CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TƢ LIỆU
2.1. GẠCH
2.1.1.1. Gạch hình khối chữ nhật
Số lƣợng rất nhiều phát hiện qua các lần khai quật thám sát từ năm 1963 đến nay. Loại gạch này đƣợc dân gian quen gọi với tên “gạch thất”, có nơi gọi là “gạch bìa”, có nơi gọi theo chức năng là “gạch xây” để chỉ loại gạch chuyên dùng để xây tƣờng, móng. Về cơ bản, gạch có hình dạng và kích cỡ khá thống nhất, là loại gạch có hình khối chữ nhật dẹt, kích cỡ nằm dao động trong khoảng: chiều dài từ 27cm - 32cm, chiều rộng từ 15cm - 20cm, độ dày từ 3,5cm - 5,5cm. Chất liệu gạch khá mịn, chắc, nhƣng độ nung không cao nên khi nằm lâu trong lòng đất, gạch thƣờng bị mềm, bở và rất dễ bị mủn nát. Về màu sắc, phần lớn gạch đều có màu đỏ tƣơi, đỏ vàng, một số ít có màu vàng đỏ, đỏ xám hoặc vàng xám. Một số viên có màu xám và xám đen (Bản
ảnh 12; Bản dập 2; 3).
Về chi tiết, gạch hình khối chữ nhật đƣợc phân chia thành 5 loại:
nung màu đỏ tƣơi, màu đỏ hoặc đỏ vàng. Một mặt in nổi lên giữa mặt gạch trong khn hình chữ nhật chữ Hán “Đại Việt quốc quân thành chuyên” (gạch dùng để xây thành của nƣớc Đại Việt). Kích thƣớc viên gạch nằm trong khoảng: dài 27cm - 32,5cm, rộng: 14,5cm - 18,5cm, dày 3,7cm - 4,5cm. Mặc dù số lƣợng phát hiện không nhiều, nhƣng đây lại là nhóm hiện vật quan trọng trong công tác nghiên cứu lịch sử xây dựng Kkinh đơ Hoa Lƣ. Về vị trí phát hiện, chúng thƣờng nằm trong các đoạn tƣờng xây thành hoặc tƣờng kiến trúc ở Hoa Lƣ lẫn trong rất nhiều viên gạch cùng loại nhƣng khơng in chữ. Cũng có một số viên, đa phần bị vỡ nát, nằm vƣơng vãi ở nhiều nơi trong thành do những đoạn tƣờng kiến trúc xƣa bị ngƣời thời sau phá vỡ, san bạt. Qua vị trí xuất lộ của chúng ở các đoạn tƣờng, có thể thấy rằng chúng chỉ đƣợc dùng ở một vài vị trí nhất định trong kiến trúc. Loại này có 4 tiểu loại khác nhau dựa theo kích cỡ khn chữ và chữ in nổi bên trong (Bản ảnh 12.1; 13; 14.1; Bản
vẽ 16; 17.a,b,c; Bản dập 1.1,4,5).
+ Loại 1 kiểu 1 (L1.k1): khn chữ hình chữ nhật, quanh khn chữ có một đƣờng gờ nổi, chữ “Quốc” viết đủ nét. Khn chữ to, kích thƣớc dài
23cm, rộng 5,5cm - 6cm, chữ nét to mập.
+ Loại 1 kiểu 2 (L1.k2): khn chữ hình chữ nhật, quanh khn chữ có một đƣờng gờ nổi, chữ “Quốc” viết đủ nét. Khn chữ nhỏ, kích thƣớc dài
20,5cm, rộng 4,1cm - 4,5cm, chữ nét rất mảnh, sắc.
+ Loại 1 kiểu 3 (L1.k3): khn chữ hình chữ nhật, quanh khn chữ khơng có gờ nổi, chữ “Quốc” viết giản nét, khuôn chữ dài 20cm, rộng 3,5cm. Hàng chữ in nổi đều, sắc nét.
+ Loại 1 kiểu 4 (L1.k4): đất nung màu nâu đỏ, độ nung cao, có hiện tƣợng cong vênh, khn chữ có đƣờng gỡ nổi, chữ “Quốc” viết giản nét, hàng chữ in nổi đều, sắc nét. Kích cỡ khn chữ tƣơng tự L1.k3.
