7. Bố cục luận văn
2.2. Khái quát quá trình cải cách
2.2.1. Giai đoạn 1978-1985
Đây là giai đoạn công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc mới đƣợc tiến hành, trong đó trọng tâm là cải cách ở nông thôn và trong lĩnh vực nông nghiệp. Đối với khoa học kỹ thuật, giai đoạn này đƣợc đánh dấu bằng sự kiện Đại hội đại biểu Khoa học toàn quốc tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 3 năm 1978. Chủ đề của Đại hội này là vận động toàn dân tập trung cho công cuộc hiện đại hóa khoa học kỹ thuật. Đại hội tập trung phê phán với những tƣ tƣởng còn sót lại từ “Cách mạng văn hóa” trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, Đại hội cũng đã đề ra một loạt phƣơng châm, chính sách để phát triển khoa học kỹ thuật Trung Quốc, thông qua bản “Cƣơng lĩnh quy hoạch phát triển khoa học kỹ thuật toàn quốc 1978 - 1985” hay còn gọi là “Cƣơng lĩnh quy hoạch 8 năm”.
“Cƣơng lĩnh quy hoạch 8 năm” đã nêu lên phƣơng châm “sắp xếp toàn diện, đột phá trọng điểm”; xác định 8 lĩnh vực phát triển là nông nghiệp, năng lƣợng, tài nguyên, công nghệ thông tin, quang học, vũ trụ, vật lý lƣợng tử, di truyền và đƣa ra 108 dự án nghiên cứu trọng điểm. Cƣơng lĩnh này đƣợc coi là đã đề cập đến mức độ cao nhất của sự phát triển khoa học kỹ thuật.
Tuy nhiên, vấn đề mà Trung Quốc muốn giải quyết lúc này là khắc phục những tàn dƣ của cuộc “Cách mạng văn hóa” trong xã hội Trung Quốc. Bản “Cƣơng lĩnh quy hoạch 8 năm” ra đời nhằm mục đích thông qua cải tiến kế hoạch và phƣơng thức quản lý, từng bƣớc khôi phục trật tự khoa học kỹ thuật trƣớc “Cách mạng văn hóa”. Tuy nhiên, xem xét một cách nghiêm túc bản Cƣơng lĩnh này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề do chƣa nhận thức đƣợc một cách đầy đủ và triệt để vai trò của khoa học kỹ thuật. Cùng với đó, bản Cƣơng lĩnh cũng chƣa nêu ra những biện pháp cụ thể cho cải cách thể chế khoa học kỹ
thuật, mới chỉ đề ra những mục tiêu phấn đấu quá tiềm năng của nền kinh tế Trung Quốc lúc bấy giờ.8
Trong quá trình thực hiện, “Cƣơng lĩnh quy hoạch 8 năm ” cũng đã cho thấy vai trò tìm tòi và thí điểm cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của nó. Trong thời gian đó, Trung Quốc đã nhiều lần thí điểm tạo điều kiện tự chủ, cổ vũ việc trao đổi, hợp tác giao lƣu giữa các cơ quan nghiên cứu, thí điểm chế độ hợp đồng và chế độ trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật, bƣớc đầu phát triển đƣợc thị trƣờng khoa học kỹ thuật và trao đổi mua bán sản phẩm khoa học công nghệ. Tóm lại, ở giai đoạn này Trung Quốc đã xây dựng đƣợc thể chế khoa học kỹ thuật mới, nhƣng vẫn nằm trong khuôn khổ của mô hình kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp.