Giai đoạn 2: từ 1908 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ văn huỳnh thúc kháng trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 36 - 46)

2.1. Bi cnh lch s

Sau những nỗ lực truyền bá cải cách, kêu gọi tân học, bài xích khoa cử lỗi thời, đề xướng dân chủ của bộ ba xứ Quảng, năm 19081trên khắp dải đất miền Trung từ phía bắc Hà Tĩnh trở vào đến Bình Định diễn ra một phong trào xin xâu, chống thuế lôi cuốn khoảng 8000 người tham gia, họ thay phiên nhau biểu dương lực lượng dài ngày trước trụ sở của quan huyện, thực dân Pháp và tay sai đã thẳng tay đàn áp dã man phong trào, giết chết, bắt bớ, tra tấn, tù đày hàng nghìn người, trong đó các lãnh tụ của phong trào Duy Tân như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, và các bạn đồng chí hướng bị đày ra Côn Đảo, trở thành những “đệ nhất tù nhân” tại đây, riêng Trần Quý Cáp phải lên đoạn đầu đài chịu án tử hình. Đó là hình phạt mà thực dân Pháp dành cho những danh sĩ của phong trào Duy Tân, bởi khi phong trào bùng nổ mạnh mẽ và lan ra rộng khắp Trung Kì, chúng đã kịp nhận ra rằng những lời “huyết lệ” của các nhà duy tân được đội dưới lớp vỏ của một cuộc cải cách văn hoá, một khi đã thấm sâu vào quần chúng bấy lâu nay bị đè nén, bóc lột đến tận cùng thì sẽ tạo động lực cho một sự trỗi dậy mạnh mẽ đầy ý thức và tự giác của mọi tầng lớp nhân dân.

1: Duy Tân năm thứ hai (Mậu Thân – 1908), ngày tháng 2, dân trong hạt nổi lên cự sưu. Ban đầu phát ra từ sĩ

dân Đại Lộc, rồi toàn tỉnh hưởng ứng, kế các tỉnh lân cận, như Nghĩa, Định, Thừa Thiên tiếp theo, làm náo động toàn xứ. Nhà đương đạo lấy cuộc dân biến ấy quy tội cho hàng thân sĩ nói tân học và xướng dân quyền, xiềng gông lang thang cùng đường [19].

Lẽ dĩ nhiên, bất cứ hoạt động nào có nguy hại, làm đảo lộn trật tự xã hội mà chúng muốn xếp đặt thì chúng sẽ không thể để cho tiếp tục phát triển, các nhà duy tân là những cái gai mà bọn thực dân muốn nhổ trước hết. Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng bị đày ra Côn Đảo, mang cái án quốc sự phạm, bị ghép vào tội “theo đảng bội quốc, ngầm thông nước ngoài, đề xướng dân quyền, kết án đày Côn Đảo, ngộ xá bất nguyên” [19].

Suốt 13 năm trường (từ tháng 9 – 1908 đến năm 1921) bị lưu đày tại Côn Đảo, chịu nhiều thử thách, bị tách rời khỏi những biến cố lớn lao của lịch sử nước nhà cũng như phong trào yêu nước cách mạng của nhân dân nhưng ý chí kiên cường, lòng yêu nước mạnh mẽ như một hằng số bất biến vẫn liên tục chảy trong huyết quản nhà chí sĩ khiến cho không một khó khăn nào có thể khuất phục được.

