NIÊN ĐẠI CỐ ĐÔ HOA LƢ QUA NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU KIẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vật liệu kiến trúc thời đinh tiền lê ở khu trung tâm di tích cố đô hoa lư luận văn ths khảo cố học 60 22 60 (Trang 66 - 68)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TƢ LIỆU

3.2. NIÊN ĐẠI CỐ ĐÔ HOA LƢ QUA NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU KIẾN

kỷ X tại Hoa Lƣ vẫn tiếp tục đi theo truyền thống. Đó là nền kiến trúc ổn định trên cơ sở các kỹ thuật chế tác tre gỗ phát triển cao.

Tóm lại, nghiên cứu vật liệu kiến trúc cố đơ Hoa Lƣ ở thế kỷ X có thể nhận thấy sự vƣơn lên làm chủ kỹ thuật sản xuất vật liệu kiến trúc và nắm bắt nghệ thuật kiến trúc của ngƣời Việt. Đó là một q trình vừa duy trì và phát triển truyền thống kiến trúc cổ truyền, vừa tiếp thu những tinh hoa kỹ thuật mới và hòa nhập vào truyền thống kiến trúc cổ Việt Nam, từ đó tạo nên một phong cách kiến trúc riêng của Việt Nam ở thế kỷ X.

3.2. NIÊN ĐẠI CỐ ĐÔ HOA LƢ QUA NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU KIẾN TRÚC KIẾN TRÚC

Khu di tích Cố đơ Hoa Lƣ, đến nay đã trải qua nhiều đợt điều tra và khai quật nghiên cứu. Nhiều cơ quan và các nhà nghiên cứu chuyên môn đã tiếp xúc với những di tích, di vật phát hiện ở đây. Việc nghiên cứu, giám định niên đại cho những di tích, di vật đã phát hiện đã đƣợc tiến hành một cách bài bản và khoa học. Tuy nhiên, do các cuộc điều tra, khai quật tiến hành cách nhau khá xa và đƣợc tiến hành bởi nhiều cơ quan và các nhà khoa học khác nhau nên dù có nhiều ý kiến thống nhất nhƣng cũng cịn khơng ít ý kiến nghi ngờ niên đại kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê và nhiều di vật thời Đinh - Tiền Lê ở đây.

Việc nghiên cứu, hệ thống toàn bộ những tƣ liệu đã thu đƣợc từ trƣớc đến nay và nghiên cứu chuyên sâu nhóm vật liệu xây dựng ở Ccố đô Hoa Lƣ

ở thế kỷ X có thể khẳng định lại chắc chắn về niên đại của các vết tích trƣớc đây đã khẳng định là di tích thời Đinh - Tiền Lê.

- Các đợt điều tra, khai quật nghiên cứu đã tìm thấy những dấu tích tƣờng thành đƣợc xây bằng gạch thế kỷ X với phần chân thành đƣợc gia cố theo những kỹ thuật truyền thống tƣơng tự đã phát hiện ở những nền móng bên dƣới những di tích kiến trúc thời Đinh Lê đã phát hiện ở các hố đào bên trong khu trung tâm của thành.

- Các đợt khai quật, thám sát ở trong khu trung tâm thành đã tìm thấy một tầng văn hóa ổn định bao gồm cả các nền móng kiến trúc và các di vật kiến trúc, cũng nhƣ di vật sinh hoạt có niên đại tiêu biểu cho thời Đinh - Tiền Lê.

- Các nền móng kiến trúc đƣợc xây xếp bằng kỹ thuật đơn giản, với các loại gạch lát và gạch xây có đặc điểm chỉ có ở thời Đinh - Tiền Lê. Các thời trƣớc và sau đó chƣa bao giờ có các loại gạch tƣơng tự mà chỉ có các loại gạch đƣợc tiếp thu từ truyền thống kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê. Thực tế, các nền kiến trúc xếp gạch vuông thời Lý ở Thăng Long (Hà Nội), Văn Lộc (Thanh Hóa)… đã phát huy truyền thống đó bằng loại gạch có hoa văn khác hẳn và có độ nung cao hơn nhiều.

- Hệ thống di vật, bên cạnh nhiều đồ sành, gốm men và gốm thô đƣợc giới nghiên cứu thống nhất khẳng định thuộc thế kỷ X. Khối di vật kiến trúc và trang trí kiến trúc ở đây có nhiều hiện vật chƣa tìm thấy ở các nơi khác và chƣa tìm thấy ở thời trƣớc và sau Đinh - Tiền Lê. Hệ thống tƣợng uyên ƣơng đã đƣợc PGS.TS Tống Trung Tín so sánh trong hệ thống tƣợng uyên ƣơng Việt Nam và kết luận đó là các sản phẩm của thời Đinh - Tiền Lê [60: tr 116]. Hệ thống đầu ngói hoa sen ở Hoa Lƣ khác với hệ thống đầu ngói thời Bắc thuộc tìm thấy ở Luy Lâu (Bắc Ninh), Thăng Long (Hà Nội) và khác với đầu ngói hoa sen, hoa cúc thời Lý ở Chƣơng Sơn (Nam Định), Thăng Long (Hà

Nội)… Một số hiện vật trang trí kiến trúc khác đều có những họa tiết trang trí có phong cách gần gũi với phong cách nghệ thuật Đinh - Tiền Lê thể hiện trên các viên gạch lát hoa sen và chim phƣợng. Hiện vật bằng gỗ chạm khắc một đầu rồng khoẻ mạnh, từ bờm, đến các hàng tóc đều mềm mại, miệng nổi gờ tròn nhƣ miệng cá chép, mảng chạm khá lớn, phủ kín bề mặt cấu kiện, hoạ tiết khác hẳn với đầu rồng thời Lý, Trần và càng xa lạ với đầu rồng thời Lê, thời Nguyễn.

Tất cả hệ thống di tích, di vật tìm đƣợc ở Hoa Lƣ đa phần đều nằm trong khoảng niên đại khoảng thế kỷ X. Niên đại này có lẽ nằm vào nửa cuối thế kỷ X - đầu thế kỷ XI nhƣ trong thƣ tịch cổ đã ghi chép (khoảng từ năm 968 đến năm 1010). Tuy nhiên đây chỉ là niên đại tiêu biểu, tập trung nhiều di tích, di vật đã đƣợc phát hiện. Trong thực tế, niên đại khu di tích dài hơn thế nhiều bởi trƣớc đó đã tìm thấy nhiều vật liệu kiến trúc thời Bắc thuộc từ Lục Triều đến Tùy Đƣờng (các loại gạch xám, gạch đỏ có in hoa văn ca rơ). Sau thời Đinh - Tiền Lê, thời Lý và thời Trần còn tiếp tục sử dụng và xây dựng thêm một số kiến trúc ở khu di tích này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vật liệu kiến trúc thời đinh tiền lê ở khu trung tâm di tích cố đô hoa lư luận văn ths khảo cố học 60 22 60 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)