Quá trình nghiên cứu và tình hình tƣ liệu về vật liệu kiến trúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vật liệu kiến trúc thời đinh tiền lê ở khu trung tâm di tích cố đô hoa lư luận văn ths khảo cố học 60 22 60 (Trang 29 - 33)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TƢ LIỆU

1.2. HIỆN TRẠNG DI TÍCH CỐ ĐƠ HOA LƢ VÀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN

1.2.3. Quá trình nghiên cứu và tình hình tƣ liệu về vật liệu kiến trúc

Khi kinh thành Hoa Lƣ ra đời cho tới nay đã hơn một ngàn năm tuổi, gần nhƣ thời nào cũng có các sử gia, các nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu, ghi chép, khảo cứu về nó. Tuy vậy phải nói rằng, trừ một vài bản báo cáo khảo sát, khai quật khảo cổ về kinh thành Hoa Lƣ trong thời gian gần đây cịn lại chƣa có một cơng trình tầm cỡ nào đề cập riêng đến vật liệu kiến trúc ở Khu trung tâm di tích Cố đơ Hoa Lƣ.

Vào thế kỷ XIV, thời Trần một tác giả khuyết danh đã viết cuốn Đại Việt

sử lược, cuốn sử sớm nhất của ta viết về kinh đô Hoa Lƣ. Theo cuốn sử này,

năm 968 sau khi lên ngôi “ở động Hoa Lƣ” vua Đinh “xây cung điện chế triều nghi…và 16 năm sau, năm 984, vua Lê cho xây dựng cung điện ở núi Hỏa Vân, gồm điện Bách Bbảo Tthiên Ttuế, Phong Lƣu, Vinh Hoa, Bồng Lai, Cực Lạc, Trƣờng Xuân, Long Lộc và lầu Hỏa Vân, đến năm 992 xuất hiện thêm lầu Càn Nguyên. Một số trong các cơng trình đó đƣợc dát vàng bạc [74: tr

Sang thế kỷ XV, thời Lê, Nguyễn Trãi viết Dư địa chí cho biết thêm

kinh đô nƣớc Đại Cồ Việt ở Hoa Lƣ, mà “Hoa Lƣ xƣa là Đại Hoàng, bây giờ là phủ Trƣờng Yên” [69: tr 24].

Cũng vào thời Lê, Ngô Sỹ Liên viết cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, cho biết rõ hơn về ý đồ chọn đất đóng đơ của vua Đinh cũng nhƣ địa điểm và qui mơ của kinh thành Hoa Lƣ. Qua đó cho biết thêm điện Bách Bảo Thiên Tuế là nơi coi chầu, điện Trƣờng Xuân là nơi vua ngủ và biết thêm trong số lầu các, cung điện đó có cửa Minh Đức. Ở đây Ngô Sỹ Liên cũng viết rõ hơn Việt sử

lược việc vua Đinh xây cung điện là “đắp thành đào hào, làm cung điện”

(Đại Việt sử lược chỉ ghi: “xây cung điện”) [23: tr 215].

Sang thời Nguyễn, các bộ sử và thể loại “Chí” có ít nhiều đều đề cập tới Kinh thành Hoa Lƣ trong đó có bộ Cương mục, Đại Nam nhất thống chí, Ninh

Bình phong vật chí, Ninh Bình tồn tỉnh địa chí khảo biên, Ninh Bình tỉnh chí…

Cương mục đề cập vấn đề này tƣơng tự nhƣ Toàn thư, ngoài ra cho biết

thêm: “Thành Hoa Lư ở Trường Yên là nơi đóng đô của họ Đinh. Họ Đinh

nhân thế núi đắp thành ấy, chu vi 500 trượng. Vết tích thành cũ vẫn cịn” [47:

tr 237]. Theo đây nhà Đinh đã biết lợi dụng nơi hiểm yếu để đắp thành, chu vi

(thành nhân tạo) khoảng 1.500m.