Ở nơi “địa ngục trần gian” này, những tấm gương kiên trung, những danh sĩ mẫu mực của khắp ba kì, một cách rất tình cờ đã hội tụ lại, với nghị lực và bản lĩnh phi thường, họ không những đã chịu đựng gian khổ, vượt lên trên khó khăn, thách thức và dần dần bằng trí tuệ và sự sáng tạo, những “đệ nhất tù nhân” Côn Đảo đã biến nơi đây trở thành một “trường học thiên nhiên”, một nơi “lửa thử vàng” của rất nhiều thế hệ thanh niên ta trong suốt mấy thập niên trường chinh cứu nước về sau. Trong Huỳnh Thúc Kháng niên phổ, tác giả có chép lại một bức thủ thư của Tây Hồ Phan Châu Trinh, người được coi là quốc sự phạm sớm nhất trong số những quốc sự phạm đầu tiên của Côn Đảo gửi cho Huỳnh Thúc Kháng và các bạn đồng chí hướng mới bị bắt đày ra Côn Đảo : “Anh em vì quốc dân hi sinh tất cả ra đây, nơi đảo khơi, tưởng có vui thú tuyệt, chứ chẳng chút nào buồn chán. Cảnh đắng cay này, làm trai ở thế kỉ XX, không thể không nếm tới”. Với khẩu khí và quan niệm dứt khoát ấy, chúng ta hiểu tại sao “địa ngục trần gian” dù đáng sợ đến đâu cũng không thể đủ sức làm nao núng tinh thần và ý chí nếu không muốn nói rằng, đó chính là thứ chất kích

thích để những nhân sĩ – tù nhân ấy thêm quyết tâm và khẳng định quyết tâm tiếp tục nuôi chí dấn thân vào con đường cách mạng những mong giải phóng quê hương, đất nước khỏi cảnh lầm than, nô lệ.

Với Huỳnh Thúc Kháng, Côn Đảo quả đúng là một “trường học thiên nhiên” như thế. Những kiến thức về tiếng Pháp, những hiểu biết về “sổ sách kế toán”, “công văn thư trát”, những kiến thức về doanh thương buôn bán,... của ông đều có được trong thời gian này quả là một sự tích lũy đáng giá để sau này, khi được mãn hạn tù, những gì học được từ đây đã góp phần giúp cho Huỳnh Thúc Kháng trên con đường tiếp tục chiến đấu với kẻ thù ở một mặt trận mới mẻ hơn, quyết liệt hơn.

2.2. Tác phm chính

Tác phẩm tiêu biểu nhất của Huỳnh Thúc Kháng trong giai đoạn sáng tác này là tập Thi tù tùng thoại. Đúng như tên gọi của nó, Thi tù tùng thoại không chỉ ghi chép thơ, mà phần chủ yếu và có giá trị lớn về mặt lịch sử lại là “thi thoại” của nhiều người cùng góp mặt (tùng). Tập thơ ra đời trong lao tù Côn Đảo nhưng sau năm 1927 mới được bắt đầu đăng từng bài trên Tiếng Dân trước khi in thành sách vào năm 1939.

Nói về phần thơ, đúng như Huỳnh Thúc Kháng viết trong Lời nói đầu của tập thơ : “trên thi sử xưa nay, thừa bên này mà thiếu bên kia, nghĩa là phong lưu nhiều mà thi tù ít, là vì lẽ gì ?”. Nhà chí sĩ lí giải nguyên nhân là : “Ở phương

Đông về thời đại quân chủ chuyên chế, tù là tội cả, không có hạng tù quốc sự

(chánh trị phạm) như phương Tây. Bởi thế nên đã vào tù, vô luận là nhân cách lưu phẩm thế nào, người đời đều xem như vật ghê gớm đáng sợ : đã là vật đáng sợ trong xã hội, tự nhiên cái người đã mang cái huy hiệu “tù”, công chúng đều tránh xa, với người đó còn không dám lại gần, huống là thi với văn, dầu có

