Bối cảnh ra đời của cải cách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam (Trang 35 - 37)

7. Bố cục luận văn

2.1. Bối cảnh ra đời của cải cách

Trƣớc năm 1978, Trung Quốc thừa hƣởng hệ thống phát triển kỹ thuật trƣớc đây của Liên Xô,5

xây dựng thể chế khoa học kỹ thuật mang tính kế hoạch. Thực hiện chiến lƣợc phát triển “đại nhảy vọt”, mục tiêu của chiến lƣợc là trong thời gian ngắn bắt kịp và vƣợt qua trình độ tiên tiến, đứng vào hàng ngũ các nƣớc có trình độ khoa học kỹ thuật cao của thế giới. Trung Quốc áp dụng một hệ thống khoa học kỹ thuật thông qua kế hoạch triển khai các dự án nghiên cứu riêng lẻ, độc lập không có sự gắn kết với nhau giữa các viện sở nghiên cứu, các trƣờng đại học, các đơn vị nghiên cứu quốc phòng.

Trong bối cảnh bị phong tỏa và sự khan hiếm về nguồn lực khoa học kỹ thuật, hệ thống này đã huy động nguồn lực có hạn để tập trung cho mục tiêu chiến lƣợc. Trong khoảng thời gian hơn chục năm, nhờ sự nỗ lực của mình cùng với sự giúp đỡ của Liên Xô Trung Quốc cũng đã xây dựng đƣợc một hệ thống tổ chức khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tƣơng đối hoàn chỉnh, bồi dƣỡng đƣợc một số lƣợng lớn các đội ngũ các nhà hoạt động lĩnh vực khoa học kỹ thuật có trình độ, giải quyết đƣợc một loạt các vấn đề khoa học kỹ thuật cho việc xây dựng quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Về tổng thể, Trung Quốc đã bƣớc đầu thu hẹp đƣợc khoảng cách giữa khoa học kỹ thuật của mình với trình độ tiên tiến trên thế giới. Biểu hiện cụ

thể là vào năm 1964 Trung Quốc đã thử thành công bom nguyên tử và bƣớc vào Câu lạc bộ các nƣớc có vũ khí hạt nhân của thế giới.

Nhƣng cuối những năm 70 của thế kỷ 20, cùng với sự khủng hoảng về kinh tế xã hội do những cuộc đấu tranh chính trị gây ra mà đỉnh cao là Cách mạng văn hóa, thể chế khoa học kỹ thuật mang tính kế hoạch này của Trung Quốc đã gặp phải những thách thức to lớn.

Trên thế giới, làn sóng cách mạng kỹ thuật mới đến dồn dập, hầu hết các lĩnh vực khoa học đều có những biến đổi sâu sắc, thành quả của khoa học kỹ thuật đƣợc ứng dụng nhanh chóng, dẫn đến sự thay đổi to lớn cho sức sản xuất của xã hội, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và tăng trƣởng kinh tế của thế giới. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia không còn giới hạn trong phạm vi cạnh tranh sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế, mà đã mở rộng ra cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia với hạt nhân là khoa học kỹ thuật. Tại Trung Quốc, nhƣ đã nói ở trên do ảnh hƣởng của “Cách mạng văn hóa”, các hoạt động khoa học kỹ thuật đã phải hứng chịu sự kìm kẹp nặng nề, làm cho khoảng cách về năng lực cạnh tranh khoa học kỹ thuật của Trung Quốc so với các nƣớc phƣơng Tây ngày càng nới rộng.

Cuối năm 1978, Hội nghị Trung ƣơng 3 khóa 11 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã họp và ra một quyết định mang tính lịch sử là chuyển trọng tâm công tác của toàn Đảng từ “lấy đấu tranh giai cấp là chính” sang coi xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa.6 Điều này đòi hỏi khoa học kỹ thuật phải có những đóng góp vào quá trình cải cách kinh tế. Năm 1995, Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu lên phƣơng

châm thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật theo đó chỉ rõ: “ Xây dựng kinh tế cần dựa vào khoa học kỹ thuật, khoa học kỹ thuật cần hƣớng về xây dựng kinh tế”7.

Nhƣ vậy, sự phát triển kinh tế và xã hội trong thời kỳ mới ở Trung Quốc đã đặt ra nhu cầu đa dạng, nhiều tầng lớp đối với khoa học kỹ thuật. Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật trở thành yêu cầu tất yếu, nếu không cải cách thể chế khoa học kỹ thuật, công cuộc cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc rất khó thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)