- Loại 2: Gạch có dáng hình khối chữ nhật, dẹt, đất nung màu đỏ gạch, vàng gạch, bề mặt có vết chải, độ nung thấp. Những viên gạch loại này có số lƣợng nhiều nhất, xuất hiện phổ biến ở các phế tích kiến trúc hiện còn thấy ở các tƣờng gạch bo bên trong tƣờng Thành Nội, Thành Ngoại và tƣờng các phế tích kiến trúc ở Hoa Lƣ và xuất hiện ở hầu hết các hố khai quật khảo cổ ở dạng các mảnh vỡ. Kích thƣớc trung bình: dài 28cm - 31cm, rộng 16cm - 20cm, dày 4cm - 5cm (Bản ảnh 15.1; Bản vẽ 17.d; 18).
- Loại 3: Gạch có dáng hình khối chữ nhật dẹt, đất nung màu xám đen, bề mặt có vết chải, độ nung thấp, xƣơng mịn, bở, kích thƣớc trung bình: dài 27cm - 30cm, rộng: 17cm - 19cm, dày 4,2cm - 5,5cm (Bản ảnh 15.2).
Nhìn chung, cả ba loại gạch trên đều có kích cỡ cơ bản tƣơng đƣơng nhau, trong đó nhóm gạch có in chữ (loại 1) có kích thƣớc chiều rộng viên gạch nhỏ hơn chút ít so với hai loại cịn lại.
Xét về số lƣợng, nhóm gạch loại 2 có màu đỏ gạch, vàng gạch chiếm số lƣợng nhiều nhất, đa số những viên gạch tìm thấy trong kiến trúc đều thuộc nhóm này. Hai nhóm cịn lại có số lƣợng ít hơn rất nhiều so với nhóm gạch loại 2.
- Loại 4: gạch hình khối chữ nhật, to và dày hơn các loại trên, độ nung cao, màu xám xanh, trên mặt có in chữ “Giang Tây quân”. Loại này cũng phát hiện đƣợc ở hầu hết các đợt điều tra và khai quật khảo cổ tuy nhiên số lƣợng không nhiều (Bản ảnh 14.2; Bản dập 1.2).
- Loại 5: gạch hình khối chữ nhật, màu đỏ, độ nung thấp, ở cạnh có in văn nổi hình trám lồng hoặc hình những đƣờng thẳng bố trí theo những đồ án hình học nhất định (Bản ảnh 16.1).
Về loại hình học, có thể thấy gạch loại 4 và loại 5 là những viên gạch thời Bắc thuộc (thế kỷ VII - IX) đƣợc tái sử dụng để xây thành Hoa Lƣ cùng với những viên gạch ở ba nhóm trên.
* Kỹ thuật kiến trúc:
Qua các lần khai quật và sự xuất lộ của vật liệu gạch xây hình chữ nhật ở Hoa Lƣ có thể thấy rằng gạch hình khối chữ nhật là loại hình hiện vật phổ biến nhất trong việc xây dựng và hình thành nên các kiến trúc của Kkinh đơ
Hoa Lƣ.
