Là một trong những chủ xướng của phong trào Duy Tân – tên một phong trào vận động “tân chánh giáo, tân sinh hoạt, tân văn hóa”, Huỳnh Thúc Kháng – người con ưu tú của xứ Quảng không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với lịch sử đấu tranh giải phóng của dân tộc, mà còn ghi dấu ấn riêng, đậm nét đối với tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.
Từ văn nghiệp Huỳnh Thúc Kháng, chúng ta có cơ sở để hình dung về chung cục sự vận động và phát triển của văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ XX.
Lịch sử phát triển văn hoá, văn học cho thấy không một văn nghiệp của một tác giả nào có thể phản ánh toàn diện đời sống văn hoá, xã hội cũng như không thể có một tác giả nào mà chỉ toàn để lại cho đời những áng văn bất hủ, có giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật đặc sắc. Xét trong tiến trình vận động và phát triển của văn học những năm đầu thế kỉ, chúng tôi thấy, các sáng tác văn chương của Huỳnh Thúc Kháng đã có những đóng góp nhất định vào diện mạo của trào lưu văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ, góp thêm một tên tuổi mới, một phong cách mới với ý thức và những nỗ lực cách tân không ngừng vào tiến trình hiện đại hoá văn học. Và dù hay hay dở, dù tích cực hay hạn chế thì trong một giai đoạn đầy biến động và nhạy cảm của lịch sử lúc bấy giờ, những tác phẩm chất chứa tinh thần phê phán và phản biện xã hội mạnh mẽ của Huỳnh Thúc kháng vẫn có những tác động nhất định đến ý thức thẩm mĩ, ý thức xã hội, đến những giá trị của đời sống văn hoá, tinh thần của dân tộc ta.
Chúng tôi thấy tồn tại một thực trạng là, những năm qua người ta chỉ dường như nghiễm nhiên tôn vinh Huỳnh Thúc Kháng là một trong những chí sĩ cách mạng kiệt xuất đầu thế kỉ đúng như những cống hiến của ông đối với phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ, nhưng văn nghiệp khá đồ sộ của ông thì lại gần như đều bị các công trình nghiên cứu về văn học sử bỏ qua. Thực tếđó cho thấy tình cảm yêu kính của hậu thếđối với những cống hiến to lớn của ông với tư cách một chiến sĩ cách mạng đầu thế kỉ, nhưng từ góc độ khác, nếu xét ở phương diện một tác giả văn học thì đó là một thiệt thòi lớn cho Huỳnh Thúc Kháng, bởi xét ở phương diện văn hoá – tư tưởng và văn học, với tất cả sự nghiệp trước tác của nhà chí sĩ để lại và trên quan điểm cụ thể – lịch sử, cho phép chúng ta khẳng định vị trí của ông là một trong những yếu nhân quan trọng và quyền uy bậc nhất của dòng văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ bên cạnh Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế,… thậm chí, ông là người duy nhất trong số các chí sĩ cách mạng hiệt kiệt ấy có sự nghiệp văn chương kéo dài cho đến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Lịch sử văn học nước nhà cho thấy, không ai trong số các chí sĩ cách mạng, kể cả những người tiến xa nhất trong lịch trình tư tưởng như Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng hoàn tất một quá trình tự phủ định để trở thành một mô típ kiểu mới. Họ là những yếu nhân ưu tú của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử nhiều biến động, với sự nhạy bén và tinh tế trong nhận thức, họ đã dũng cảm đứng lên nhận về mình trách nhiệm cao cả của một người đi tiên phong. Tuy nhiên, với sự quy định của nguồn gốc xuất thân, sức hút trọng lực của học vấn truyền thống còn khá lớn, những hạn chế trong quan niệm về sứ mệnh và vai trò lịch sử của cá nhân cùng với hạn chế về kĩ năng ngôn ngữ châu Âu, các nhà nho chí sĩ không thể tiến hành đến cùng công cuộc đổi mới, canh tân văn học, không đồng hoá thực thụ hệ hình văn học châu Âu với cái Đẹp là phạm trù mĩ học trung tâm, với đối tượng phản ánh chủ yếu là
một xã hội công dân cùng toàn bộ tính phức tạp của những tác động xã hội, nên có lẽ những nỗ lực của họ trong cuộc tiếp xúc mới mẻ trên mặt trận văn hoá dường như là không tránh khỏi những đứt gãy, thậm chí là mất mát.