Ninh Bình phong vật chí, gọi điện Bách Bảo Thiên Tuế là Bách Tuế Thiên Bảo, điện Tử Hoa là Trang Quang và cung cấp thêm: “Đô cũ của nhà

Đinh và nhà Lê đóng ở Tràng An thượng và Tràng An hạ… về hạt Gia Viễn… có ngoại thành và nội thành và có cây tháp thiết trường cùng chùa Một Cột, tuy tháp chùa lâu ngày mai một, mà các danh hiệu vẫn còn… đến nay trải qua mấy tang thương cung điện hóa thành đám cỏ, duy cịn hai cột đá cao một trượng, bốn bên có nét chữ, nhưng vì lâu ngày cỏ rêu mờ mịt khơng hiểu là chữ gì cả” [10].

Đại Nam nhất thống chí nói đến Ccố đơ Hoa Lƣ kỹ hơn: cửa (thành) xây

bằng đá, cùng với di tích cầu Đơng, cầu Dền, cầu Mống, Tràng Tiền, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ… nay còn một cột đá lớn hai quầng, cao một trƣợng, bốn bên có ngấn chữ lờ mờ…có lẽ là di tích chùa Nhất Trụ [46: tr 249].

Ninh Bình tỉnh chí có bổ xung thêm một di tích nữa ở khu cố đơ Hoa Lƣ

là đình Ngang [40].

Gia Viễn huyện chí đƣợc ơng Hồng Tạ Ngọc viết dƣới thời Nguyễn mô

tả Kinh thành Hoa Lƣ: “Nhà Đinh dựa núi đắp thành, trong là thành, ngoài là quách, dựa vào sông để làm hào, có bốn cửa kiên cố chắc chắn… núi Ba Chon là vọng tiêu phía bắc thành, núi Kình Phong là vọng đài nội thành, núi Cột Cờ là kỳ đài nƣớc Đại Cồ Việt, núi Bái Đính là đại thế tàng phục phía tây… động Thiên Tơn là cửa khóa sắt phía đơng” [34].

Trên đây là những ghi chép, khảo tả, chú giải Kinh thành Hoa Lƣ thế kỷ X trong các bộ sử nƣớc nhà, kể từ thời Nguyễn về trƣớc. Riêng tài liệu nƣớc ngồi có lời tâu của viên sứ giả Tống Cảo và bài nghiên cứu của học giả Pháp G-Đuy-mu-chi-ê.

Tống Cảo là sứ giả nhà Tống đến Kinh thành Hoa Lƣ vào năm 989-890 khi chính quyền Đại Cồ Việt nằm trong tay họ Lê. Đây là tài liệu duy nhất, theo hiểu biết hiện nay, mô tả Kkinh thành Hoa Lƣ khi nó đang đóng vai trị là kinh đơ, nhƣng khơng đƣợc nhiều lại thiên về nói đến cách ứng sử của vua Lê khi tiếp sứ và cố ý mô tả Kkinh đô Hoa Lƣ theo ý hạ thấp và bơi nhọ [6]. Cịn G-Đuy-mu-chi-ê cũng chỉ khẳng định rằng Hoa Lƣ là quốc đô đầu tiên của An Nam bên bờ hữu sơng Hồng Giang [20: tr32].

Từ hịa bình lập lại đến nay, một loạt các bài nghiên cứu thế kỷ X nói chung, hai vƣơng triều Đinh-Lê nói riêng, trong đó có nhiều bài viết về Kkinh thành Hoa Lƣ, đƣợc đăng tải trên báo, tạp chí, in thành sách. Đi tiên phong giai đoạn này là các nhà sử học, khảo cổ học, bảo tàng học, thông tin đƣợc

công bố chủ yếu dựa vào khảo sát điền dã, khai quật khảo cổ học trên vùng đất Hoa Lƣ (Bảng 1). Nội dung nghiên cứu Kkinh thành Hoa Lƣ giai đoạn

này là đi sâu tìm hiểu tổng thể mặt bằng, các tuyến tƣờng thành, cung điện, nhà cửa, các kiến trúc tôn giáo, hệ thống bố phịng… để từ đó đánh giá về giá trị, tầm quan trọng của kinh thành, sự ra đời, quá trình tồn tại và sự chấm rứt vai trị kinh đơ, sự đóng góp của nó ở nửa cuối thế kỷ X. Có thể liệt kê ra những tài liệu dƣới đây:

Những năm 60 ở thế kỷ trƣớc tác giả Mạc Kính Dƣơng viết: “Thắng cảnh Ninh Bình” khảo cứu sơ bộ những di tích có liên quan đến hai triều đại Đinh - Lê và khu Cố đơ Hoa Lƣ nhƣ đình chùa, miếu, núi, hang động nhằm giới thiệu những nét cơ bản cho khách tham quan [9].