Những vị trí sử dụng gạch xây, qua nghiên cứu khảo cổ cho biết nhƣ sau: - Ở mặt trong tƣờng thành Đông Bắc nối từ núi Chẽ sang núi Cột Cờ, đợt điều tra khảo cổ năm 1969 đã thấy một tƣờng gạch xây theo chiều dọc của tƣờng thành. Tƣờng gạch dày khoảng 0,45m, xây rất cẩn thận, đều đặn và chắc chắn. Giữa những viên gạch có lớp liên kết mỏng. Mặt ngồi là những viên gạch cịn ngun vẹn, mặt trong dùng nhiều viên gạch vỡ. Toàn bộ tƣờng gạch này kết hợp chặt với đất đắp thành. Tƣờng thành hơi khum nghiêng vào phía trong khoảng 140. Chiều cao của tƣờng gạch khơng cịn nguyên vẹn, nó bị phá huỷ cùng với chiều cao của tƣờng thành. Tƣờng gạch còn lại hiện nay chỉ cao khoảng 1,75m, gồm 28 hàng gạch. Có thể tƣờng gạch còn cao hơn ngày nay khá nhiều. Dƣới chân tƣờng gạch có kê nhiều đá và cọc gỗ lớn chồng chéo. Mặt trong của tƣờng gạch ốp vào tƣờng đất, mặt ngồi cũng có lớp đất phủ kín. Tƣờng gạch chỉ xây dọc theo mép trong của tƣờng thành, phần còn lại là tƣờng đất. Tƣờng đất đắp dày phía ngồi và phủ kín tƣờng gạch, và có thể đƣợc đắp cao hơn tƣờng gạch. Căn cứ vào cấu tạo của tƣờng thành, khả năng tƣờng gạch này có tác dụng là bức tƣờng để bó tƣờng thành và chống xói lở. Gạch xây ở đây chủ yếu là loại gạch hình chữ nhật, kích thƣớc khơng đều nhau, khoảng 30cm x 16cm x 4cm, làm từ đất sét mịn, màu đỏ, độ nung khơng cao lắm, thƣờng có vài vết văn chải (gạch loại 2). Ở một số viên trong hàng gạch có tìm thấy những chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên” (gạch loại 1). Ngoài ra, ở lớp đất đắp ngồi bên cạnh tƣờng gạch, có tìm thấy một số viên gạch mang chữ “Giang Tây Quân”, nằm lẫn lộn với loại
gạch xây thành nói trên. Kích thƣớc và màu sắc của loại gạch này hoàn toàn khác với gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên” (Bản ảnh 5.1).
Nhìn mặt cắt ngang tƣờng thành, có thể thấy rõ cấu tạo của toàn bộ tƣờng thành. Tầng dƣới cùng là móng tƣờng thành, dày 2m, gồm nhiều lớp lá cây, cành cây và những lớp đất xen kẽ nhau. Những lớp này hơi trũng ở giữa. Độ dày của các lớp đất và lá không đều nhau. Tầng trên là thân tƣờng thành, có chỗ dày 2,2m, những chỗ khơng bị sạt lở nhiều có thể dày đến 4,5m. Tầng này thuần nhất không chia thành những lớp riêng biệt, chỉ đắp bằng một loại đất sét khá mịn, màu xám, có vân nâu hoặc vàng, khơng pha tạp, kết cấu rất chắc. Tƣờng thành rộng từ 8m - 10m, những chỗ cịn cao thì mặt tƣờng thành hẹp hơn, mép trong là tƣờng gạch, mép ngồi có đóng những hàng cọc gỗ để chống sạt lở. Nhƣ vậy tƣờng thành đơng bắc hiện cịn dài khoảng 300m, chân thành rộng từ 15m - 17m, trên mặt tƣờng rộng từ 8m - 10m. Căn cứ vào những vết tích cịn lại có thể giả định rằng chiều cao của tƣờng thành khi cịn ngun vẹn có thể lến tới 8m - 10m, bề rộng của mặt thành có thể từ 3m - 4m, bề rộng của chân tƣờng thành không thay đổi bao nhiêu so với hiện nay (Bản
vẽ 5).
Căn cứ vào sự cấu tạo của các tầng đất, có thể cho rằng tƣờng thành này đƣợc đắp một lần. Không thấy hiện tƣợng xây đắp chồng chất của nhiều thời đại nối tiếp nhau [20: tr 37].
- Tƣờng Thành Đông nối từ núi Cột Cờ đến núi Thanh Lâu, đợt khảo sát năm 1969 cũng cho biết tƣờng thành này cấu trúc hoàn toàn giống với tƣờng thành Đông Bắc. Tƣờng dài 233m, độ cao hiện còn so với mặt ruộng là 2,75m, rộng mặt trên là 4m, hiện nay đã sửa lại thành một con đƣờng lớn. Tƣờng đƣợc đắp xuyên qua một vùng lầy lội, móng tƣờng dày khoảng 2m, là những lớp đất xen kẽ những lớp lá và cành cây. Mặt trong tƣờng có xây một tƣờng gạch chạy dài suốt tƣờng thành, cách xây và hình dáng giống nhƣ
tƣờng gạch của của tƣờng thành Đơng Bắc, nhƣng có phần cao hơn một chút và nhiều chỗ còn nổi rõ lên trên mặt đƣờng. Tƣờng thành này đã bị phá huỷ rất nghiêm trọng cả chiều cao lẫn bề rộng. Căn cứ vào những vết tích cịn lại, có thể thấy rằng tƣờng thành này rất dày và có thể rất cao. Đặc biệt ở đây cịn có dấu tích của những cơng trình kiến trúc khá lớn, nhƣ ở đầu tƣờng thành phía núi Cột Cờ, cách chân núi 26m có một nền gạch lát đã bị phá huỷ nghiêm trọng [20: tr 39] nhƣng vẫn có thể nhận thấy đây là nền của một cơng trình kiến trúc có quy mơ to lớn xƣa kia.
