8. Bố cục luận văn
3.2. Khuyến nghị và giải pháp
3.2.2. Đầu tư nguồn lực tài chính, phương tiện tác nghiệp và xây dựng chuyên
dựng chuyên mục về chỉ dẫn đầu tư
Người làm báo điện tử cần môi trường làm việc thuận lợi, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ chất lượng đường truyền internet nhanh... mới giúp phóng viên dù ở bất cứ nơi đầu đều có thể truyền tin, bài về tòa soạn.
Qua quan sát của chúng tơi nhận thấy rằng hiện nay ở tịa soạn báo địa phương chưa có nhiều nguồn lực để đầu tư do đó cần chú trọng vấn đề kinh tế báo chí, kêu gọi ủng hộ từ phía chính quyền địa phương đồng thời áp dụng các mơ hình tăng nguồn thu như liên kết với các đơn vị trong tuyên truyền..., trang bị các phương tiện tác nghiệp, cập nhập các phần mềm xuất bản hiện đại... bằng cách xã hội hóa trong trường hợp đầu tư cần kinh phí lớn, học hỏi các cơ quan báo chí khác trong thực hiện mơ hình làm kinh tế cho báo mạng điện tử, chủ động tiếp thị với các đơn vị, doanh nghiệp để tăng nguồn thu quảng cáo.
Qua khảo sát câu hỏi 9 trong phụ lục 1, cho thấy có đến 100% cơng chúng báo chí là các nhà đầu tư cho rằng “dù là báo điện tử trung ương hay báo điện tử địa phương nếu có chun mục cho chúng tơi theo dõi là tiện nhất. Chúng tôi muốn cập nhập hàng ngày những thông tin chỉ dẫn đầu tư, thông tin về kinh tế ảnh hưởng đến việc đầu tư”. Việc xây dựng chuyên mục sẽ giúp cho người làm báo xây dựng được hệ thống tin, bài khoa học, có sự liên kết, xâu chuỗi theo trật tự thời gian hoặc vấn đề... còn người đọc khi tra cứu, theo dõi sẽ thuận lợi dễ dàng hơn rất nhiều. Và như vậy thông tin chỉ dẫn đầu tư được thiết lập một cách bài bản, chuyên nghiệp và đem lại hiệu quả cao.
3.2.3. Đổi mới nội dung và hình thức về thơng tin chỉ dẫn đầu tư trên báo điện tử trung ương và địa phương
3.2.3.1. Về nội dung thông tin chỉ dẫn đầu tư
Để thông tin tư vấn chỉ dẫn đầu tư trên báo chí nói chung và báo mạng điện tử trung ương và địa phương nói riêng đạt được hiệu quả cao cần đáp ứng một số yêu cầu như sau:
Thứ nhất là nội dung thơng tin chỉ dẫn đầu tư phải mang tính thiết thực, chính xác nhằm thỏa mãn nhu cầu cơng chúng truyền thông chuyên biệt và công chúng mục tiêu của thông tin chỉ dẫn đầu tư.
Đây là yêu cầu quan trọng nhất vì nội dung thơng tin tư vấn chỉ dẫn đầu tư phải phù hợp, sát sườn với thực tế yêu cầu của các nhà đầu tư trong thông tin chỉ dẫn về địa điểm, môi trường; thủ tục; lĩnh vực ngành nghề; dự án, đối tác, vốn... các cơ quan báo chí phải thật cụ thể, chi tiết để các nhà đầu tư có thể nắm bắt những thông tin chỉ dẫn về đầu tư.
Độc giả gần gũi nhất của công chúng thông tin chỉ dẫn đầu tư là Đảng, chính quyền, nhà quản lí, chuyên gia tư vấn, nhà đầu tư, các doanh nghiệp và người dân địa phương. Mỗi đối tượng lại có những mối quan tâm và nhu cầu thơng tin chỉ dẫn đầu tư khác nhau. Song chung lại, cái mà họ cần là thông tin trung thực, đem lại lợi ích thiết thực và định hướng cho sự phát triển bền vững.
Đối với Đảng, chính quyền, cơ quan quản lí nhà nước về thơng tin chỉ dẫn đầu tư báo chí nói chung và báo mạng điện tử trung ương và địa phương nói riêng cần thực hiện tích cực và tức thời nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định, pháp luật về đầu tư; kịp thời phản ánh nguyện vọng, đề xuất hợp lí việc hoạch định các chiến lược, sách lược thu hút đầu tư. Bên cạnh những chiến lược mang tính Quốc gia, báo chí nói chung và báo mạng điện tử trung ương và địa phương nói riêng cịn là kênh thơng tin cụ thể, đầy đủ về quan điểm và hành động của địa phương đối với thông tin chỉ dẫn đầu tư. Có thể thấy nhu cầu thơng tin về chỉ dẫn đầu tư của nhóm này là:
- Họ rất cần thông tin phản hồi, lập luận có tính phản biện về các chính sách, đặc biệt là chính sách mới ban hành khi đi vào thực hiện có những ưu việt và bất cập nào.
