8. Bố cục luận văn
3.1. Những vấn đề đặt ra
3.1.1. Nhu cầu của công chúng về thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo chí
Thơng tin chỉ dẫn đầu tư trên báo chí là “lăng kính” giúp các cơ quan quản lí trong nước nhìn nhận thực tế hoạt động đầu tư, dự báo “điểm nóng” thị trường, định hình nhu cầu của doanh nghiệp để kịp thời có chính sách hỗ trợ… Trong xu thế phát triển của báo chí hiện đại, cơng chúng khơng cịn lạ lẫm với dịng thơng tin tư vấn, chỉ dẫn bởi sự xuất hiện của nó đã, đang và tiếp tục đáp ứng những nhu cầu ngày càng tiến bộ của loài người.
Thực trạng vấn đề thông tin chỉ dẫn đầu tư cho các tỉnh phía Bắc trên báo Đầu tư điện tử, Quảng Ninh điện tử và Hà Giang điện tử đã được miêu tả khá kỹ lưỡng trong mục 2.1 của chương 2 luận văn. Với mong muốn nhằm đưa ra cách nhìn khách quan và đánh giá bước đầu nhu cầu thông tin chỉ dẫn đầu tư cho các tỉnh phía Bắc trên báo điện tử trung ương và địa phương, chúng tôi đã tiến hành tổ chức khảo sát trong phạm vi hẹp với 450 phiếu phát đi cho các doanh nghiệp có tham gia đầu tư đang hoạt động trên địa bàn: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Giang, Sơn La, Tuyên Quang, Nam Định, Hưng Yên (mỗi tỉnh 50 phiếu). Cách khảo sát là gửi email, gọi điện đề xuất gặp và trao đổi trực tiếp bằng đường bưu điện. Mục đích của khảo sát nhằm thu thập những cứ liệu khoa học, khách quan đáng tin cậy để bổ trợ cho phần khảo sát nội dung mà chúng tơi đã tiến hành phân tích cứ liệu ở chương 2. Để từ đó, rút ra những nhận định, đánh giá khách quan, thuyết phục và đề xuất những giải pháp cho việc thông tin chỉ dẫn đầu tư cho các tỉnh phía Bắc trên báo chí trung ương và địa phương.
Tổng số 450 phiếu được gửi đi, chúng tơi thu về được 228 phiếu có trả lời đầy đủ và được coi là phiếu hợp lí, cịn lại 222 phiếu khơng trả lời chủ yếu là của các doanh nghiệp nước ngồi (lí do họ khơng trả lời là do ở một số doanh nghiệp nước ngoài, quy chế trả lời thơng tin của báo chí rất phức tạp. Sau khi nhận được đề nghị, bộ phận PR phải trình cho PR vùng để xin ý kiến, sau đó chờ phê chuẩn từ vùng, các yêu cầu câu hỏi mới được chuyển về lại cho lãnh đạo doanh nghiệp hoặc phụ trách truyền thông của doanh nghiệp tại Việt Nam trả lời bằng văn bản. Sau đó, văn bản trả lời tiếp tục phải gửi lại cho PR và lãnh đạo doanh nghiệp cấp vùng, hoặc có đơn vị phải gửi về tổng hành dinh tập đoàn để xem, phê chuẩn trả lời. Do vậy, một số doanh nghiệp, doanh nhân khi tiếp nhận đã từ chối trả lời). Điều này cũng gây khó khăn rất lớn cho chúng tôi trong việc tổng hợp kết quả khảo sát để đánh giá thực trạng nhu cầu về thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo điện tử trung ương và địa phương.