Dưới góc độ lí luận văn học, sáng tác của các nhà nho chí sĩ chịu ảnh
hưởng Tân thư và phong trào Duy Tân đã hướng tới một cái ngưỡng của sự
thay đổi trong quan niệm văn học. Dấu vết của một sự quá độ ở đây là hiển
nhiên : một mặt, văn chương ở các nhà nho chí sĩ vẫn tiếp tục dưới dạng một
variant (biến thể) của quan niệm “văn dĩ tải đạo”, nó hướng tới việc kêu gọi
cảm xúc, gây hưng phấn cao độ, kích thích nhận thức và chấp nhận sự biến đổi trong nhận thức. Một mặt, phạm trù mĩ học trung tâm của sáng tác của các nhà nho Duy Tân vẫn là cái cao thượng (hào hùng hay bi tráng, thống thiết hay quyết liệt, thậm chí bạo liệt), mặt khác, thế giới xúc cảm đã được mở rộng hơn nhiều và làm phong phú lên nhiều so với văn chương chính thống.[37]
Những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ mà Huỳnh Thúc Kháng là một trong những yếu nhân tiêu biểu cho một cuộc gặp gỡ bất thành giữa truyền thống và hiện đại, một quá trình hiện đại hoá dở dang, những nét chấm phá trên con đường thay đổi quỹđạo văn học, nhưng những bài học lịch sử rút ra từ quá trình này, tuy nhiên, lại có ý nghĩa thời sự, nó mở ra những con đường mới, những cánh cửa mới cho lịch sử dân tộc ở nhiều phương diện từ kinh tế, chính trị, xã hội cho đến đời sống văn hoá và văn học. Ngày nay, việc hệ thống hoá và đánh giá lại sáng tác của các nhà nho đầu thế kỉ là một vấn đềđã được đặt ra và ở các cấp độ khác nhau đã được giải quyết thoả đáng. Cùng với việc đánh giá lại phong trào Duy Tân, những hoạt động của trường Đông Kinh Nghĩa Thục, vị trí, vai trò và văn nghiệp của các chí sĩ tiêu biểu đầu thế kỉ như Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế đã được ghi nhận và trả lại vị trí xứng đáng không chỉ đối với lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc, mà còn đối với lịch sử văn học nước nhà.
Tuy nhiên, như đã đề cập, vì một số lí do còn bị khuất lấp nào đó, văn nghiệp và vai trò của Huỳnh Thúc Kháng đối với lịch sử văn học nước nhà gần như bị bỏ quên trong cả nghiên cứu, phê bình, lí luận văn học cũng như trong lòng độc giả đương đại. Đó thực sự là một thiệt thòi cho Huỳnh Thúc Kháng và cũng là một ô khuyết đáng kể của diện mạo văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Một điều không thể phủ nhận rằng, giữa bối cảnh nhiều biến động đương thời, sự hiện diện của Huỳnh Thúc Kháng vừa với tư cách một lãnh tụ phong trào giải phóng dân tộc, vừa với tư cách một trong số không nhiều những nhà văn tiêu biểu và quyền uy bậc nhất là một trong những điểm nhấn quan trọng của lịch sử dân tộc cũng như lịch sử văn học nước nhà những năm hai mươi, ba mươi của thế kỉ XX. Trở lại với văn nghiệp khá đồ sộ của nhà chí sĩ chúng tôi thấy, với sự phong phú về mặt nội dung, đa dạng về thể loại, thơ văn Huỳnh Thúc Kháng đã mang đến cho văn học Việt Nam đầu thế kỉ một phong cách riêng, một cá tính sáng tạo riêng. Là một nhà nho có tinh thần tự nhiệm công dân cao, Huỳnh Thúc Kháng luôn nhận về mình sứ mệnh cao cả của một người gìn giữ “Thế đạo nhân tâm”, gánh vác trọng trách cùng các chí sĩ ưu tú của thời đại đưa đất nước thỏi khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân. Chính vì lẽđó, như đã nói, những vấn đề được đề cập đến trong các sáng tác của ông chủ yếu là những vấn đề trọng đại của quốc gia, thời đại, do đó, sáng tác của Huỳnh Thúc Kháng luôn đậm lí trí, tính chính luận, thời sự và tinh thần phản biện xã hội sâu sắc. Những sáng tác này của nhà chí sĩ nếu đặt trong bối cảnh đương đại khi mà nhiều giá trị sống đã ít nhiều thay đổi ta sẽ thấy nổi lên một thực trạng : có không ít độc giả đương đại tuy không “chối bỏ” nhưng đón nhận tác phẩm của ông với thái độ “kính nhi viễn chi”. Thái độ này theo thời gian cũng đồng nghĩa với sự lãng quên…. Đó thực sự là một thiệt thòi không chỉđối với Huỳnh Thúc Kháng mà còn đối với diện mạo văn học sử nước nhà ba mươi năm đầu thế kỉ XX.
