1. Giai đoạn 1: trước năm
1.2. Tác phẩm chính
Giai đoạn sáng tác đầu tiên này cũng chính là giai đoạn đầu tiên trong đời hoạt động cách mạng của nhà chí sĩ, nó gắn liền với phong trào Duy Tân. Như
đã nói, Duy Tân là một phong trào đấu tranh đòi canh tân đất nước bằng con đường văn hoá, phát triển thương nghiệp,... Để kêu gọi “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, bộ ba hào kiệt xứ Quảng (Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp) thực hiện nam tiến. Khi vào đến trường thi Bình Định, gặp kì thi khảo hạch (trước thi Hương) với hai chủ đềChí thành thông thánh và
Lương ngọc danh sơn, ba nhà chí sĩ liền trà trộn vào đám nho sinh, lấy tên là Đào Mộng Giác và làm hai bài phú nổi tiếng (Phan Châu Trinh làm bài thơ Chí thành thông thánh, còn Huỳnh Thúc Kháng cùng với Trần Quý Cáp làm bài
Lương ngọc danh sơn phú, nhằm mục đích mượn chính đề tài của cuộc thi để nói lên tư tưởng bài xích nền cựu học truyền thống cùng chế độ khoa cử lỗi thời, đề xướng tân học,... Từ góc nhìn lưu hành tác phẩm, Lương ngọc danh sơn phú chính là bài thơ khai nghiệp văn chương của Huỳnh Thúc Kháng. Từ bài phú này, cùng với hành trình hoạt động cách mạng, Huỳnh Thúc Kháng còn làm nhiều thơ văn để phục vụ mục đích đấu tranh đòi dân quyền và độc lập dân tộc.
Mở đầu bài phú, tác giả cất tiếng hỏi tại sao quốc dân ta lúc bấy giờ đang dường như chấp nhận cảnh sống chìm đắm trong kiếp đời nô lệ, dù khát khao được góp sức mình cho độc lập dân tộc nhưng sớm phải chứng kiến quá nhiều cảnh đầu rơi máu chảy tang thương, bi thảm nên sĩ khí dường như đang lắng dần xuống :
Sao chẳng thấy đồng bào ta ở Á châu, Anh hùng sôi nổi, chí sĩ tranh đua.
Nhìn ra bốn biển để soi rọi lại mình, Huỳnh Thúc Kháng cảm thấy đã đến lúc không thể mãi cứ ở yên một chỗ :
Cụ Nam Hải giữa trung châu cổ động Chàng Đông Sơn bên đường rộng khóc ù. Người đều biết xấu hổ, tại sao không thẹn thò
Nguyên Việt Nam từ xưa dựng nước, Cõi Á đông hùng cứ một phương.
Dưới xuống Trần, Lý, trên từ Hồng Bàng. Nhân tâm thuần phác, sĩ khí quật cường.
Đuổi Tô Định khỏi đất Lĩnh Biểu...
Mạnh thay nước Việt ! Ai dám xem thường !
Quá khứ oai hùng, khí thiêng sông núi mấy ngàn năm vẫn toả rạng, con cháu Lạc Hồng vẫn bao đời tự hào về truyền thống cha ông đánh giặc giữ nước, ấy vậy mà chỉ “một thời làm sai chính sách, Để muôn đời phải chịu tai ương” :
Quân đội lấy gì hùng cường ? Tài chính lấy gì sung túc ? Dân trí lấy gì mở mang ? Nhân tài lấy gì giáo dục ?
Than ôi đau xót thay ! Dần dà cho đến ngày nay chịu điều khổ nhục. Tình cảnh ấy đã khiến dân tộc trở nên yếu hèn, nước đã mất hồn sông núi cũng không còn, đau xót trước thảm cảnh ấy và như dự cảm được bao thảm hoạ sẽ đến, tác giả kêu gọi :
Ăn năn nào kịp, mới hay đổi kế chậm rồi :
Nguy hiểm đến nơi, dầu muốn tạm yên khó thật. Bây giờ nên đau lòng, xót dạ, theo nghĩa bỏ danh.
Trên các quan lại, dưới lớp thư sinh ; quẳng bút dậy thẳng, treo mũ
đi lanh
Còn chút hơi tàn, thời đập ấm, đắm thuyền đầy hứa hẹn. Vui gì sống sót, dẫu nát gan, vỡ óc cũng quang vinh. Cớ sao cả năm lêu lổng, đau ngừa không hay
Mất thời giờ nơi bút cùn đèn tối ; Mệt tinh thần trong chết mộng
sống say.
Từ nỗi đau nhân thếấy, hai ông hạ bút chốt lại bài phú với một quyết tâm : “Hựu hà tất Chí thành thông thánh, Lương ngọc danh sơn vỉ tai !” (Lại cần gì
Chí thành thông thánh, Lương ngọc danh sơn vậy thay). Theo các ông, chính lối khoa cử lỗi thời, văn hoá lạc hậu là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thảm cảnh mất nước. Chính vì thế, nếu phải thay đổi điều gì thì việc đầu tiên là phải thay đổi nền văn hoá, học vấn của đất nước.
