Gạch lát nền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vật liệu kiến trúc thời đinh tiền lê ở khu trung tâm di tích cố đô hoa lư luận văn ths khảo cố học 60 22 60 (Trang 43 - 47)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TƢ LIỆU

2.1. GẠCH

2.1.2. Gạch lát nền

Gạch lát nền có số lƣợng tƣơng đối lớn, nhƣng đa số đã bị vỡ. Hình dáng chung là một khối hình vng hoặc khối hình chữ nhật dẹt, mặt cắt ngang hình chữ nhật. Trên mặt gạch trang trí in nổi hoa văn hình bơng sen hoặc hình đơi chim phƣợng vờn nhau. Gạch màu đỏ gạch hoặc vàng gạch, độ nung thấp, xƣơng thơ, bở. Căn cứ vào loại hình và hoa văn trang trí có thể chia gạch lát nền thành ba loại:

- Loại 1: Gạch khối hình vng, giữa mặt gạch in nổi một bông hoa sen 16 cánh với 2 loại cánh sen to mập và cánh sen thon dài, chính giữa là gƣơng sen, trong gƣơng sen có hình nhũ đinh thể hiện cách điệu hạt sen, các cánh sen tỏa đều ra xung quanh. Bốn góc trang trí hình bƣớm cách điệu. Tất cả những hoa văn hình hoa sen và hình bƣớm cách điệu nằm gọn trong khung hoa văn in nổi hồi văn hình triện nằm vng vức theo khung vng của mặt gạch. Về kích thƣớc, gạch có các cạnh dao động trong khoảng từ 30cm đến 35cm, nhƣng tập chung nhất trong khoảng 34cm x 34cm, độ dày gạch 6cm

(Bản ảnh 16.2; 17; Bản vẽ 17.e,f,g,i; 19.2; Bản dập 5.2; 6; 7).

- Loại 2: Gạch khối hình vng, mặt gạch in nổi hình đơi chim phƣơng vờn nhau uốn lƣợn thành một vòng tròn. Dáng chim phƣợng vẽ bằng các vạch cong, đơn giản thể hiện dáng chim phƣợng uyển chuyển, chắc khỏe. Bốn góc trang trí hình bƣớm cách điệu. Tất cả những hoa văn hình chim phƣợng vờn nhau và hình bƣớm cách điệu nằm gọn trong khung hoa văn in nổi hồi văn hình triện nằm vng vức theo khung vng của mặt gạch. Kích thƣớc của loại này tƣơng tự nhƣ gạch loại 1, nằm trong khoảng 34cm x 34cm, độ dày gạch trung bình 6cm (Bản ảnh 18.2; Bản vẽ 17.h; 19.1; Bản dập 5.1; 8.1).

- Loại 3: Gạch khối hình chữ nhật kích cỡ lớn (74cm x 47cm x 6cm), mặt gạch trang trí in nổi hai bơng sen tám cánh kép, nhìn thẳng, chính giữa là gƣơng sen, trong gƣơng sen có hình nhũ đinh thể hiện cách điệu hạt sen, các cánh sen tỏa đều ra xung quanh. Bốn cạnh viên gạch và hai bên, ở giữa hai bơng hoa sen in nổi hoa văn móc xoắn hình bƣớm cách điệu. Tất cả các hoa văn trang trí nằm trong khung hình chữ nhật đƣợc bao quanh hình chữ nhật của mặt gạch có trang trí hàng nhũ đinh. Loại này mới chỉ thấy duy nhất trong mảng nền kiến trúc số I, phát hiện trong hố H.1 khai quật tháng 3/1998 (Bản

ảnh 18.1; Bản vẽ 20.1).

* Kỹ thuật kiến trúc:

Gạch có chức năng dùng để lát nền nhà hoặc sân của kiến trúc. Qua những dấu tích nền nhà đã phát hiện trong các đợt khảo sát và khai quật khảo cổ từ trƣớc đến nay, có thể thấy những cung điện, đền đài ở Hoa Lƣ xƣa có quy mơ kiến trúc khá to lớn, hồnh tráng.

