2.2.4 .Giai đoạn từ năm 2006 đến nay
3.1. Thực trạng cơ chế chính sách quản lý, phát triển khoa học công nghệ
3.1.2. Cơ chế quản lý nhân lực khoa học công nghệ
Trong những năm qua, nhân lực khoa học công nghệ tiềm năng của Việt Nam đã có sự phát triển rõ nét. Theo kết quả thống kê cho thấy, nhân lực tham gia hoạt động nghiên cứu và phát triển tính theo đầu ngƣời năm 2011 là 134.780. Trong đó có tới 119.582 (88,72%) nhân lực thuộc khu vực của Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, phần lớn nhân lực khoa học và công nghệ hiện đang tập trung làm việc ở khu vực nhà nƣớc, trong khu vực tƣ nhân và doanh nghiệp còn rất thấp. Ngoài ra, cơ cấu tỷ lệ nhân lực của Việt Nam còn chƣa thực sự hợp lý
khi 105.230 (78,07%) là cán bộ nghiên cứu chỉ có 9.781 (7,26%) là cán bộ kỹ thuật và 14.245 (10,57%) là cán bộ hỗ trợ.
Bảng 3.5: Nhân lực NC&PT theo thành phần kinh tế và chức năng
Thành phần kinh tế
Tổng nhân lực
nghiên cứu
Chia theo chức năng làm việc Cán bộ nghiên cứu Cán bộ kỹ thuật Cán bộ hỗ trợ Khác Nhân lực NC&PT Chia theo: 134.780 105.230 9.781 14.245 5.525 Nhà nƣớc 119.582 94.101 8.351 12.853 4.277 Ngoài nhà nƣớc 12.321 9.739 934 896 752 Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 2.877 1.390 4 96 496 496
Nguồn: Tổng hợp từ Điều tra NC&PT và Điều tra doanh nghiệp 2012
Một điểm đáng lƣu ý nữa là số cán bộ nghiên cứu có trình độ cao tập trung khá đông ở các trƣờng đại học. Tuy nhiên, lực lƣợng này lại dành rất ít thời gian cho hoạt động nghiên cứu, chƣa thực sự gắn giảng dạy, học tập với nghiên cứu khoa học. Theo thống kê, hiện nay nƣớc ta có 70% tiến sĩ không hoạt động nghiên cứu mà chỉ làm các chức vụ hành chính, quản lý. Chính vì vậy, mặc dù nguồn nhân lực khoa học công nghệ của nƣớc ta tăng về số lƣợng nhƣng chất lƣợng cán bộ nói chung còn thấp; năng suất khoa học chƣa cao; tác động thấp đối với cộng đồng nghiên cứu quốc tế.
Nhà nƣớc vẫn còn thiếu quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao thuộc các lĩnh vực khoa học và công nghệ ƣu tiên, tiên tiến. Số lƣợng các nhà khoa học đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao và hiện đang
tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học mang tính chuyên nghiệp là rất ít và ngày càng suy giảm. Trong khi đó, các cán bộ khoa học trẻ lại không đƣợc tạo động lực để phấn đấu theo đuổi và gắn bó với sự nghiệp khoa học lâu dài. Số lƣợng cán bộ khoa học công nghệ đông, số tổ chức khoa học công nghệ nhiều, nhƣng không có các tập thể khoa học mạnh, các tổ chức khoa học công nghệ đạt trình độ quốc tế.
Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng chảy máu chất xám trong khoa học công nghệ thì các chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài, trí thức khoa học công nghệ đã đƣợc đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc. Nhƣng trên thực tế chúng ta mới chỉ áp dụng một số hình thức tôn vinh, khen thƣởng còn hầu nhƣ chƣa có đƣợc chính sách đầy đủ, cụ thể để thực sự trọng dụng, sử dụng và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ. Ngoài ra, việc chậm chuyển đổi từ chế độ công chức sang chế độ viên chức và hợp đồng, chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho việc lƣu chuyển và đổi mới cán bộ. Điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ và trang thiết bị nghiên cứu của nhiều tổ chức khoa học và công nghệ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cho hoạt động nghiên cứu ở trình độ quốc tế. Hầu hết các tổ chức khoa học và công nghệ là các đơn vị sự nghiệp, nhƣng lại đang đƣợc áp dụng cơ chế quản lý nhƣ đối với cơ quan quản lý hành chính với chế độ tiền lƣơng còn nhiều bất hợp lý (nhà khoa học nhận tiền lƣơng thấp theo ngạch bậc nhƣ đối với các cơ quan hành chính, không tính đến năng lực nghiên cứu, hiệu quả công việc; không có bất cứ loại phụ cấp nào đối với loại hình lao động chất xám này). Chính hạn chế này đã làm triệt tiêu động lực sáng tạo của các nhà khoa học, không khuyến khích họ toàn tâm gắn bó với sự nghiệp khoa học của đất nƣớc.