- Nhà quản lí muốn nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng hay bức xúc, trăn trở của nhà đầu tư.
đầu tư của địa phương trong cái nhìn, mối liên quan với tổng thể nền kinh tế đất nước trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
Đối với các nhà đầu tư. Mối quan tâm hàng đầu của họ là những chính sách, tiềm năng, thế mạnh của địa phương tạo điều kiện thuận lợi gì cho sự ổn định và phát triển lâu dài đối với tài sản và nguồn vốn mà họ bỏ ra để đầu tư.
Còn đối với người dân, thông tin chỉ dẫn đầu tư sẽ giúp cho họ biết được những lợi thế của địa phương mình trong việc thu hút đầu tư, vốn và dự án... Những nhân tố này sẽ có những tác động tích cực đến sự phát triển và đổi thay của mảnh đất quê hương họ.
Tóm lại, thơng tin chỉ dẫn đầu tư trên báo chí cần tạo ra cách nhìn nhận khách quan nhất, phân tích để người đọc thấy được vai trị của thơng tin chỉ dẫn đầu tư một cách thực chất, gắn bó với lợi ích của các địa phương nói riêng và của đất nước nói chung.
Thứ hai, báo chí nói chung và báo mạng điện tử trung ương và địa phương nói riêng cần chú trọng kết nối, tương tác với độc giả.
Tương tác là linh hồn của báo mạng điện tử, phát huy thế mạnh này của báo mạng điện tử sẽ luôn “đi trước” các kênh truyền thông khác trong việc đánh giá chất lượng thơng tin. Do đó, các tác phẩm báo mạng điện tử cần đưa thông tin gợi mở, có tính vấn đề cao, có sự liên quan tới nhiều cá nhân, tổ chức để kích thích họ phản hồi, trao đổi, tham dự vào nội dung thông tin. Một số báo cịn làm việc “đóng vai” bạn đọc, đưa ra vài bình luận đánh trúng tâm lí đám đơng, tạo khơng khí thoải mái để người đọc mạnh dạn nêu ý kiến. Tuy nhiên điều này cần sự đầu tư về kỹ thuật và nhân lực để thực hiện khâu “lọc”, kiểm soát nội dung, phản hồi lại cho bạn đọc một cách thỏa đáng. Làm tốt khâu này sẽ phát huy được vai trị của báo chí, kết nối bạn đọc với chuyên gia hay cơ quan chức năng... Vấn đề này hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi song các tòa soạn nên theo hướng cố gắng quản lí thay vì chỉ để tương tác theo kiểu
hình thức.
Thứ ba, thay đổi cách tư duy địa phương với công chúng, phát huy thế mạnh “thơng tin chính thống, độ tin cậy cao”.
Trong quá trình tìm hiểu thơng tin chỉ dẫn đầu tư, nhà đầu tư có thể tìm kiếm rất nhiều nguồn thông tin, tập hợp nhiều nguồn dữ liệu để đưa ra quyết định. Giữa một rừng thơng tin có thể coi báo mạng điện tử trung ương và địa phương là nguồn thông tin đáng tin cậy hơn cả. Song vấn đề thơng tin có thỏa mãn họ hay khơng, vấn đề đó có được nhìn nhận đa chiều khơng. Chẳng hạn như, nhà đầu tư luôn thấy các thông tin thế mạnh hấp dẫn của địa phương, tuy nhiên họ muốn biết cả rủi ro, khó khăn khi đầu tư và những mặt yếu của địa phương đó nữa. Những nhận định của báo chí ln song hành cả yếu tố tích cực và tiêu cực, cân đối chúng như thế nào cho thích hợp địi hỏi năng lực, nhạy cảm nghề nghiệp và khả năng tiếp cận, bao quát thông tin của nhà báo.
Thứ tư, là để tăng độ xác tín, hạn chế đăng lại bài của báo mạng điện tử khác hoặc lấy thông tin từ internet.