Trên quan điểm khách quan hoá các tác phẩm của nhà chí sĩ, chúng tôi nhận thấy rằng các sáng tác của Huỳnh Thúc Kháng thực sự đã có những tác động tích cực tới quan niệm thẩm mĩ, ý thức xã hội,… của độc giả đương thời. Sự tác động đó, theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, “phản ứng dây chuyền” đã đưa đến những biến đổi nhất định đối với sự vận động và phát triển của lịch sử văn học, đến một lúc nào đó, khi các yếu tố nội tại của một trào lưu, một phạm trù văn học vận động đủ mạnh đến mức đủ sức tự phủđịnh thì văn học Việt Nam sẽ chuyển sang phạm trù hiện đại. Với ý nghĩa đó, sáng tác của Huỳnh Thúc Kháng xứng đáng được nghiên cứu một cách kĩ càng, khách quan và khoa học hơn để trả lại vị trí xứng đáng cho văn nghiệp của nhà chí sĩ. Thiết nghĩ đó là một sự bổ khuyết tuy có phần khá muộn nhưng cần thiết để chúng ta có đủ cơ sở hình dung về diện mạo và chung cục sự vận động và phát triển của văn học Việt Nam những thập niên đầu của thế kỉ XX.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Anh. 1973. Phong trào kháng thuế miền Trung năm 1908 qua các châu bản triều Duy Tân. Tủ sách Sử học, Sài Gòn.
2. Lại Nguyên Ân. 1999. Từ điển Văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX (tái bản lần thứ 2). NXB Giáo dục.
3. Nguyễn Văn Bổng,... 1998. Văn miền Trung thế kỷ XX, tập I. NXB Đà Nẵng.
4. Trường Chinh. 1948. Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam in trong Kỷ yếu Hội nghị Văn hoá toàn quốc. Hội Văn hoá Việt Nam xuất bản.
5. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác,… 2001. Văn học Việt Nam (1900 -1945). NXB Giáo Dục (Tr 9-287).
6. Trần Văn Giàu và nhiều tác giả. 1960. Lịch sử Việt Nam cận đại. NXB Giáo dục.
7. Trần Văn Giàu. 1983. Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam – tư tưởng yêu nước. NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Trần Văn Giàu. 2008. Tổng tập luận văn. NXB Quân đội nhân dân. 9. Dương Quảng Hàm. 2002. Việt Nam Văn học sử yếu. NXB Hội nhà văn (Tr 334-344).
10. Nguyễn Văn Hoàn. Sơ kết cuộc trao đổi ý kiến về vấn đề Truyện Kiều, năm 1924, Tập san Nghiên cứu văn học, số 6 – 1962.
11. Trần Đình Hượu. 1998. Nho giáo và văn học Việt Nam Trung cận đại.
NXB Giáo dục.
12. Ngô Đức Kế. Luận về chính học cùng tà thuyết. Tạp chí Hữu Thanh, số 21, tháng 9 – 1924.
13. Nguyễn Văn Kiệm. 2003. Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận
đại Việt Nam. NXB Văn hoá thông tin. (T359-463).
14. Huỳnh Thúc Kháng. Chánh học cùng tà thuyết có phải là vấn đề quan hệ chung không ? Huế. Tiếng Dân, số 317, ngày 17 – 09 – 1930.
15. Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng. 1959. Thi tù tùng thoại. NXB Nam Cường.
16. Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng. 1926. Tập diễn văn của ông Huỳnh Thúc Kháng. Chân Phương ấn quán.
17. Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng. 1935. Thi văn với thời đại. Sử Bình Tư dịch. Nhà in Tiếng Dân, Huế.
18. Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng. 1959. Phan Tây Hồ tiên sinh lịch sử. Anh Minh xuất bản, Huế.
19. Huỳnh Thúc Kháng niên phổ (Huỳnh Thúc Kháng tự truyện và Thư gởi Kỳ Ngoại hầu Cường Để). 2000. NXB Văn hoá – Thông tin.
