chiếu chúng tôi chọn văn bản mang kí hiệu VHv.996/1-2 (trùng bản VHv.997/1-2), hiện đang lƣu trữ tại Thƣ viện Viện nghiên cứu Hán Nôm đƣợc xem là văn bản đầy đủ và rõ ràng nhất, là văn bản cơ sở để tiến hành nghiên cứu. Sách đƣợc chia thành 2 quyển, quyển thƣợng và quyển hạ. Quyển thƣợng có 63 tờ, quyển hạ có 50 tờ, mỗi tờ đều in hai mặt, sách có khổ 28x15,5. Đây là bộ sách đƣợc duyệt làm sách giáo khoa cho bậc Tiểu học trong chƣơng trình cải lƣơng giáo dục 1906. Chúng tôi đã dịch văn bản làm tƣ liệu cho mọi phân tích trong bản luận văn này.

4. Về bố cục, Văn bản Việt sử Tân ước Toàn biên gồm 2 quyển Thƣợng và Hạ. Quyển thƣợng bao gồm lời bạt, lời tựa, lạc khoản, ba nguyên tắc biên soạn, lịch đại kỷ niên và nội dung từ Hùng Vƣơng雄王

đến Bình Đinh Vƣơng. Quyển hạ, nội dung từ Lê kỷ黎紀- Lê Mẫn Tông

黎愍宗 và phụ bài Tây Sơn thủy mạt khảo西山始末攷. Tuy nhiên, bài Tây Sơn thủy mạt khảo là một bút pháp mới mẻ trong phƣơng pháp biên soạn của Hoàng Đạo Thành, không gần khía cạnh tân ƣớc mà chúng tôi khai thác, vì vậy hứa hẹn nghiên cứu vào những đề tài có liên quan khác.

5. "Tân ƣớc" ở đây có nghĩa là phƣơng thức rút gọn theo trào lƣu mới, mang màu sắc thời cận hiện đại. Các thao tác tân ƣớc phải đảm bảo tiêu chí là tân ƣớc phải dựa vào sử nguồn phục vụ cho tân ƣớc. Mục đích tân ƣớc đƣợc thể hiện qua bài "Tự" (do Đình nguyên Hoàng giáp Đào

Nguyên Phổ - tác gia Hán văn cận đại viết) và "Tự chí tam tắc" của tác giả. Ở bài Tự (lời tựa), Đào Nguyên Phổ đã nêu lên những nguyên tắc cơ bản cho việc học sử thời cận đại là ở chỗ: việc học sử chính là nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong quốc gia và học sử phải học theo lối mới. Đối tƣợng học sử không chỉ là các bậc quân vƣơng và quần thần của quân vƣơng, mà đối tƣợng tân ƣớc Việt sử hƣớng đến chính là quốc dân. Quốc sử là “máy hun đúc quốc hồn", là “linh đan bồi bổ quốc não”. Nguyên tắc tân ƣớc là "phụng ƣớc quốc sử, kính cẩn giản ƣớc theo các bộ sử cũ và Khâm định Thông giám Cương Mục, còn nhƣ những gì liên quan đến đại thể, cốt yếu

hƣng vong căn cứ theo thực mà ghi chép đủ".

6. Giữ nguyên kết cấu biên niên, cƣơng mục của " Khâm định Thông

giám Cương Mục (Khâm định Việt sử Thông giám Cương Mục) do Quốc Sử quán triều Tự Đức soạn, "tân ƣớc" của Việt sử Tân ước Toàn biên đƣợc định hƣớng theo những điểm có tính chất nhƣ cái khung của bộ sử nguồn nhƣ Cƣơng, MụcThông giám (gƣơng soi chung). Hoàng Đạo Thành đã xây dựng cả bảng Lịch đại kỷ niên; ghi phần Cƣơng theo tiêu đề làm ngƣời đọc dễ nhận ra chủ đề của cả đoạn; ghi phần Mục theo sự giản lƣợc.

Thông giám mang tinh thần hƣớng tới quốc dân, gƣơng soi chung cho quốc dân. Quốc dân phải có trách nhiệm học sử quốc gia.

7. Tân ƣớc Việt sử trong Việt sử Tân ước Toàn biên là chép đủ những gì liên quan đến đại thể, cốt yếu hƣng vong. Hƣng thể hiện trong tinh thần bất khuất trong đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia Đại Việt độc lập tự chủ. Vong là đề cập đến cái vong của các triều vì để mất lòng dân. Nêu lên những gì trải qua trong quá khứ để thức tỉnh lòng yêu nƣớc của quốc dân. Qua đó, kêu gọi quốc dân soi vào lịch sử để thấy thực tế mất nƣớc đau lòng. Đây cũng

chính là tinh thần vƣợt trội mà tác giả đã gửi gắm khi trình bày những sự kiện lịch sử.