Bảng hỏi thu thập ý kiến công chúng của chúng tôi tập trung vào các nội dung chính như sau:
3.1.1.1. Các kênh tìm kiếm chỉ dẫn đầu tư
Với câu hỏi ơng/bà tìm thơng tin chỉ dẫn đầu tư ở đâu? Chúng tôi đã thu được kết quả khảo sát bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Các kênh tìm kiếm chỉ dẫn đầu tư theo ý kiến của các nhà đầu tư thuộc các tỉnh phía Bắc trong diện khảo sát
Stt Các kênh tìm kiếm Số lượng Tỉ lệ (%)
A. Nhờ chuyên gia tư vấn 92 40,4
B. Tư vấn thơng qua báo chí 153 67,1
C. Dựa vào các kênh truyền thông công cộng như: băng rôn, khẩu hiệu, sách, tờ rơi, tờ gấp, hội nghị, tọa đàm, hội thảo
115 50,4
D. Tìm kiếm trên internet, mạng xã hội, các trang điện tử mà không phải là báo điện tử
84 36,8
E. Hình thức khác 46 20,2
Qua bảng 3.1 trên cho thấy các kênh tìm kiếm chỉ dẫn đầu tư theo ý kiến của các nhà đầu tư thuộc các tỉnh phía Bắc trong diện khảo sát cũng rất là đa dạng: Có sử dụng thơng tin trên báo chí, mạng internet, mạng xã hội, các trang điện tử mà không phải là báo điện tử, băng rôn, khẩu hiệu, sách, tờ rơi, tờ gấp, hội nghị, tọa đàm, hội thảo.
Qua khảo sát có thể thấy việc sử dụng tư vấn thơng qua báo chí vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất 67,1%, tiếp đến là dựa vào các kênh truyền thông công cộng và nhờ chuyên gia tư vấn với 50,4% – 40,4%. Với kết quả này cho thấy, các nhà đầu tư khi tiến hành nghiên cứu môi trường, địa điểm, ngành nghề đầu tư đã sử dụng rất nhiều các kênh chỉ dẫn đầu tư. Việc khảo sát này sẽ giúp cho báo chí tìm ra những định hướng, giải pháp để giúp cho báo chí sẽ ln là lựa chọn tốt nhất trong quá trình tìm kiếm chỉ dẫn đầu tư.
3.1.1.2. Các nguồn cung cấp thông tin chỉ dẫn đầu tư
Để tìm hiểu các nguồn cung cấp chỉ dẫn đầu tư trên báo chí, chúng tơi có đặt câu hỏi: Ơng/bà hãy kể tên một vài trang báo điện tử cung cấp thông
tin chỉ dẫn đầu tư được ông/bà quan tâm? Và thu được kết quả khảo sát bảng
3.2 như sau:
Bảng 3.2. Các trang báo điện tử cung cấp thông tin chỉ dẫn đầu tư được các nhà đầu tư thuộc các tỉnh phía Bắc trong diện khảo sát lựa chọn
Stt Trang báo điện tử Số lượng Tỉ lệ (%)
A. Đầu tư/Vietnam Invenstment Review 192 84,2
B. Thời báo kinh tế Sài Gòn 173 75,9
C. Diễn đàn kinh tế Việt Nam 174 76,3
D. Cafebiz 165 72,4
E. VnEconomy 149 65,4
F. Nguồn khác 93 40,8
Với kết quả ở bảng 3.2 cho thấy các nhà đầu tư hầu như đều rất quan tâm đến các thông tin chỉ dẫn đầu tư trên các trang báo điện tử. Trong đó, trang báo mạng điện tử Đầu tư được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất 84,2%; tiếp đến là Diễn đàn kinh tế Việt Nam, Thời báo kinh tế Sài Gòn và Cafebiz đều trên 70%; có đến 40,8% các nhà đầu tư sử dụng các nguồn báo điện tử khác để tìm thơng tin chỉ dẫn đầu tư. Với kết quả này cho thấy báo mạng điện tử với ưu điểm thông tin nhanh và dễ dàng tìm kiếm nên được công chúng - các nhà đầu tư quan tâm và tìm đến để sử dụng trong cơng việc của mình.
