Từ cải cách mở cửa đến năm 1999

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến tạo sức mạnh mềm trung quốc qua ngoại giao thể thao trong những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 35 - 40)

1.2 .Cơ sở lý thuyết

1.3.3. Từ cải cách mở cửa đến năm 1999

Sau cải cách mở cửa, đặc biệt là sau Đại hội lần thứ 3 BCH Trung ƣơng Đảng khóa 11, ngoại giao thể thao Trung Quốc bƣớc vào thời kỳ mới. Thể thao tiến vào thời kỳ phát triển nhanh nhất, huy hoàng nhất. Năm 1979, quan hệ Trung Quốc với Ủy ban Olympic quốc tế đƣợc khôi phục chính thức, thể thao Trung Quốc trở thành một bộ phận quan trọng của phong trào Olympic. Các ủy viên của Ủy ban Olympic

78中国奥运史〃http://baike.baidu.com/view/1168960.htm

79

Ngoại giao bóng bàn' từng diễn ra nhƣ thế nào? http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/ngoai-giao-bong-ban-tung-dien-ra- nhu-the-nao-2068081.html〃11/4/2006

quốc tế xác nhận Ủy ban Olympic của nƣớc CHND Trung Hoa gọi là ―Ủy ban Olympic Trung Quốc‖, sử dụng quốc ca và quốc kỳ của nƣớc CHND Trung Hoa. Ủy ban Olympic tại Đài Bắc gọi là ―Ủy ban Olympic Đài Bắc của Trung Quốc‖, không đƣợc sử dụng quốc kỳ, quốc ca cũ, phải đợi Ủy ban Olympic quốc tế cho phép.81

Hết năm 1984, Trung Quốc đã gia nhập vào 52 tổ chức thể thao quốc tế và đảm nhiệm lãnh đạo trong 15 tổ chức thể thao quốc tế, gia nhập vào 28 tổ chức thể thao Châu Á và đảm nhiệm lãnh đạo trong 20 tổ chức thể thao Châu Á.82 Đến năm 1989, Trung Quốc đã gia nhập 74 tổ chức thể thao quốc tế và 38 tổ chức thể thao Châu Á.83 Trung Quốc gia nhập các tổ chức thể thao quốc tế đã phản ánh trình độ cải cách mở cửa và sự phát triển quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Số ngƣời Trung Quốc đảm nhiệm chức vụ tại các tổ chức thể thao quốc tế ngày càng tăng, đã mang lại ảnh hƣởng trong giới thể thao quốc tế, thể hiện tinh thần dân tộc Trung Quốc, đồng thời phản ánh sức mạnh thể thao Trung Quốc thậm trí phản ánh sự gia tăng của sức mạnh mềm quốc gia, Trung Quốc đã từ ―Đông Á bệnh phu‖ đến cƣờng quốc thể thao trên thế giới.

Sau cải cách mở cửa, giao lƣu thể thao đối ngoại rất sôi nổi. Từ năm 1949 đến năm 1984, Trung Quốc đã giao lƣu thể thao hơn 6000 lần với 152 nƣớc và khu vực, có gần 90000 ngƣời tham gia.84 Từ năm 1980 đến năm 1984, mỗi năm Trung Quốc có hơn 7000 ngƣời tham gia các hoạt động ngoại giao thể thao khoảng hơn 500 lần, tăng 1 lần so với thập kỷ 70.85

Đến năm 1989, Trung Quốc có hơn 100000 ngƣời

81任海〃奥林匹克运读〃北京:北京体育出版社〃2005:404 82当代中国读读读读部主读〃当代中国体育〃597-601 83中国体育读展情况〃http://www.chinasfa,net/lshg/xzgty/zgtyfz.htm 84当代中国读读读读部主读〃当代中国体育〃597-601 85谷世权〃中国体育史〃383

giao lƣu thể thao với hơn 150 nƣớc và khu vực hơn 8000 lần.86

Trung Quốc cũng tổ chức các loại hình đại hội thể thao, đặc biệt là Á vận hội lần thứ 11 năm 1990 tổ chức thành công tại Bắc Kinh, đã thu hút sự chú ý của nƣớc khác. Sau khi khôi phục địa vị Olympic, Trung Quốc đã tham gia Olympic mùa đông lần thứ 13 năm 1980 và Olympic mùa hè lần thứ 23 năm 1984 tại Mỹ, Trung Quốc giành đƣợc đột phá. Bắt đầu từ thập kỷ 90, ngoại giao thể thao lên một tầm cao mới, Trung Quốc với các tổ chức thể thao quốc tế ngày càng thân thiện, phát huy tác dụng to lớn trong các sự vụ thể thao quốc tế.

Bảng 1.1. Xu thế ngoại giao thể thao Trung Quốc thập kỷ 50-70 thế kỷ 20

Bảng 1.2. Xu thế ngoại giao thể thao Trung Quốc thập kỷ 80-90 thế kỷ 20

(nguồn: Zheng Hua, tr.21, The study of the developing mode of sports diplomacy of China from the perspective of new public doplomacy, 17/12/2012 )