Điều này xuất hiện không chỉ trên báo mạng điện tử trung ương mà còn xuất hiện cả với báo điện tử địa phương với những lý do khơng có điều kiện tác nghiệp ở địa phương và ở địa phương do gói gọn trong phạm vi nhỏ. Do đó, khi cần có cái nhìn tồn cảnh, hoặc thông tin từ các khu vực khác, báo mạng điện tử trung ương và địa phương thường dẫn nguồn báo khác cũng có uy tín. Thu thập thêm tin tức cũng là cách làm phong phú thêm nội dung, hình thức, tơ điểm cho diện mạo báo. Tuy nhiên các tịa soạn báo chí nói chung và tịa soạn báo mạng điện tử trung ương và địa phương nói riêng cần lưu ý đến liều lượng, chọn lọc tin, bài phù hợp và cần làm rõ ràng về khâu pháp lí khi dử dụng nguồn khác.
Thứ năm, là báo mạng điện tử trung ương và địa phương nên chú trọng nghiên cứu, khảo sát thị hiếu của công chúng mục tiêu.
Báo mạng điện tử trung ương và địa phương nên sử dụng bộ đếm truy cập, cập nhập các phần mền hiện đại sử dụng cho báo mạng điện tử để người quản trị tịa soạn nắm được nhiều thơng tin về nhu cầu của độc giả. Ngồi ra, tịa soạn báo mạng điện tử trung ương và địa phương cũng sử dụng công cụ marketing, điều tra xã hội học để khảo sát thị hiếu của cơng chúng.
3.2.3.2. Về hình thức thơng tin chỉ dẫn đầu tư
Cũng để thông tin tư vấn chỉ dẫn đầu tư trên báo chí nói chung và báo mạng điện tử trung ương và địa phương nói riêng đạt được hiệu quả cao hình thức thơng tin chỉ dẫn cũng cần đáp ứng một số yêu cầu như sau:
Thứ nhất là báo chí nói chung và báo mạng điện tử trung ương và địa phương nói riêng cần xây dựng các tin, bài ngắn gọn và nên có hình ảnh kèm theo, ưu tiên các video tin tức có chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt.
Do quá trình “dịch chuyển” từ phong cách báo in sang báo mạng điện tử còn chậm chạp nên ở các báo trung ương và địa phương vẫn còn khá nhiều bài viết mang lối đưa tin khá dài dịng, cách trình bày chưa thống... Các báo nên viết xúc tích và ngắn gọn lại.
Video là cách đưa tin vơ cùng nhanh, tính thời sự và tính chân thật cao; đặc biệt là có thể sử dụng thanh chữ chạy góc dưới màn hình giúp tin tức được chuyển đi nhiều hơn.
Thứ hai là báo chí nói chung và báo mạng điện tử trung ương và địa phương nói riêng cần coi trọng chuẩn mực của ngôn ngữ văn tự.
Hiện nay có thể thấy, ngơn ngữ văn tự trên báo chí nói chung và báo mạng điện tử trung ương và địa phương nói riêng vẫn cịn nhiều sạn như lỗi chính tả, sử dụng từ ngữ chưa chuẩn nghĩa, câu cú dài dòng, lủng củng, sai ngữ pháp... Điều này đã được nói rất nhiều và vơ vàn lí do đã được đưa ra như: Thời giản sản xuất cấp bách, nhiều nhà báo trẻ sử dụng ngôn ngữ nói, ý đồ câu khách... song trách nhiệm cuối cùng vẫn là ở bộ phận biên tập. Bên cạnh
kỹ năng làm báo, người biên tập cần là một người giỏi về ngôn ngữ, sử dụng từ ngữ, ngữ pháp một cách chuẩn mực. Việc này tưởng như nhỏ nhưng các lỗi, sạn đó sẽ làm giảm uy tín của tờ báo. Vì vậy, bạn đọc ngày nay, nhất là báo mạng điện tử, họ bao gồm rất nhiều chuyên gia, giới tri thức có hiểu biết, kiến thức sâu rộng. Do vậy, mọi chi tiết nhỏ nhất trên báo đều không qua con mắt tinh tường của độc giả. Với họ, báo chí là những gì chuẩn mực nhất.
Tăng cường các bài phỏng vấn các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo, các nhà đầu tư sẽ giúp cho các thông tin chỉ dẫn đầu tư trở nên sống động, chân thực và đáng tin cậy.
Thứ ba là báo chí nói chung và báo mạng điện tử trung ương và địa phương nói riêng cần ưu tiên trình bày, tổ chức tin, bài theo cấu trúc thông tin nhiều cửa.