8.Với tình hình giáo dục lịch sử nhƣ hiện nay, thì tân ƣớc nhƣ một trải nghiệm của quá khứ. Qua việc nghiên cứu vấn đề Tân ƣớc Việt sử những năm đầu thế kỷ XX- Trƣờng hợp Việt sử Tân ước Toàn biên của Hoàng Đạo Thành cho ta hiểu những gì đã qua trong tƣ duy giáo dục một thời. Những nhận thức đó không chỉ có ý nghĩa trong quá khứ mà nó còn để lại một kinh nghiệm quý báu cho phƣơng pháp phổ cập giáo dục nói chung và vấn đề dạy và học môn Việt sử nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc Anh (1987), Vài nét về nền Hán học cũ ở Việt Nam dưới chế độ

thuộc địa của thực dân Pháp, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (2), tr. 50 – 58.

2. Phan Trọng Báu (1994), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Phan Trọng Báu (2008), Nhìn lại cuộc cải cách giáo dục (1906 – 1917) ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5,

tr.11- 24.

4. Thiều Chửu (2005), Hán Việt tự điển, Nxb. Thanh Niên, Tp. HCM. 5. Hoàng Ngọc Cƣơng, Môn Bắc sử cho cấp tiểu học trong chương

trình cải lương giáo dục khoa cử 1906 (qua nghiên cứu "Bắc sử tân san toàn biên"), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm, 2012

6. Trần Bá Đệ (2001), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Trần Văn Giáp (1941), Lược khảo khoa cử Việt Nam (từ khởi thủy đến khoa Mậu Ngọ 1918), Tập san Khai trí Tiến Đức, Hà Nội.

8. Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm – nguồn tư liệu văn học sử học Việt Nam, Tập 1, Thƣ viện Quốc gia xuất bản, Hà Nội,

1970, trang 255 – 256;

9. Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự (1961), Lịch sử cận đại Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Hƣờng (2007), Sơ bộ khảo sát các sách dạy lịch sử Việt Nam

bằng chữ Hán và chữ Nôm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Thông báo Hán

Nôm học, tr.484 - 500 .

12. Nguyễn Thị Hƣờng (2011), Diện mạo sách giáo khoa Hán Nôm trong giáo dục Nho học cải lương thời Pháp thuộc, Tạp chí Nghiên cứu và Phát

triển, số 5 (88), tr 22 – 38.

13. Nguyễn Thị Hƣờng, Nghiên cứu sách dạy lịch sử viết bằng chữ Hán

và chữ Nôm, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, chuyên ngành Hán Nôm đã

đƣợc bảo vệ thành công ở Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện, Học viện Khoa học Xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2012.

14. Vũ Ngọc Khánh (1985), Tìm Hiểu Nền Giáo Dục Việt Nam Trước 1945, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

15. Phạm Văn Khoái (1996), Một vài vấn đề về sách giáo khoa dạy chữ

Hán trong kho sách Hán Nôm, Thông báo Hán Nôm học, tr.136-149

16. Phạm Văn Khoái (2001), Một số vấn đề chữ Hán thế kỷ XX, Nxb

ĐHQG Hà Nội.

17. Phạm Văn Khoái (2010), Khoa thi tiến sĩ cuối cùng trong lịch sử khoa

cử Việt Nam (Kỷ Mùi, Khải Định năm thứ 4, 1919), Nxb ĐHQG, Hà

Nội.

18. Trần Nghĩa, F.GROS (1993), Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục

19. Vũ Văn Ngân, Loại hình văn bản sách giáo khoa lịch sử cho hệ ấu học đầu thế kỷ XX-Qua nghiên cứu văn bản "An Nam sơ học sử lược", Luận văn Thạc sĩ ngành Hán Nôm, 2010.

20. Trần Thị Cẩm Ly, Tìm hiểu văn bản "Việt sử Tân ước toàn biên" -

Giới thiệu và trích dịch, Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Hán

Nôm, 2011.

21. Nam phong tạp chí.

22. Quốc sử Quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản dịch của Viện Sử học, bản in của Nhà xuất bản Giáo dục,

PHỤ LỤC

1. Trích dịch Quyển thƣợng (tr.1a-63a) văn bản

Việt sử tân ước toàn biên

2. Bản chụp Quyển thƣợng (tr.1a-63a) nguyên tác văn bản

THÀNH THÁI BÍNH NGỌ TRỌNG ĐÔNG TÂN THUYÊN

VIỆT SỬ TÂN ƢỚC TOÀN BIÊN

CÚC LỮ HOÀNG PHÓ XÂM * QUAN VĂN ĐƢỜNG TÀNG BẢN

[1b] Thử thư biên thành, kinh giao ấn công tương hoạt bản loát ấn hĩ. Đệ suyễn mậu thậm đa, bất túc đương chư nho sinh ngụ mục. Tư bản dĩ tái tường duyệt kiểm chính tức giao ấn công tương tân bản san khắc, tịnh trình Quý phủ toà quan, thính tương thi hành.