Có thể nói, Thi tù tùng thoại là tập thơ tù đầu tiên của văn học Việt Nam ta, sau này trong hai cuộc trường chinh cứu nước, văn đàn Việt Nam có rất nhiều thơ tù của Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... và nhiều chiến sĩ cách mạng khác. Tuy nhiên, ngược dòng lịch sử trước Huỳnh Thúc Kháng, đúng là thơ tù gần như vắng bóng. Nguyên nhân của sự vắng bóng ấy, Huỳnh Thúc Kháng đã lí giải rất chính đáng. Trong số những quốc sự phạm bị đày ra Côn Đảo cùng với Huỳnh Thúc Kháng, thơ văn họ làm trong chốn lao tù hẳn không ít, nhưng đủ can đảm để in lên mặt báo cho đông đảo nhân dân đọc thì không nhiều. Với những hiểu biết tinh tường về thời cuộc, về văn hoá – xã hội, Huỳnh Thúc Kháng nhận thấy sự chuyển biến rõ rệt của thời đại : “Âu triều truyền sang, phong khí đổi mới, chếđộ về thời đại chuyên chế bị triều lưu văn minh dội quét gần tàn, trên sử tấn hoá mới của loài người, trong đám tù tội có cái tên gọi là “tù quốc sự” khác với hạng tù thường, không những xã hội không bài xích như ngày xưa, mà trong có hạng chí sĩ chân nhân, trở được người tỏ lòng sùng bái và khen ngợi, từ đó mà thi tù mới truyền”.

Bài ca lưu biệt là một trong những bài thơ đầu tiên sau khi nhà chí sĩ lãnh án lưu đày Côn Đảo. Tại đây, Huỳnh Thúc Kháng đã làm một bài thơ tràn đầy khảng khái :

Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết, Người ở đời sao khỏi tiết gian nan.

Đấng trượng phu tuỳ ngộ nhi an,

Tố hoạn nạn, hành hồ hoạn nạn. Tiền lộ định tri thiên hữu nhãn, Thâm tiêu do hứa mộng hoàn gia Mấy mươi năm cũng vẫn chửa già, Nọ núi Ấn, này sông Đà

Kìa tụ tán chẳng qua là tiếu biệt, Ngựa tái ông hoạ phúc biết về đâu? Một mai kia con Tạo khéo cơ cầu, Thảy bốn bể cũng trong bầu trời đất cả.

Ư bách niên trung tu hữu ngã

Dẫu đến lúc núi sụp, biển lồi,t rời nghiêng, đất ngả, Tấm lòng vàng, tạc đá vẫn chưa mòn.

Trăng kia khuyết đó lại tròn

(Bài ca lưu bit )

Bài thơ tỏ rõ quan niệm nhập thế của Huỳnh Thúc Kháng, nhất là trong hoàn cảnh lao tù và đất nước thì đang oằn mình dưới ách cai trị thực dân. Với những chí sĩ như Huỳnh Thúc Kháng, cuộc đời đúng là một dòng sông mà mỗi khúc sông khi đục khi trong, lúc bình yên khi dậy sóng dữ dội, nhưng điểm cốt yếu để tạo ra điểm khác biệt là dù ở trong hoàn cảnh nào, thậm chí ngay cả khi phải hiện diện giữa tâm bão thời đại, họ cũng không hề nản chí, sờn lòng, họ vẫn nhìn cuộc sống với thái độ hướng tới ngày mai tươi sáng hơn : “trăng kia khuyết đó lại tròn”. Chính tinh thần lạc quan biến nguy nan thành cơ hội mới, những nho sĩ – tù nhân Côn Đảo đương thời đã hợp nhau lại, biến nơi “địa ngục trần gian” Côn Đảo thành một “trường học thiên nhiên”, truyền thống ấy khởi nguồn từ họ và kéo dài mãi trong nhiều lớp thanh niên yêu nước trong hai cuộc kháng chiến cứu nước sau này của đất nước.

Thi tù tùng thoại là tập thơ ghi chép lại những tâm sự trong thời gian ngồi tù của nhà chí sĩ. Bên cạnh những vần thơ thể hiện chí khí, nhiệt huyết cách mạng của nhà chí sĩ, qua tập thơ, chúng tôi còn nhận thấy rằng ông làm rất nhiều bài thơ, vịnh thơ dành cho vợ, con, bạn bè đồng chí. Dường như bên trong con người nhà nho – chí sĩ rắn rỏi đến tưởng như khô khan ấy luôn có cả một góc riêng dành tình cảm cao quý cho những người thân.