- Đợt khảo sát năm 1977 - 1978 của Ty Văn hoá Hà Nam Ninh, đã phát hiện trong hố thám sát số 14, mở trong khu vực đền Lê, một hàng gạch xếp nằm ngang gồm bốn hàng chồng lên nhau, gạch đỏ, hình chữ nhật [17: tr 326-
329]. Khả năng đây là một phần vết tích cịn lại của tƣờng bao kiến trúc cung
điện ở thời Đinh - Lê.
- Trong đợt khai quật năm 1998 xuất hiện một số đoạn tƣờng gạch nằm trong hố I và hố III. Đoạn tƣờng ở hố I đã bị đổ, chiều dài 2m, rộng 1,1m, chạy theo hƣớng bắc nam, đoạn đổ còn nguyên vẹn nhất có 6 lớp xếp nghiêng đều từ tây sang đơng, gạch xây màu đỏ, độ nung không cao nên khá mềm và hầu hết đều bị vỡ. Gạch có chiều rộng nằm trong khoảng 14cm - 18cm, dày 3cm - 4,5cm. Đoạn tƣờng trong hố III cịn khá ngun trạng ở vị trí ban đầu, hƣớng đơng tây, dài 12,2m và cịn phát triển tiếp về phía đơng, ƣớc tính chiều dài của cả đoạn tƣờng là 16m, chỗ tƣờng cao nhất còn lại 8 hàng gạch. Mặt tƣờng nơi rộng nhất là 0,86m, nơi hẹp nhất là 0,42m. Những đoạn còn rõ nhất, gạch đƣợc xếp ngang xen lẫn các viên xếp dọc và đƣợc lát rất ngay ngắn. Trong đoạn tƣờng này có 2 viên gạch có ghi chữ Hán, một viên chữ đã bị mờ nhƣng còn đọc đƣợc ba chữ “Đại … thành chuyên”, viên còn lại bị vỡ nhƣng còn bốn chữ “Đại Việt quốc quân…” rất rõ. Nhƣ vậy những vViên gạch có in
chữ ở đoạn tƣờng này đều là loại gạch có in hàng chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên” [59: tr 54] (Bản ảnh 5.2).
- Đợt khai quật tháng 10/2009 đã phát hiện một móng tƣờng gạch và gia cố móng. Móng tƣờng gạch xuất lộ ở độ sâu 0,8m trong hố đào 09.HL.HIV nối sang hố 09.HL.HV (mở rộng) (Bản ảnh 6; Bản vẽ 11; 12; 13) và 09.HL.HXI ngay phía dƣới đống đổ vật liệu kiến trúc thời Lê Trung Hhƣng và bị phá huỷ
mạnh trong q trình xây dựng và tơn tạo đền thờ vua Lê (Bản ảnh 7; 8; 9; Bản
vẽ 14; 15). Móng nằm theo trục bắc - nam, còn xác định đƣợc phần chân
móng và một vài đoạn thân chạy dọc hố khai quật, kích thƣớc dài tới hơn 38m, rộng từ 0,6m đến 0,8m, cao thấp khác nhau, trong khoảng từ 0,2m đến 0,8m. Chân móng đƣợc gia cố cơng phu. Dƣới cùng là nhiều lớp gia cố đƣợc tạo thành từ đất sét trộn với lá cây (cây ré và móc) lèn chặt, dẻo và có độ kết dính cao. Với cấu tạo ấy, các lớp liên kết khá chặt và tạo thành móng bè chắc chắn có tác dụng ổn định mặt bằng, chống lún cho cơng trình. Tiếp theo là 2 hàng cọc gỗ (loại gỗ nhỏ, dài từ 1m đến 1,2m, đƣờng kính từ 5cm đến 10cm) đóng sâu xuống phía dƣới và cách bờ móng gạch khoảng 0,1m để gia cƣờng, giữ ổn định cho móng. Nằm trên và tiếp giáp với hai lớp gia cố là khoảng 13 lớp chạt mỏng (đất laterite) và đất sét trộn lá cây, nện chặt gia cố trong