Cùng hỏi về các nguồn cung cấp thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo chí, chúng tơi có đặt câu hỏi: Ơng/bà đã từng biết, sử dụng thơng tin chỉ dẫn đầu
tư trên báo chí trung ương? Và thu được kết quả bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3. Đánh giá của các nhà đầu tư về việc biết và sử dụng thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo chí trung ương
Stt Đánh giá của các nhà đầu tư Số lượng Tỉ lệ (%)
A. Đã biết, đã dùng 97 42,5
B. Đã biết, nhưng chưa dùng 53 23,2
C. Không biết 42 18,4
D. Ý kiến khác 36 15,8
Tổng số: 228 100
(Nguồn: Khảo sát của tác giả luận văn tháng 8/2018)
Với kết quả ở bảng 3.3 cho thấy việc sử dụng thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo chí trung ương và báo chí địa phương ở mức “Đã biết, đã dùng” được các nhà đầu tư lựa chọn với mức cao nhất 42,5%, mặc dù ở mức cao nhất nhưng khi cộng về mức “Đã biết, nhưng chưa dùng” và “Khơng biết” thì bằng mức “Đã biết đã dùng” trên 40% điều này cho thấy rằng có một bộ phận các nhà đầu tư chưa quan tâm đến các thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo chí
trung ương và báo chí địa phương.
3.1.1.3. Các mối quan tâm của của các nhà đầu tư về các dạng thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo mạng điện tử
Câu hỏi khảo sát: Ông/bà quan tâm đến các dạng thông tin chỉ dẫn đầu
tư nào trên báo chí trung ương và địa phương? Chúng tơi đã thu được kết quả
bảng 3.4 như sau:
Bảng 3.4. Các mối quan tâm của của các nhà đầu tư về các dạng thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo mạng điện tử
Stt Các dạng thông tin chỉ dẫn đầu tư Số lượng Tỉ lệ (%) A. Thông tin chỉ dẫn địa điểm và môi trường đầu tư 77 33,8
B. Thông tin chỉ dẫn thủ tục đầu tư 228 100
C. Thông tin chỉ dẫn lĩnh vực ngành nghề đầu tư 228 100 D. Thông tin chỉ dẫn dự án và đối tác đầu tư 166 72,8
E. Thông tin chỉ dẫn vốn đầu tư 97 42,5
(Nguồn: Khảo sát của tác giả luận văn tháng 8/2018)
Bảng kết quả 3.4 cho thấy các dạng nội dung thông tin chỉ dẫn đầu tư được các nhà đầu tư quan tâm cũng khá đa dạng bao gồm: Thông tin chỉ dẫn địa điểm và môi trường; thủ tục; lĩnh vực ngành nghề; dự án, đối tác và vốn đầu tư. Trong các nội dung đó thì có 2 nội dung được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất đó là các thơng tin chỉ dẫn về thủ tục và lĩnh vực ngành nghề với 100%, thông tin chỉ dẫn vốn và địa điểm và môi trường đầu tư dưới 50% lựa chọn của các nhà đầu tư. Việc khảo sát sự quan tâm của các nhà đầu tư về các dạng thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo mạng điện tử sẽ giúp cho các nhà báo, tòa soạn báo định hướng được trong việc xây dựng nội dung chiến lược thông tin chỉ dẫn đầu tư.