Rủi ro khéo gặp chồng khùng,

Nhọc nhằn nhiều nỗi, cam lòng đắng cay. Trong nhà khách khứa liền ngày :

Bao nhiêu tiền bạc một tay tiêu xài. Phong hầu ra việc nói chơi,

Đá trông chồng nọ, một đời đã cam.

Sầu riêng hỏi thử trăng rằm.

Mây mưa ghen ghét; mấy năm lại tròn.

(Thơ gi v)

Thương vợ nhọc nhằn, con thơ cui cút, Huỳnh Thúc Kháng lại dành những vần thơ chứa chan tình cảm và đầy trăn trở cho các con của mình :

Vội vàng cất bước ra đi,

Đứa vừa sáu tuổi, đứa thì mới sinh.

Nhớ cha trông ngất trời xanh,

Dạy nuôi nhờ có mẹ lành gắng công. Bằng nay quốc ngữ học thông,

Tiếng nhà may nối tiêu đồng khúc xưa Chưa trai thì gái cũng vừa,

Chị em Trưng nữ tiếng giờ còn thơm.

Nhớ thương con thơ sớm phải xa cách cha, Huỳnh Thúc Kháng không nguôi mong con vững chí, lớn lên nối nghiệp những liệt nữ anh hùng của lịch sử nước nhà. Dù là tình nhà, Huỳnh Thúc Kháng luôn đặt trong mối tương quan với nghĩa nước. Ý thức về nghĩa vụ công dân đối với đất nước luôn thường trực trong trái tim nhà chí sĩ và luôn được ông thực hành nghiêm cẩn.

Không chỉ có thế, Huỳnh Thúc Kháng còn làm nhiều thơ thể hiện tình cảm chân thành, đầy cảm động đối với những người bạn tri kỉ (với Phan Châu Trinh có : Khóc cụ Tây Hồ, Ngày kị cụ Tây Hồ,… ; với Trần Quý Cáp có : Khóc Trần

Quý Cáp,…), và với bạn tù, bạn văn chương là những lời thơ chứa đựng tình người cao cả : Thư gửi anh em chú bác, Thư gửi các bạn và học trò, Khóc cụ Giải Huân, Câu đối điếu cụ Ngô Đức Kế, Câu đối khóc Tùng Nham, Thơ mừng thọ ông Trần Trọng Cung,… đó đều là những bài ca nói lên tình cảm sâu đậm mà Huỳnh Thúc Kháng dành cho những người thân, cho bạn tù, bạn văn chương, những người cùng chí hướng,...

Như đã nói, trong tù, mặc dù mọi sinh hoạt đều bị gò bó, bị tách khỏi những biến động lớn lao của phong trào yêu nước và cách mạng, nhưng nếu có chút thời gian nhàn rỗi, các chí sĩ lại tranh thủ bàn luận văn chương, thế sự, học chữ (tiếng Pháp), làm thơ, lao dịch, ... “Trường học thiên nhiên” Côn Đảo từ đây mà hình thành. Có thể nói rằng, chính những ngày tháng bị giam cầm ở Côn Lôn đã rèn cho các chí sĩ có thêm ý chí, nghị lực tự cường, khả năng “xã hội hóa” bản thân để nhanh chóng thích nghi với mọi hoàn cảnh ; những cuộc tranh luận về văn chương, thế sự, việc tranh thủ học tiếng Pháp đã cung cấp cho các nho sĩ như Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế,... những tri thức mới, một sự chuẩn bị bổ ích để sau này khi được mãn hạn, trở lại với guồng quay của thời cuộc, họ không những không cảm thấy lạ lầm, lạc hậu, mà còn là những người đi tiên phong trong phong trào đấu tranh cách mạng, nhất là ở một mặt trận mới mẻ với nhà nho, đó là mặt trận báo chí. Cũng chính trong thời gian bị giam cầm tại Côn Đảo, cùng với các bạn tù, Huỳnh Thúc Kháng làm khá nhiều thơ ghi lại cảm xúc của mình trước mỗi sự kiện diễn ra.