Năm 19892 tại hội nghị “Lịch sử thế kỷ X”, trong tham luận giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng có viết “khơng gian Hoa Lƣ” là bản lề, quá độ, trung gian giữa Giao và Ái, giữa sông Hồng và sông Mã, Mƣờng và Việt, rừng núi và đồng bằng, giữa An Nam Tống Bình và Đại Việt Thăng Long giữa thế kỷ IX và thế kỷ XI, có ý nghĩa địa kinh tế - chính trị - xã hội - chiến lƣợc lớn lao [78: tr 217].

Vào những năm 60-70 ở thế kỷ trƣớc, bên bờ hữu sơng Hồng Long (quãng từ núi Nghẽn đến chùa Bà Ngơ) đã tìm thấy rất nhiều di vật, trong đó có một số đƣợc giám định niên đại rơi vào thế kỷ X. Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã kết hợp với Ty Văn hóa Ninh Bình mở đợt khảo sát điền dã tồn vùng đất Ccố đơ Hoa Lƣ, đồng thời mở một số hố thám sát tại đây trong đó chủ yếu cắt ngang một đoạn tƣờng thành phía bắc để nghiên cứu cấu trúc, kỹ thuật xây thành. Kết quả đợt cơng tác đó cho thấy đây là lần đầu tiên nghiên cứu Kkinh thành Hoa Lƣ dựa vào phƣơng pháp khai quật khảo cổ [20: tr 32].

Năm 1976 - 1977, Bảo tàng Hà Nam Ninh tiến hành đợt khảo sát với qui mơ tƣơng đối lớn tồn bộ vùng đất huyện Hoa Lƣ đồng thời tiến hành đào

thám sát và khai quật một loạt địa điểm trong khu vực thành ngoại Ccố đơ

Hoa Lƣ, kết quả đã tìm thấy một số nền gạch vng có trang trí hoa văn cùng gạch chữ nhật có chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, “Giang tây quân”

Tháng 5 năm 1991 đã tiến hành khai quật một số điểm trong khu “Thành Ngoại” đã phát hiện đƣợc một hệ thống móng kiến trúc và móng tƣờng thành, xác định thuộc thế kỷ X.

Cuối năm 1997 đầu năm 1998, Sở Văn hóa Thơng tin Ninh Bình đã phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật lại và đào mới khoảng 200m2

ở bên ngồi, phía tây nam bờ tƣờng đền Lê (Bản vẽ 2). Kết quả khai quật đã cho

thấy một số phế tích đổ nát, nền lát gạch, đƣờng lát gạch ở thế kỷ X (hiện đang đƣợc trƣng bày tại chỗ) (Bản ảnh 3.1; 4.1).

Năm 2002 tác giả Đặng Công Nga cho ra đời cuốn sách Kinh đô Hoa Lư

thời Đinh-Tiền Lê [27] trong đó có tập hợp khá đầy đủ tài liệu về Ccố đô Hoa

Lƣ, đây là tập hợp tài liệu của tác giả, với sự cộng tác của các cán bộ Bảo tàng Ninh Bình.

Từ tháng 11/2009 đến tháng 4/2010 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình tiến hành đào thám sát và khai quật khu Trung tâm di tích Ccố đơ Hoa Lƣ (phía đơng bắc đền Lê), với 18 hố thám sát và khai quật với tổng diện tích hơn 830m2 (Bản vẽ 3) đã phát hiện nhiều dấu tích nền móng kiến trúc của Kkinh đô Hoa Lƣ xƣa đồng thời thu thập nhiều di vật mang lại những nhận thức mới về diện mạo kiến trúc của kinh đô Hoa Lƣ xƣa [11; 12] (Bảng 2; Bản ảnh 3.2; 4.2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vật liệu kiến trúc thời đinh tiền lê ở khu trung tâm di tích cố đô hoa lư luận văn ths khảo cố học 60 22 60 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)