Theo lịch sử, chúng ta có thể nhìn thấy ngoại giao thể thao Trung Quốc đồng bộ với sự phát triển của ngoại giao tổng thể Trung Quốc. Thời kỳ đầu thành lập CHND Trung Quốc, chính sách ngoại giao lấy ―nghiêng về một bên‖ làm nòng cốt, gồm ―xóa bỏ hoàn toàn tàn tích làm lại từ đầu‖, ―quét sạch tàn dƣ rồi mới thiết lập 86我国与外国体育活读交往情况〃http://www.stats.gov.cn/yearbook/1999/u09c.htm 0 100 200 300 400 500 19 49 19 51 19 53 19 55 19 57 19 59 19 61 19 63 19 65 19 67 19 69 19 71 19 73 19 75 19 77 19 79

số lần tham gia ngoại giao thể thao

số lƣợng nhà nƣớc và khu vực tham gia ngoại giao thể thao 0 2000 4000 6000 8000 19771979198119831985198719891991199319951997

số lần tham gia ngoại giao thể thao

số lƣợng nƣớc và khu vực tham gia ngoại giao thể thao

quan hệ ngoại giao‖ và ―nghiêng về một bên (nghiêng về phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu)‖.87 Sự giao lƣu thể thao đối ngoại của Trung Quốc có thể tăng cƣờng hữu nghị và đoàn kết với các nƣớc xã hội chủ nghĩa, nhƣng quy mô, phạm vi ngoại giao thể thao nhỏ. Đến cuối thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60, quan hệ Trung Quốc với Liên Xô xấu đi, nhƣng phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, đối tƣợng ngoại giao Trung Quốc chuyển vào các nƣớc Chủ nghĩa dân tộc mới trỗi dậy nhƣ các nƣớc thế giới thứ ba Á-Phi-Mỹ Latinh. Từ năm 1964 đến năm 1966, ngoại giao thể thao Trung Quốc đạt cao trào thứ nhất. Thời kỳ đầu cách mạng văn hóa, Trung Quốc rơi vào trạng thái cô lập trên thế giới, ngoại giao thể thao bị ngƣng đọng lại. Đến năm 1971, ngoại giao thể thao Trung Quốc rơi đến điểm thấp nhất, nhƣng đó cũng là bƣớc ngoặt. Thập kỷ 70, Trung Quốc bình thƣờng hóa quan hệ với Mỹ, ngoại giao thể thao Trung Quốc với các nƣớc phƣơng Tây ngày càng phát triển. Cuối thập kỷ 70, Trung Quốc cải cách mở cửa, quy mô của ngoại giao thể thao Trung Quốc ngày càng lớn. Cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, ngoại giao thể thao Trung Quốc hạ xuống bởi ngoại giao Trung Quốc gặp khó khăn, nhƣng đƣợc khôi phục rất nhanh, sau đó ngoại giao thể thao Trung Quốc tiến vào một thời kỳ phát triển mới, đặc biệt là từ khi Trung Quốc bình thƣờng hóa quan hệ với các nƣớc khác, ngoại giao thể thao Trung Quốc phát triển rất nhanh.

87

Tính chu kỳ trong chính sách ngoại giao Trung Quốc, http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-trung-quoc/1419-tinh- chu-k-trong-chinh-sach-ngoi-giao-trung-quc, 09/5/2010

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng này chủ yếu trình bày truyền thống thể thao Trung Quốc, lấy bối cảnh quốc tế và bối cảnh Trung Quốc để làm cơ sở cho ngoại giao thể thao. Sau đó thông qua thảo luận và nghiên cứu khái niệm thể thao, chính trị và ngoại giao để làm cơ sở cho ngoại giao thể thao; thông qua đó trình bày rõ và phân tích mối quan hệ thể thao, chính trị và ngoại giao, hoàn thành trình bày rõ khái niệm ngoại giao thể thao. Sau đó kết hợp sự lý giải và nắm bắt ngoại giao thể thao của giới học thuật, nhƣ mối quan hệ ngoại giao thể thao với ngoại giao tổng thể và ngoại giao công chúng, tổng kết ra khái niệm ngoại giao thể thao và đặc trƣng của nó. Chƣơng này cũng nêu ra khái niệm sức mạnh mềm Trung Quốc và chứng minh ngoại giao thể thao là một trong những sức mạnh mềm. Cuối cùng trình bày ba giai đoạn ngoại giao thể thao trƣớc năm 2000, tạo cơ sở cho chƣơng sau viết ngoại giao thể thao năm 2000 đến nay. Ngoại giao thể thao với tƣ cách là phƣơng thức ngoại giao mới, chắc chắn nó có thể phát huy tác dụng lớn đối với nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc. Chƣơng này đã đặt nền tảng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho chƣơng sau.

CHƢƠNG 2SỰ PHÁT TRIỂN NGOẠI GIAO THỂ THAO CỦA

TRUNG QUỐC NHẰM NÂNG CAO SỨC MẠNH MỀM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21

2.1. Chính sách ngoại giao thể thao qua các giai đoạn

Theo nghĩa hẹp, chính sách ngoại giao thể thao là những biện pháp, kế hoạch, dự án… do các bộ phận hữu quan nêu ra cho sự nghiệp thể thao đối ngoại có thể phát triển theo hƣớng chính sách.

Đối với chính sách ngoại giao thể thao từ năm 2000 đến nay, Olympic Bắc Kinh năm 2008 là năm có ý nghĩa sâu sắc nhất, là mốc đánh dấu quan trọng...88

Nó mang lại ảnh hƣởng tích cực đến các lĩnh vực nhƣ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật… có tác dụng trực tiếp tới sự nghiệp phát triển thể thao.89 Chính sách ngoại giao thể thao đƣợc quán triệt và đƣợc thể hiện rõ nét sự hiệu quả trong những hoạt động ngoại giao thể thao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến tạo sức mạnh mềm trung quốc qua ngoại giao thể thao trong những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)