Kim Lũ Hoàng Đạo Thành cẩn chí.

Dịch:

Sách này làm xong, đã giao cho thợ đem in theo hoạt tự nhƣng sai sót rất nhiều, không đáng cho các nho sinh nhìn đƣợc. Nay bản sách đã đƣợc kiểm duyệt hiệu chính lại, lập tức đem cho thợ in khắc thành bản mới, đồng thời đã kính trình lên. Quý phủ tòa quan (quan thống sứ) cho phép thi hành.

Kim Lũ, Hoàng Đạo Thành cẩn chí.

[2a] ĐẠI VIỆT SỬ ƢỚC TỰ

Đã là một nƣớc, không kể lớn hay nhỏ, đã có nƣớc tất phải có sử. Sử nhƣ một bức ảnh chụp các mặt về đất đai, dân cƣ, triều đại, chính trị, giáo hóa của cả nƣớc. Các nƣớc văn minh nhƣ Âu Mỹ, Nhật Bản đều rất coi trọng sử học. Sử của các nƣớc là một khoa chuyên môn, còn sử của nƣớc mình thì là môn học phổ thông. Con ngƣời ta từ lúc sinh ra cho đến khi lên bảy thì bắt đầu đến trƣờng học, thì cho học quốc văn, tụng quốc sử. Đàn bà con gái cũng đƣợc học nhƣ thế. Đại khái là để in cho bằng đƣợc hai chữ Quốc gia vào trong não bộ của con ngƣời, khiến cho nó bám bền không dời đi đâu đƣợc, quấn quýt không gỡ ra nổi. Cho đến khi tuổi đã lớn, học hành cũng thành, không ai là không biết đến quan hệ mật thiết giữa tổ quốc với gia đình và bản thân. Cho nên họ coi đất đai của tổ quốc cũng nhƣ điền sản của riêng mình, xem quốc dân cũng nhƣ anh em ruột thịt. Họ họp lại thành lực lƣợng lớn, liên kết thành khối đại đoàn kết, [2b]

chung lo an ninh , trù tính ích chung. Ngƣời ngƣời ai nấy đều gắng theo nghĩa vụ của mình, cho nên sự nghiệp làm cho quốc gia trở nên phú cƣờng, không phải là ngẫu nhiên mà có đƣợc! Nƣớc Nam ta đƣờng đƣờng là đất đã do “ sách trời phân định, vua xƣa phân cỏ mao”13, khí hậu hài hòa mà sản vật phong phú, là “con cháu của cha tiên mẹ rồng”14

, tộc loại đông mà tài chất đẹp. Một đất nƣớc, một dân tộc có những tƣ cách tối ƣu nhƣ vậy, mà ngày nay lại là một nhân

13

Thời cổ đại , nghi thức phân phong chƣ hầu, dùng cỏ bạch mao bọc trong lớp bùn trao cho ngƣời đƣợc phong, tƣợng trƣng cho việc trao đất đai và quyền lực

dân yếu hèn đến nhƣ thế, há phải là do ông trời riêng phạt mà ra nông nỗi nhƣ vậy chăng? Suy xét nguyên nhân thì hẳn là bởi không chăm chút giảng dạy thực học. Này cái gọi là thực học, quốc sử chính là một nhân tố trọng yếu đấy. Khảo xét nƣớc Nam ta, lập quốc từ rất lâu, sánh cùng Đƣờng Ngu. Tổng quát xƣa nay, có thể phân chia ra thành 3 thời kì. Hồng Bàng trở về sau đến trƣớc Loa thành, mới có bộ lạc chƣa thành quốc gia, có tiếng nói nhƣng chƣa có trƣớc thuật. Tất cả những gì ghi trong sử cũ, đều là truyền nghe, ấy là thời kì nghi sử. [3a] Triệu Vũ trở đi, đất đai lệ thuộc Trung Hoa. Đã không có nƣớc thì làm sao có sử? Trong khoảng thời ấy, dẫu trong đám thứ sử, thái thú, đô hộ giả sử nhũng ngƣời có tiếng là hiền quan đức tốt thì đó cũng đều không phải là những kỉ niệm gì đáng để ta phải sùng bái cả. Còn nhƣ những bậc đại anh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tân ước Việt sử những năm đầu thế kỷ XX (trường hợp Việt sử tân ước toàn biên) (Trang 106 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)