20. Phan Khôi. Cảnh cáo các nhà “học phiệt”. Báo Phụ nữ tân văn, số 62, ngày 24 – 07 – 1930.
21. Đinh Xuân Lâm (CB). 1999. Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II. NXB Giáo dục (T146 - 170).
22. Nguyễn Hiến Lê. 1968. Đông Kinh Nghĩa thục, phong trào Duy tân
đầu tiên ở Việt Nam. NXB Lá Bối, Sài Gòn.
23. Đặng Thai Mai. Thơ văn cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX. Hà Nội, NXB Văn học, H, 1961.
24. M.Bakhtin. 1992. Lí luận và thi pháp tiểu thuyết. Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
25. Vũ Ngọc Phan. 1998. Nhà văn hiện đại, quyển II. NXB Văn học, H. 26. Lê Bá Thảo. 1998. Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý. NXB Thế giới.
27. Nguyễn Thành. 1992. Lịch sử báo Tiếng dân. NXB Đà Nẵng.
28. Nguyễn Q Thắng. 1992. Huỳnh Thúc Kháng, tác giả tác phẩm. NXB Đà Nẵng.
29. Chương Thâu. 1980. Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng chọn lọc. NXB Đà Nẵng.
30. Chương Thâu. 1982. Đông Kinh Nghĩa thục và phong trào cải cách
văn hóa đầu thế kỷ XX. NXB Văn hoá, Hà Nội.
31. Trần Nho Thìn. 2008. Văn học Trung Đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa. NXB Giáo dục.
32. Nguyễn Tài Thư. 1985. Mấy vấn đề lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tạp chí Triết học số 4/ 1985.
33. Nguyễn Tài Thư. 1982. Thử tìm hiểu vị trí của ba đạo Nho, Phật, Lão trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tạp chí Triết học, số 1/1982.
34. Lâm Quang Thự, Huỳnh Lý, Trần Viết Ngạc, Chương Thâu. 1987.
Danh nhân đất Quảng. NXB Đà Nẵng.
35. Trần Mạnh Thường. 2003. Từ điển tác giả Văn học Việt Nam thế kỷ
XX. NXB Hội nhà văn.
36. Lộc Phương Thuỷ (CB, dịch thuật, biên soạn). 2007. Lí luận văn học Thế giới thế kỉ XX. NXB Giáo dục.
37. Trần Ngọc Vương. 1998. Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung (tái bản lần thứ 1). NXB Giáo Dục.
38. Trần Ngọc Vương. 1999. Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
39. Trần Ngọc Vương. 2009. Phép hành chỉ của Ngô Đức Kế giữa một
thời “mưa Âu gió Á”. Bản chép tay.
40. Trần Ngọc Vương. 1998. Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX,
41. Trần Ngọc Vương. 2007. Trần Đình Hượu tuyển tập. NXB Giáo dục. 42. Trần Ngọc Vương (CB). 2007. Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX những vấn đề lí luận và lịch sử. NXB Giáo dục.
42. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu… 1998. Văn học Việt Nam (1900-1945). NXB Giáo dục.
44. Trung tâm KHXH và Nhân văn quốc gia, Viện Sử học. 1999. Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 – 1918). NXB Giáo dục.
45. Nguyễn Văn Xuân. 2000. Phong trào Duy Tân (in lần thứ 4). NXB Đà Nẵng/Trung tâm Nghiên cứu Quốc học Huế.
46. Nguyễn Văn Xuân. 2003. Danh xưng Quảng Nam. NXB Đà Nẵng. 47. Viện Văn học. 2002. Nhìn lại Văn học Việt Nam thế kỷ XX. NXB Chính trị quốc gia.
48. Philippe Devillers. 2006. Người Pháp và người An Nam – bạn hay thù ? NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
49. Hợp tuyển thơ văn yêu nước – thơ văn yêu nước nửa sau thế kỉ XIX (1858 – 1900). 1976. NXB Văn học, H.
50. Báo Tiếng Dân các số : 1, 195, 200, 203, 317, 328, 919, 922, 923, 989, 1001, 1031, 1035, 1038, 1093,…
PHỤ LỤC
Danh mục toàn bộ các số báo Tiếng Dân (tư liệu được trích từ luận án tiến sĩ của tác giả Phan Thị Minh Lễ được xuất bản bằng tiếng Pháp năm 1996 tại Pari – Pháp).