Triển vọng xu thế phát triển ngoại giao thể thao của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến tạo sức mạnh mềm trung quốc qua ngoại giao thể thao trong những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 74 - 76)

2.2 .Một số biện pháp qua ngoại giao thể thao để nâng cao sức mạnh mềm Trung Quốc

3.2. Triển vọng xu thế phát triển ngoại giao thể thao của Trung Quốc

3.2.1. Địa vị ngoại giao thể thao nổi bật hơn

Ngoại giao thể thao là tiêu chí quan trọng của sự phát triển xã hội và sự tiến bộ văn minh nhân loại, đã thể hiện sức mạnh tổng hợp và trình độ văn minh xã hội. Kết quả của vận động viên trong các cuộc thi đấu quốc tế và năng lực tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế của nhân viên thể thao đã thể hiện rõ đƣợc thực lực của Trung Quốc. Các sự kiện thể thao quốc tế thƣờng là đại hội thể thao quốc tế lớn, nhƣ Thế vận hội Olympic Bắc Kinh, có hơn 16,000 vận động viên của 204 nƣớc và khu vực tham gia, trong đó bao gồm hơn 80 ngƣời đứng đầu quốc gia tham gia lễ khai mạc và những hoạt động liên quan. Ngƣời đứng đầu Trung Quốc tiến hành tiếp

142李娜读冠再引“读国体制”之读〃http://news.163.com/11/0607/06/75U5AVVM00014AED.html〃2011-6-7

đãi ngƣời đứng đầu các nƣớc hơn 70 buổi, đã triển khai ―ngoại giao Olympic‖ một cách hiệu quả. Hiện nay, các hoạt động ngoại giao thể thao ngày càng nhiều, địa vị ngoại giao thể thao ngày càng nổi bật. Trung Quốc áp dụng sân khấu thể thao để phát huy ƣu thế, tác dụng của ngoại giao thể thao, xây cầu nối hòa bình và hữu nghị. Ngoại giao thể thao phục vụ cho sự nghiệp thể thao Trung Quốc và kết nối thế giới một cách hài hòa nhằm thúc đẩy phát triển hòa bình.

3.2.2. Tác dụng ngoại giao thể thao rõ ràng hơn

Ngoại giao thể thao theo phƣơng châm ―phát triển hòa bình, cùng có lợi‖ và nguyên tắc ―nhấn mạnh trọng điểm, lƣợng sức mà làm‖, thông qua tổ chức các đại hội thể thao quốc tế lớn và hội chợ thể thao quốc tế mang tính tổng hợp cao, gia nhập các tổ chức thể thao quốc tế, tham gia các sự kiện thể thao quốc tế và cách thức ―đi ra ngoài, mời vào trong‖ nâng cao trình độ thể thao với mức độ cao, toàn diện, không ngừng khai thác độ sâu và chiều sâu của ngoại giao thể thao Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc tham gia tích cực các sự vụ thể thao quốc tế, tiến hành các công việc ngoại giao thể thao, nâng cao sức ảnh hƣởng của Trung Quốc một cách hiệu quả, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Trung Quốc trong các tổ chức thể thao quốc tế. Trung Quốc triển khai các hoạt động ngoại giao thể thao một cách ổn định, không ngừng mở rộng mối quan hệ ngoại giao thể thao, từng bƣớc đi sâu phát triển hợp tác thể thao quốc tế, hình thành cục diện ngoại giao thể thao toàn diện, đa lĩnh vực, nhiều tầng lớp. Ngoại giao thể thao Trung Quốc sẽ thúc đẩy hòa bình hữu nghị của giới thể thao quốc tế theo xu hƣờng phát triển mạnh.

3.2.3. Trách nhiệm ngoại giao thể thao lớn hơn

Trong bối cảnh xây dựng một xã hội hài hòa ở trong nƣớc cùng với việc thúc đẩy một thế giới hài hòa, Trung Quốc khai triển các hoạt động thể thao quốc tế kêu gọi hòa bình, tăng nhiều giao lƣu và tin cậy đã trở thành đƣờng lối ngoại giao tiện nhất. Hiện nay, các nƣớc trên thế giới chú trọng giao lƣu hợp tác với Trung Quốc và cung cấp cơ hội lớn hơn và không gian rộng hơn để thúc đẩy ngoại giao thể thao với Trung Quốc. Đứng ở điểm cao mới và khởi điểm mới, Trung Quốc sẽ giới thiệu

toàn diện văn minh Trung Hoa, thể hiện sức sống mạnh mẽ của xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, tuyên truyền quyết tâm đƣa Trung Quốc vào đƣờng lối phát triển hòa bình, làm cho cả thế giới ngày càng hiểu biết và đồng thuận Trung Quốc, thúc đẩy giao lƣu nhân dân Trung Quốc với nhân dân nƣớc khác, tăng hợp tác và tin cậy giữa các nƣớc. Trung Quốc khiến cho cộng đồng quốc tế hiểu biết hơn một cách cơ bản về tình hình trong nƣớc, chính sách đối ngoại và đƣờng lối phát triển của Trung Quốc, tìm điểm đồng nhất, gác điểm bất đồng, bù đắp cho nhau, cùng phát triển và thúc đẩy xây dựng ―thế giới hài hòa‖.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến tạo sức mạnh mềm trung quốc qua ngoại giao thể thao trong những năm đầu thế kỷ 21 (Trang 74 - 76)