Chẳng hạn, liên quan đến vấn đề chính sách thu hút đầu tư, tác giả bài báo có thể tạo box thơng tin chỉ dẫn cụ thể cho bạn đọc, trích dẫn những kinh nghiệm hay, các chính sách thơng minh từ các vùng, miền, tỉnh/địa phương làm bài học tham khảo, sử dụng đồ họa bắt mắt, ấn tượng để truyền tải thông tin chỉ dẫn đầu tư ấn tượng, dễ nhớ mà hiệu quả hơn nhiều so với ngôn ngữ viết. Bên cạnh đó, người viết cũng nên đặc biệt tận dụng nhiều ý tưởng bài viết để xâu chuỗi dữ liệu, tạo sơ đồ, đồ thị... phác họa nên bức tranh toàn cảnh rõ ràng cho người đọc hiểu thấu đáo về vấn đề.
Về ảnh được sử dụng trong các tác phẩm báo mạng điện tử trung ương và địa phương, đặc biệt đối với báo mạng điện tử địa phương chưa thực sự được quan tâm và coi trọng khâu này, có lúc có quá nhiều ảnh trùng lặp trong một bài viết khiến cho bài báo có dung lượng dài khiến cho nội dung lại bị “lỗng”. Chú thích ảnh ln ln phải có thơng tin chính xác thời gian, địa điểm, nhân vật, sự kiện và tác giả (hay đơn vị giữ bản quyền ảnh). Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn có sơ suất trên báo mạng điện tử trung ương
và địa phương.
Thứ tư, báo chí nói chung và báo mạng điện tử trung ương và địa phương nói riêng nên tạo nhiều đường dẫn (link) tới các trang web, cổng thơng tin điện tử của các tỉnh có liên quan đến nội dung bài báo để biết thêm thông tin.
Để tăng cường sự kết nối thông tin, là nhịp cầu giữa nhà đầu tư với các cơ quan quản lí, sở, ban, ngành có liên quan, các đường dẫn giúp người đọc biết thêm nhiều địa chỉ website cần thiết, thỏa mãn nhu cầu về lĩnh vực họ đang quan tâm.
Thứ năm là báo chí nói chung và báo mạng điện tử trung ương và địa phương nói riêng nên ln ưu tiên việc sử dụng thông tin đồ họa.
Thông tin chỉ dẫn đầu tư liên quan đến các Nghị định, Nghị quyết...; vị trí địa lí các khu vực, vùng miền, tỉnh...; chỉ số, con số, tỷ lệ... Vậy dùng đồ họa để thể hiện thông tin là hấp dẫn nhất.
Với những thông tin về Nghị định, Nghị quyết, Chính sách... có thể trích dẫn đưa vào hộp thông tin, nên ngắn gọn, cân đối giữa phần text và box, không để con chữ trong box nhiều hơn phần text và box, không để chữ trong phần box nhiều hơn phần text.
Với các thông tin liên quan đến vị trí địa lí các khu vực, vùng miền, tỉnh... cần vẽ bản đồ mô phỏng cho dễ hình dung, đồng thời cung cấp thêm kiến thức địa lí cho người đọc. Ví dụ, khi thơng tin về vị trí đại lí thuận lợi và cơ sở hạ tầng của địa phương:
Hình 3.1 Vị trí địa lí tỉnh Quảng Ninh được ví dụ minh họa bằng hình ảnh - Nguồn: http://halongtourism.com.vn
Hình 3.2 Cơ sở hạ tầng các khu kinh tế, khu cơng nghiệp ở Hải Phịng được ví dụ minh họa bằng hình ảnh - Nguồn: http://hppc.gov.vn
Với các thông tin là con số, chỉ số, mốc thời gian... nên tập hợp, xâu chuỗi, tra cứu thêm dữ liệu để tạo ra đồ thị, biểu đồ để thấy được mức độ tăng giảm, mối quan hệ tương quan. Ví dụ như sau:
Hình 3.3 Thơng tin là con số, chỉ số, mốc thời gian được ví dụ minh họa bằng bảng biểu - Nguồn: http://enternews.vn
Cần phải lưu ý, trong thông tin đồ họa yếu tố quan trọng nhất là dễ hiểu, tác động hiệu quả đến suy nghĩ và cảm xúc sau đó đến yếu tố thẩm mỹ, ấn tượng và độc đáo.
Thứ sáu là báo chí nói chung và báo mạng điện tử trung ương và địa phương nói riêng nên nâng cấp các cơng cụ tìm kiếm trong trang báo, tạo từ khóa hiệu quả.
Hiện nay, tra cứu trên báo mạng điện tử địa phương chưa thực sự hiệu quả. Điều này dường như chưa được các báo mạng điện tử địa phương quan