3.1.1.3. Đánh giá của các nhà đầu tư về chất lượng nội dung và hình thức thể hiện thơng tin chỉ dẫn đầu tư trên báo mạng điện tử
Về nội dung thơng tin: Khi được hỏi: Ơng/bà thấy nội dung thông tin chỉ dẫn đầu tư được cung cấp trên báo điện tử trung ương và địa phương hiện nay ra sao?. Chúng tôi thu được kết quả biểu đồ 3.1 như sau:
Biểu đồ 3.1 Đánh giá của các nhà đầu tư về nội dung thông tin chỉ dẫn đầu tư được cung cấp trên báo điện tử trung ương và địa phương
Biểu đồ 3.1 trên cho thấy các nhà đầu tư đánh về nghiêng về nội dung thông tin chỉ dẫn đầu tư được cung cấp trên báo điện tử trung ương và địa phương với 58,2% nghiêng về “Nội dung dàn trải”, chỉ có 18,2% nhà đầu tư tìm thấy thơng tin chỉ dẫn đầu tư “đúng với lĩnh vực mình quan tâm”, nhưng lại có đến 19,4% các nhà đầu tư cho rằng báo điện tử trung ương và địa phương “khơng có nội dung” họ cần tìm và 4,2% các nhà đầu tư khơng có ý kiến. Như vậy, với kết quả này cho thấy rằng báo điện tử trung ương và địa phương mặc dù được các nhà đầu tư chú ý quan tâm trong việc báo chí chỉ dẫn đầu tư, tuy nhiên do nội dung dàn trải nên các nhà đầu tư nhiều khi cảm thấy họ “khơng thấy có nội dung cần tìm”.
Về hình thức thơng tin: Chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi: Ơng/bà thấy hình thức thơng tin chỉ dẫn đầu tư được cung cấp trên báo điện tử trung ương và địa phương hiện nay ra sao? Và thu được kết quả biểu đồ 3.2 sau:
Biểu đồ 3.2 Đánh giá của các nhà đầu tư về hình thức thông tin chỉ dẫn đầu tư được cung cấp trên báo điện tử trung ương và địa phương
Như vậy, với kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy các nhà đầu tư về cơ bản cho rằng hình thức thơng tin chỉ dẫn đầu tư được cung cấp trên báo điện tử trung ương và địa phương là bình thường (chiếm 58,3%), có 35,6% cho rằng hấp dẫn và có 6,1% cho rằng không hấp dẫn.
Với các nội dung trên, chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi với các nhà đầu tư về sự cần thiết trong thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo điện tử theo ông bà có mức độ quan trọng như thế nào, chúng tơi đã thu được kết quả có 66,8% nhà đầu tư cho rằng thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo điện tử là “rất cần thiết, cần thiết”; 28,6% cho rằng “bình thường” và 4,6% cho rằng “không cần thiết” (xem biểu đồ 3.3).
Tựu chung lại từ việc điều tra, thu thập ý kiến của công chúng là các nhà đầu tư đang đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh phía Bắc bao gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Giang, Sơn La, Tuyên Quang, Nam Định, Hưng Yên. Chúng tôi xin rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, công chúng là các nhà đầu tư thuộc diện khảo sát đại diện cho các tỉnh phía Bắc ngày càng quan tâm đến chỉ dẫn đầu tư trên báo chí. Bởi vì, những thơng tin được đăng tải trên báo chí giúp cho các nhà đầu tư
cảm thấy tin tưởng về chất lượng nguồn tin đưa ra.
Thứ hai, tiếp nhận thông tin tư vấn chỉ dẫn đầu tư trên báo chí chí nói chung và báo mạng điện tử trung ương và địa phương là một nhu cầu thực sự cần thiết đối với các nhà đầu tư. Báo chí đã được đánh giá là một trong những kênh thông tin cung cấp, phổ biến thông tin tư vấn-chỉ dẫn đầu tư. Với những ưu thế vượt trội báo mạng điện tử trung ương và địa phương được coi là thuận tiện nhất so với các kênh truyền thông khác.
Thứ ba, đa số công chúng – các nhà đầu tư trong diện khảo sát cảm thấy hài lịng về những thơng tin tư vấn – chỉ dẫn đầu tư trên báo chí nói chung và báo mạng điện tử trung ương và địa phương nói riêng, mặc dù, các thơng tin tư vấn chỉ dẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của các nhà đầu tư. Vì vậy, mà báo chí nói chung và báo mạng điện tử trung ương và địa phương nói riêng cần phải tăng cường nội dung thơng tin và có sự đổi mới về hình thức thể hiện để thu hút hơn nữa công chúng – các nhà đầu tư.
Biểu đồ 3.3 Sự cần thiết của thông tin chỉ dẫn đầu tư trên báo điện tử