Với hào khí ấy, Lương ngọc danh sơn phú cùng với Chí thành thông thánh
của hai nhà chí sĩ đã nhanh chóng lan rộng, được rất đông sĩ tử truyền tay nhau đọc, đồng thời gây không ít trở ngại, tức tối đối với nhà cầm quyền. Bài phú vừa thể hiện lòng yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, đồng thời là tiếng nói mạnh mẽ và hết sức dũng cảm trong việc phủ nhận nền cựu học cùng chế độ khoa cử lỗi thời. Lời kêu gọi quẳng bút lông để suy nghĩ, tìm tòi một hướng đi mới để cứu dân tộc khỏi ách lầm than nô lệ của bộ ba chí sĩ đã có tác động mạnh mẽ, tích cựctới trái tim và khối óc của không ít học trò của Nho môn và đông đảo nhân dân trong vùng. Bài phú ra đời là một đòn phủđầu đầu tiên của các nhà Duy Tân, qua bài phú, ta hiểu tại sao, chỉ xuất phát từ hình thức của một cuộc vận động tân văn hoá, mà những nhiệt huyết của các nhà chí sĩ lại có thể tác động mạnh mẽ tới trái tim và khối óc của quần chúng, để từ đó, những phong trào quần chúng nổ ra đã vượt xa khuôn khổ của một hoạt động văn hoá, khiến bọn thực dân không thể ngồi yên.
Nếu Lương ngọc danh sơn phú là một bài chữ Hán, sau này được chính tác giả dịch ra, thì Cái văn chương là một bài thơ đầu tiên ông viết bằng chữ quốc ngữ nhằm mục đích đả kích lối học cử nghiệp. Mở đầu bài thơ, tác giả dẫn ra hai câu thơ chữ Hán ý nói mình thuộc con nhà thông tuệ, sang trọng : “Kỷ ngôn toàn thịnh hồng nho tử, Đồ long dục tựu học hà vi”, ấy thế mà vẫn nhận ra cái học khoa cử của Nho gia đã đến hồi mạt vận và cần được đổi thay :
Cái văn chương là cái chi chi Mút ngòi viết mà hỏi cùng vũ trụ
Những trường thiên, đoản cú, tán, tự, bi, minh Nếp bồng trông mòn mỏi bấy công trình
Nền khoa cử lấy hiển vinh mày mặt
Đậm lợt cáp phấn vua đôi nét
Rồi công danh phú quý dập dìu theo Này xe, này ngựa, này võng, này hèo
Này áo gấm xiêm thêu, này đai vàng thẻ bạc Buông hơn sấm giữa cõi trần rơm rác
Tréo mảy lên, xưng ông nọ ông kia Ô ai ơi ! Tốt lốt chưa tề
Nên sự nghiệp cũng nhờ ba chữ đó Tò mò hỏi, năm châu ai lớn nhỏ
“Ủa ! việc ngoại dương tau có biết mô na !” Cũng tai, cũng mắt cũng người ta”.
(Cái văn chương – 1906)
Những bài thơ đầu tiên của Huỳnh Thúc Kháng là những lời hô hào đầy nhiệt tình, thiết tha của nhà chí sĩ để kêu gọi, giục giã những ai còn đang say sưa với cái “bả vinh hoa”, còn nuôi chí lập nên sự nghiệp bằng con đường thi cử của Nho gia hãy nhanh tỉnh giấc, bởi thời đại giờ đã đổi khác, khí vận đã chuyển dời rất xa, những nho sinh của “cửa Khổng sân Trình” còn theo đuổi con đường khoa cử gò bó, khuôn mẫu ấy đã trở thành những người lạc hậu so với thời cuộc.
Qua những bài thơ hừng hực khí thế của một nhà nho Duy Tân, tuy được tiếp xúc với các sách tân thư, tân văn khá muộn so với nhiều nho sĩ đương thời, nhưng sự tinh anh, nhạy bén của một tư tưởng lớn đã đưa Huỳnh Thúc Kháng sớm nhập thế và mau chóng trở thành một trong những lãnh tụ khả kính của một phong trào có ảnh hưởng và gây tác động tiến bộ đến toàn bộ nhận thức của
quần chúng nhân dân một nước nông nghiệp lạc hậu, quen sống trong cảnh “bế quan toả cảng” khiến dân trí, dân khí trở nên suy yếu nếu xét trong tương quan thời đại. Những bài thơ đầu tiên này của Huỳnh Thúc Kháng, khi vang lên, tựa như những bài hịch của núi sông truyền cảm hứng, nhiệt huyết đến bao thế hệ, ngay từ khi mới ra đời, nó được ví “như một tiếng gà đánh thức mọi người”.