Bối cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ văn huỳnh thúc kháng trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 28 - 31)

1. Giai đoạn 1: trước năm

1.1. Bối cảnh lịch sử

Những biến chuyển quan trọng trong cuộc đời Huỳnh Thúc Kháng được đánh dấu khi ông chính thức đỗ Tiến sĩ sau nhiều năm miệt mài đèn sách, nhưng lại chủ động một cách đầy ý thức khi tiếp cận và tìm hiểu các sách tân

thư, tân văn của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc ; Môngtexkiơ, J.Rut xô ở Pháp,... “mua được nhiều sách mới (như Mậu Tuất chính biến, Trung Quốc hồn, Nhật Bản Duy tân sử, Tân dân tùng báo cùng sách Âu dịch ra Pháp văn),... tôi [...] thường với Tây Hồ đến nhà Đào (Đào Nguyên Phổ), có bao nhiêu tân thơ đọc hết, biết được đôi chút biến thiên của thế giới, thật bắt đầu từ năm ấy” (năm 1903) [19].

Trong số các nhà nho chí sĩ cùng thời như Đào Nguyên Phổ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ,... thì cuộc tiếp xúc với tân thư, tân văn này của hai nhà chí sĩ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng dường như muộn hơn cả. Song điều đáng chú ý ở đây là, ngoài Nguyễn Lộ Trạch và Nguyễn Trường Tộ đã từng dâng lên vua những bản điều trần đòi canh tân đất nước, rất nhiều các danh sĩ đương thời dường như chưa một ai đủ nhạy bén và tầm tư tưởng cũng như khả năng để vươn lên trở thành “những lãnh tụ, những người “phất cờ gióng trống, gõ mõ khua chuông”, gây bão tố tạo sấm chớp, cuốn theo mình hầu như trọn vẹn tầng lớp tinh hoa của dân tộc” [39]. Chỉ đến khi gần như trong cùng một lúc, tại Nam – Ngãi và Nghệ – Tĩnh hai chí sĩ họ Phan là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cùng xuất hiện giữa cơn bão thời đại, theo đuổi hai đường hướng cứu nước khác nhau và đều có tác động nhất định tới cuộc vận động cứu nước giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.

Ở mức độ rõ rệt, phong trào Duy Tân mà Phan Châu Trinh cùng hai người bạn cùng chí hướng, hai nhà nho chí sĩ mẫu mực của đất Quảng bấy giờ là Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp với đường lối cách mạng “ôn hoà”, dùng hình thức của một cuộc vận động cải cách văn hoá nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, cổ động tân học, đả kích lối học khoa cử, phát triển thương nghiệp, hô hào lập các hội thương, hội nông, hội công,... nhằm canh tân đất nước theo con đường các nước tiên tiến ở châu Âu, để tích luỹ nội lực cho đất nước đã gây được những tác động tích cực tới mọi mặt đời sống của xã hội ta

trong những năm đầu thế kỉ XX. Phong trào Duy Tân cùng với nhà trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã nhanh chóng lan rộng và gây được một tầm ảnh hưởng lớn trong phong trào yêu nước của quần chúng. Lúc bấy giờ trong nhân dân lan truyền mấy lời ca sau, đủ cho thấy sức ảnh hưởng của phong trào kêu gọi cải cách văn hoá mà các nhà Duy Tân đã làm :

Cơn mây gió trời Nam bẳng bẳng

Bước anh hùng nhiều chặng gian truân, Gậm xem máy tạo xoay vần,

Gầy nên một cuộc cách tân cũng kì ! Khắp thân sĩ lưỡng kì Nam Bắc, Bỗng giựt mình chợt tỉnh cơn mê, Học, thương, xoay đủ mọi nghề, Cái hồn ái quốc, gọi về cũng mau. Hồn đã tỉnh bảo nhau cùng dậy, Chưa học bò vội chạy đua theo. Khi lên như gió thổi đều,

Trong hò cự thuế, ngoài reo phá thành…

Con đường cứu nước của bộ ba hào kiệt xứ Quảng dường như đi ngược lại với truyền thống sử dụng bạo lực, lựa chọn đấu tranh vũ trang để giành độc lập dân tộc mà cha ông ta hàng ngàn năm đã lựa chọn. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện đồng đại, chúng ta hẳn nhiên đều nhận thấy rằng đối thủ của chúng ta trong cuộc chiến cuối thế kỉ XIX này là một đối thủ khác hoàn toàn về bản chất cũng như về trình độ binh lực, tiềm lực kinh tế, khoa học – kĩ thuật,... so với phong kiến phương Bắc. Chính tính chất này của cuộc chiến cùng với thái độ bạc nhược của triều đình phong kiến đã dẫn đến tình trạng, chưa bao giờ các cuộc khởi nghĩa nổ ra với tinh thần “thiết huyết” đến thế nhưng cùng đều bị nhấn chìm trong những bể máu lênh láng đến thế. “Máu của nhiều tầng lớp,

nhiều thế lực, lực lượng. Có thể nói : máu chảy từ nhiều phía. Khi máu đổ quá nhiều mà phía trước vẫn còn mờ mịt, thì điều khả dĩ thi thố là vừa không được làm sai lạc hay bỏ rơi mục đích tối hậu, vừa làm sao để bớt đổ máu vô ích”[39]. Xét ở phương diện này, Duy Tân là một con đường cứu nước mới mẻ và chỉ có thể được thực hiện bởi những nhân sĩưu tú, can trường của thời đại.

Kiên trì con đường đã lựa chọn, bộ ba chí sĩ xứ Quảng đã hăng hái nam tiến, bước chân của các ông đã đặt đến ngay cả những vùng đất hẻo lánh, được coi là miền “ngược” heo hút và khắc nghiệt của Nam Trung Bộ để hô hào cải cách, đấu tranh đòi thực thi dân chủ, mở mang phát triển công thương nghiệp,... Những hoạt động ấy, thoạt nhìn là những vấn đề của kinh tế, chính trị, nhưng xét trong bối cảnh lúc bấy giờ, sau khi đã cơ bản dẹp tan các cuộc nổi dậy lớn bé ở khắp ba kì, tiếng vang của phong trào Cần vương đang lắng dần xuống, thực dân Pháp đang dần chĩa mũi nhọn vào địa hạt văn hoá đểđầu độc tinh thần thuộc địa thì đó lại là những hoạt động có tầm ảnh hưởng và tác động không nhỏđến trái tim, ý thức và hành động của đông đảo nhân dân. Đúng như C. Mác đã viết : “Cố nhiên là vũ khí của sự phê phán không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí ; lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất ; nhưng lí luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [tr. 255, 27]. Như vậy có thể nói, trước bối cảnh ấy, sự lựa chọn được coi là tối ưu và nhất là phù hợp với sở trường của các nhà nho là dùng văn chương làm vũ khí đấu tranh và vũ khí văn chương cũng lại là vũ khí được nhiều nhà nho chí sĩ lựa chọn có hiệu quả trong hành trình hoạt động cách mạng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ văn huỳnh thúc kháng trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)