Khi gặp lại người bạn tri kỉ Tây Hồ Phan Châu Trinh 1 tại Côn Đảo, Huỳnh Thúc Kháng viết Cảm tác, nhân gặp cụ Tây Hồ ở Côn Lôn :

Khả liên cụ thị đáo Côn Lôn,

1 Trong Thi tù tùng thoại, Huỳnh Thúc Kháng viết : “nhân vật trong thời quá độ, tù đày ra Côn Lôn, cụ Tây Hồđứng đầu sổ, mà thân hào trong nước, mang cái chức tù vào nhà ngục thì cụ Tập Xuyên lại là người thứ nhất, vì đứng đầu sổ, mà thân hào trong nước, mang cái chức tù vào nhà ngục thì cụ Tập Xuyên lại là người thứ nhất, vì lúc cụ Tập Xuyên vào ngục, cụ Tây Hồ còn đương ở Hà Nội” [tr12].

Bỉ thử Sâm Thương kỉ hiểu hôn, Ngã phát thương thương quân xỉ lạc, Tương phùng nhất tiếu lưỡng vô ngôn. (Kiếp tù chung một cõi ven trời,

Hai ngả Sâm Thương cách mỗi nơi. Tóc tớ bạc phơ, răng bác rụng, Gặp nhau không nói ngó nhau cười.)

Đúng là sự hội ngộ của những người tri kỉ, tâm trạng cảm động, sự thấu hiểu nhau đến tận cùng ấy lại lặp lại trong lần tương phùng cuối cùng khi Phan Tây Hồ về nước sau hơn 10 năm sống và hoạt động ở Pháp : “Bảo Đại nguyên niên (Bính Dần – 1926) . Tháng 2, được tin Tây Hồ bệnh nặng, thúc giục tôi

vào Nam, nhưng vì phải làm thủ tục lấy căn cước, dần diên mấy ngày, khi đến Sài Gòn thì bệnh Tây Hồ đã trầm trọng, không ngồi dậy được, chỉ ngó nhau

cười, nhưng nhân khi nói chuyện mà có lời vĩnh quyết : “Hai ta được thấy nhau trên trần gian này một khoảng ngắn ngủi cũng đủ rồi ; can trường bình sinh đã soi rọi nhau, không cần bàn nhiều !”. Từ đêm ấy Tây Hồ qua đời” [19].

Không chỉ dừng lại ở đó, cũng như bao thi nhân khác, người chí sĩ – thi nhân Huỳnh Thúc Kháng dù đang trong cảnh tù đày, đôi lúc phải làm nhiều công việc nặng nhọc mà xưa nay chưa từng làm như đập đá, kéo xe, …. nhưng nhà chí sĩ vẫn thả tâm hồn mình theo những cảnh đẹp hữu tình của non sông gấm vóc khi nhà chí sĩ bịđưa đến làm tại sở ruộng Cô Ông.

Quên tù, gặp lúc hứng vừa lên, Toà Điển nằm chơi sẵn có nền, Non nước một vùng trông đẹp mắt, Bệnh sầu trăm mối chất thành vền,

Đá từng cơn nổ trời như đổ,

Cảnh mới khiến người mơ cảnh cũ, Hải Vân trên đỉnh ngắm Thần Kinh.

Đó thực sự là những phút tâm hồn thanh thản hiếm hoi của nhà chí sĩ luôn nặng lòng với vận mệnh của non sông đất nước.

Giọng điệu khảng khái, trầm hùng, chứa đựng tinh thần lạc quan cách mạng là âm điệu chủ đạo của tập thơ. Chỉ riêng Thi tù tùng thoại ta cũng thấy hiện lên khá sinh động không khí thời đại, diễn tiến của các phong trào yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ văn huỳnh thúc kháng trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)