- Trong đợt điều tra năm 1969, ở chân núi Cột Cờ, chỗ đầu tƣờng thành Đơng, đã tìm thấy một nền gạch lát quy mơ khá lớn. Nền gạch dù đã bị phá huỷ khá nhiều nhƣng vẫn có thể thấy đƣợc quy mơ và hình trạng ban đầu của nó. Nền gạch đƣợc lát rất ngay ngắn, nằm cắt ngang qua tƣờng thành và vng góc với trục của tƣờng thành, cao hơn mặt ruộng gần đó 1,15m và sâu 1,6m so với mặt tƣờng thành hiện tại. Đất dƣới nền gạch là loại đất sét màu xám cùng loại với đất đắp tƣờng thành, đất chung quanh và ở phía trên nền gạch, nhƣng có lẫn nhiều mảnh gạch vỡ hoặc cịn ngun vẹn. Tính theo các hàng gạch hiện cịn, nền gạch này hình chữ nhật, ngang 4,5m, dài 8,6m. Tồn bộ nền gạch có 22 hàng ngang, mỗi hàng có có 12 hoặc 13 viên. Nền gạch này có thể chia làm ba phần: Phần thứ nhất (tính từ ngồi vào) gồm 7 hàng gạch, nhiều hàng khơng cịn ngun vẹn, hàng ngồi cùng chỉ cịn 2 mảnh vỡ. Nhƣ vậy, biên phía ngồi của nền gạch đã bị phá huỷ và phần này có thể cịn

có thêm những hàng gạch nữa; Phần thứ hai là phần giữa có 7 hàng gạch, cịn tƣơng đối nguyên vẹn; Phần thứ ba có 8 hàng gạch, nằm vào phía trong thành. Có một hàng gạch mỏng đặt nghiêng chia 8 hàng gạch ra làm hai, mỗi bên bốn hàng. Lại có một hàng gạch đặt nghiêng ngăn bốn hàng phía trong làm hai khoảng đều nhau. Biên phía trong nền gạch cịn tƣơng đối ngun vẹn, là một hàng gạch đặt nghiêng, bó sát vào hàng gạch lát cuối cùng. Ba phần của nền gạch này đƣợc tạm chia theo hai khoảng cách đều nhau khơng có lát gạch, giữa phần thứ nhất và phần thứ hai khoảng cách này rộng 57cm, giữa phần thứ hai và phần thứ ba rộng 23cm. Nền gạch do bị nén lâu ngày nên đã lún ít nhiều và một số viên gạch cũng đã rạn nứt. Gạch lát nền là loại gạch vuông to, màu đỏ, độ nung khá cao, có hoa văn in nổi ở trên mặt. Do khn gạch khác nhau và do khi nung gạch độ co ngót khơng đều cho nên gạch to nhỏ khác nhau (mỗi cạnh khoảng từ 30cm - 35cm). Có thể nói những viên gạch lát nền có kích thƣớc lớn và trang trí hoa văn rất đẹp. Về mặt hoa văn, có thể thấy cả hai loại hoa văn đã mô tả phân loại ở trên bao gồm gạch trang trí hình hoa sen (loại 1) và gạch trang trí đơi chim phƣợng (loại 2) [20, tr 40-42] (Bản

vẽ 6).

- Đợt khảo sát năm 1977 - 1978 của Ty Văn hoá Hà Nam Ninh, đã phát hiện trong hố thám sát số 3, mở ở trong khu vực đền Lê, một mảng nền gạch hoa sen, gạch có kích thƣớc trung bình 34cm x 34cm x 7cm. Tiếp tục mở rộng hố số 3 về phía nam đền Vvua Lê, ở độ sâu 0,95m tiếp tục bắt gặp thêm hai mảng nền gạch hoa. Mảng nền thứ nhất dài 4,2m, rộng 1,8m, gồm 10 hàng dọc và 5 hàng ngang, lát khá bằng phẳng. Gạch vuông cỡ lớn (34cm x 34cm x 7cm) một mặt có trang trí hoa văn hoa sen, xung quanh viền bằng đƣờng triện. Biên phía nam có hai hàng gạch chữ nhật xếp nghiêng tạo thành một rãnh hình lịng máng. Bên trên mảng nền gạch này có nhiều viên gạch chữ nhật xếp chồng lên nhau có thể là dấu vết tƣờng bị đổ. Mảng nền thứ hai nằm

song song với mảng nền thứ nhất, bị dỡ chỉ còn lại khoảng 2m chiều dài, 1,6m chiều rộng, ngang 4 hàng, dọc 5 hàng, cùng loại gạch hoa nhƣ mảng thứ nhất, một số viên có trang trí phƣợng vờn tạo thành một đƣờng trịn. Dấu tích nền gạch có thể là dấu vết cịn lại của một cơng trình kiến trúc cỡ lớn kiểu cung điện đã bị phá hay dỡ đi [17: tr 326-329] (Bản ảnh 10; 11).

