1.2 .Tân ƣớc Việt sử những năm đầu thế kỷ XX
2.2. Nguyên tắc tân ƣớc thể hiện qua "Tự chí tam tắc"
2.2.1. "Tự chí tam tắc –Ba nguyên tắc biên soạn "
Nếu nhƣ bài Tự đề cập đến các yêu cầu cũng nhƣ những nhận thức mới mang tính dẫn đƣờng về sử và quốc sử, mục đích của việc dạy quốc sử… thì “Tự chí Tam tắc” lại là sự cụ thể hóa, là sự quán triệt những nhận thức đó cho việc biên soạn Việt sử tân ước toàn biên 越 史新 約全 編. Ba nguyên tắc biên soạn do tác giả tự ghi lại chính là những thao tác đƣợc thực hiện nhằm hiện thực hóa những nhận thức mới về sử và quốc sử cho việc biên soạn một bộ quốc sử trên thực tế. Ba nguyên tắc đó là:
Thứ nhất: Phụng ƣớc quốc sử, kính cẩn giản ƣớc theo các bộ sử cũ và Khâm định thông giám cương mục, còn nhƣ những gì liên quan đến đại thể, cốt yếu hƣng vong căn cứ theo thực mà ghi chép đủ. Ngoài ra kính cẩn thu tập các sách Quốc triều thế hệ, Quốc triều thực lục và các sách Nhất thống chí, Gia Định thông chí, Phương Đình địa chí, Tiết nghĩa lục, Tang thương ngẫu lục, cùng các sách thuộc loại tạp chí và những điều thủa nhỏ
tôi đƣợc các vị cố lão nói cho nghe qua, có điểm nào phát minh thêm hoặc khảo chứng đƣợc ƣớc lƣợc lại thành sách. Đến nhƣ các sách Vân đài loại ngữ, Lịch triều hiến chương, Thông gi ám đã vựng tập đầy đủ rồi, cũng có
lƣợc tập. Trong đó, cái gì liên quan đến sự việc thì theo sử cũ, nhƣng từ ngữ thì không thể lấy hết đƣợc, không dám cố giữ theo sử cũ, [6b] chỉ nhũng gì có ý nghĩa biểu dƣơng điều thiện, đả kích cái ác thì mới dám trộm lấy mà thôi.
Thứ hai: Phụng xét nƣớc ta, mặt hƣớng ra biển, lƣng dựa vào núi, đông nam là mặt biển; bắc giáp Khâm, Liêm của Quảng Đông, Long Châu của Quảng Tây, cho đến phủ Bằng Tƣờng, các phủ Khai Hóa, Lâm An của Vân Nam; tây nam giáp với các nƣớc Miến Điện, Ai Lao, Xiêm La, Cao Miên; cửa biển có đến 111 chỗ; các trạm dịch trừ Bình Thuận, Biên Hòa
trở vào cực nam đến giới phận Hà Tiên, đều thuận tiện theo đƣờng thủy cả. Phía ngoài từ Bình Thuận đến kinh đô Phú Xuân và phía bắc đến Nam Quan, tổng cộng có 98 trạm, dài suốt 3866 dặm 133 trƣợng linh 2 thƣớc. 1 dặm nam tính vào khoảng 135 trƣợng, mỗi trƣợng 10 thƣớc nam. 1 dặm bắc tính vào 180 trƣợng, 1 thƣớc bắc chỉ bằng 7 tấc 5 phân thƣớc nam. [7a]
Tính chung thì dặm nam với dặm bắc cũng tƣơng đồng. 5 thƣớc bắc là 1 bộ.
Thứ ba: Nƣớc Nam ta từ xƣa cần có văn tự cho mình rồi, nếu không có thì lấy gì để ghi chép? Thứ sử họ Sĩ dạy chữ, tức là đến lúc đó thì mới bắt đầu học Hán văn, dùng chữ Hán. Hán văn thông hành đã lâu, quốc tự vì vậy chẳng đƣợc truyền lại nữa nên không thể khảo lại đâu đƣợc cả. Hãy xem dân các vùng sơn động thƣợng du, đều có văn tự của riêng họ cả để mà dùng với nhau, há đã là vùng trung châu mà lại chỉ mình là không có văn tự hay sao?
Hoàng Đạo Thành cẩn chí!
Trong ba nguyên tắc trên, nguyên tắc thứ nhất có một đoạn trong đó trực tiếp liên quan đến đề tài luận văn của chúng tôi. Đoạn đó là “Phụng ƣớc quốc sử, kính cẩn giản ƣớc theo các bộ sử cũ và Khâm định thông giám
cương mục, còn nhƣ những gì liên quan đến đại thể, cốt yếu hƣng vong căn cứ theo thực mà ghi chép đủ”. Do vậy, chúng tôi đặc biệt chú ý đến nguyên tắc này. Nguyên tắc này liên quan đến các bộ sử nguồn cho tân ƣớc. Còn hai nguyên tắc sau, chúng sẽ đƣợc đề cập đến trong một dịp khác.