lịng móng. Móng rộng cịn lại khoảng 0,6m đến 0,8m đƣợc xếp đè trực tiếp lên các lớp gia cố, bằng gạch hình chữ nhật, màu đỏ tƣơi, kích thƣớc khá đồng nhất (31cm x 20cm x 3,5cm - 4cm), xếp so le ngang - dọc, mạch khít. Phần tƣờng đƣợc tạo bởi nhiều hàng gạch chữ nhật, nơi còn nhiều nhất 10 hàng cấu tạo nhƣ chân móng, cao khoảng 0,5m, bề mặt rộng khoảng 0,85m. Mặc dầu móng có hiện tƣợng nghiêng lún đều về phía đơng (khoảng 100), song vẫn có thể nhận thấy kỹ thuật tạo móng cơng phu và “quy chuẩn” với các hàng gạch xếp đều, bề mặt phẳng lỳ. Trên bề mặt nhiều viên gạch chữ nhật có in nổi chữ
“Đại Việt quốc quân thành chuyên” trong khn hình chữ nhật nằm theo chiều dài viên gạch [11, tr 107-133].
Kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ ở khu vực Hoa Lƣ còn cho biết, những viên gạch hình chữ nhật khơng chỉ có một chức năng chuyên biệt là dùng để xây tƣờng thành hoặc tƣờng bao kiến trúc mà nó cịn đƣợc sử dụng để làm gạch lát nền. Hiện tƣợng này thấy ở các hố đào thám sát số 30, 31 và 32 năm 1977 - 1978 mở trong khu vực đền vua Đinh. Ở hố đào mở rộng từ các hố thám sát trên nằm giữa hai đền Đinh - Lê, diện tích 80m2
(10m x 8m) cũng gặp mảng nền gạch lát bằng loại gạch có chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, có vài viên có chữ “Giang Tây quân”, mảng gạch này bị dỡ chỉ còn lại khoảng 12m2 [17: tr 326-329]. Bên cạnh đó gạch hình chữ nhật cũng đƣợc sử dụng để lát nền cùng với nhóm gạch lát nền hình vng nhƣ đã thấy ở nền kiến trúc xuất lộ trong hố III khai quật năm 1998 của Viện Khảo cổ học [59:
tr 54]. Có thể khu vực này là những vùng sân ở ngoài trời hoặc lát đƣờng đi.
2.2.1.2. Gạch xây hình múi bưởi
Gạch có hình khối đặc biệt, dáng giống hình múi bƣởi, đất nung màu nâu đỏ, độ nung cao, xƣơng thô lẫn nhiều cát, một cạnh dài in nổi hoa văn hình ơ trám lồng, ơ trám đơn, hoa văn hình trịn đồng tâm, văn kỷ hà, hoa văn hình trâm.... Kích thƣớc: dài 36cm, rộng 18cm - 20cm, dày 7cm.
Loại gạch này thực chất cũng là gạch hình khối chữ nhật nhƣng có một rìa cạnh kích thƣớc thu nhỏ hơn rìa cạnh đối diện, có tác dụng cuốn vịm của qch mộ, vịm cửa mộ và có thể là những vịm cửa nhà (Bản vẽ 20.2; 21; 22;
Bản dập 4).
Loại gạch này khá phổ biến trong giai đoạn thế kỷ I đến thế kỷ IX, sử dụng xây dựng các vịm cuốn trong những ngơi mộ Bắc thuộc. Ở Hoa Lƣ, loại gạch này có số lƣợng nhỏ, chất liệu và hoa văn trang trí của nó cho thấy niên đại gạch thuộc thế kỷ VII - IX.
Có thể nhận định chúng đƣợc tái sử dụng để xây dựng thành Hoa Lƣ tƣơng tự nhƣ tái sử dụng nhóm gạch hình chữ nhật (loại 4 và loại 5) niên đại thế kỷ VII - IX đã mô tả ở trên.