- Đợt đào thám sát tháng 1/1998 của Sở VHTT Ninh Bình phối hợp với Viện KCH. Trong 61 hố thám sát mở ở phía nam đền Lê, có 9 hố đã phát hiện vết tích nền kiến trúc: Hố IV.2 dƣới độ sâu 1,1m - 1,6m gặp 6 viện gạch vuông màu đỏ vàng (35cm x 35cm) lát nền theo hƣớng bắc - nam; Hố VI.1 dƣới độ sâu 0,75m gặp 3 viên gạch vuông lát nền theo hƣớng đông - tây; Hố VII.1-2 dƣới độ sâu 0,85cm gặp những nền gạch hình chữ nhật màu xám, có một hàng xếp nằm ngang, một hàng xếp đứng kiểu răng cƣa chạy theo hƣớng đông - tây; Hố VIII.1-2 dƣới độ sâu 0,35m gặp 6 viên gạch vuông hoa sen lát nền nằm theo hƣớng bắc - nam; Hố C1-2 dƣới độ sâu 0,7m gặp 11 viên gạch vuông lát theo hƣớng bắc - nam; Hố A5 dƣới độ sâu 1,15m gặp 4 viên gạch vng có hoa sen cánh to nằm liền xít bên nhau. Trong 9 vị trí xuất lộ nền kiến trúc, có thể thấy vết tích ở các hố VII.1-2, VIII.1-2, IV.2 và VI.1 là của cùng một nền kiến trúc [59: tr 8-9].

- Đợt khai quật tháng 3/1998, trong 2 hố đào đƣợc mở trên cơ sở các hố thám sát tháng 1/1998 cũng đã phát hiện các mảng nền kiến trúc khác.

Mảng nền kiến trúc thứ nhất nằm ở phía tây hố H.I, ở độ sâu 1,5m, còn lại 14 viên gạch và mảnh gạch lát. Những viên gạch này tuy đều bị xô lệch và nằm rải ra trên nhiều vị trí nhƣng trong tổng thể là tƣơng đối tập chung và đƣợc lát theo hàng lối và phƣơng hƣớng rõ ràng bao gồm 7 hàng gạch nằm theo hƣớng bắc nam. Điểm đặc biệt của mảng nền này là ngoài việc lát bằng những viên gạch vng trang trí hoa sen nổi tám cánh kích cỡ 34cm x 34cm x 6cm nhƣ đã thấy ở những mảng nền khác, cịn thấy xuất hiện loại gạch lát nền

hình chữ nhật kích cỡ lớn (74cm x 47cm x 6cm) trên mặt trang trí hai bơng sen nổi tám cánh mà chƣa thấy xuất hiện ở mảng nền kiến trúc nào khác. Về diện tích, mảng nền hiện còn dài 7m, rộng 3,5m. Ngoài ra, ở xung quanh mảng nền này đều thấy các mảng gạch lát tƣơng tự đã bị xô lệch. Chứng tỏ quy mô của nền kiến trúc khá lớn.

Mảng nền kiến trúc thứ hai xuất lộ ngay dƣới chân tƣờng bảo vệ đền Lê. Nơi xuất lộ còn tất cả 8 viên gạch vuông xếp thành hai hàng nằm theo hƣớng bắc - nam. Về vị trí, mảng nền này nằm cách mảng nền thứ nhất 2,4m về phía bắc và sâu hơn 0,45m (Bản vẽ 7).

Mảng nền kiến trúc thứ ba nằm ở hố H.II, đã bị phá huỷ hầu hết, chỉ cịn sót lại 4 mảng nhỏ. Hàng thứ nhất nằm gần vách Đông của hố với 14 viên gạch vuông xếp thành bốn hàng dài 2,18m, rộng 1,12m. Hàng thứ hai nằm ở góc đơng bắc kế với 12 viên gạch vuông xếp thành ba hàng dài 1,9m, rộng 1,12m. Hàng gạch thứ ba nằm cách vách tây 2m, có 3 viên gạch nằm theo hƣớng bắc nam. Hàng thứ tƣ cách mảng gạch thứ ba về phía nam 2,05m, cịn ba viên gạch nằm theo hƣớng đông tây. Bốn hàng nền này tuy nằm tách dời nhau nhƣng có cùng mặt bằng, cùng hàng lối, cùng một loại gạch và kỹ thuật lát, do vậy có thể xác định đây là mảng nền của một kiến trúc xƣa kia (Bản vẽ

8).

Mảng nền kiến trúc thứ tƣ nằm ở hố III, nằm theo hƣớng đông tây. Tuy đã bị phá huỷ khá nhiều chỗ nhƣng về căn bản có thể thấy mảng nền này phân bố rộng khắp mặt bằng hố khai quật, dài 12,4m, rộng trung bình 5m. Gạch lát có cả hai loại: Ggạch hình chữ nhật và gạch hình vng [59: tr 44-60] (Bản vẽ

9).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vật liệu kiến trúc thời đinh tiền lê ở khu trung tâm di tích cố đô hoa lư luận văn ths khảo cố học 60 22 60 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)