5. Bố cục luận văn
2.2. Tác động kinh tế
2.2.1. Du lịch cộng đồng và kinh tế hộ gia đình
Hoạt động du lịch góp phần tạo nên sự đa dạng hoá các loại hình kinh tế, từ đó tạo ra cơ hội việc làm và các hoạt động tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bên cạnh những hoạt động kinh tế truyền thống như trồng trọt, chăn nuôi vốn đã gắn bó lâu đời với người dân từ bao đời nay. Trong xu thế vận động mới khi du lịch ngày càng phát triển kéo theo nó nhiều loại hình dịch vụ cũng xuất hiện như bán hàng, chạy xe ôm, hướng dẫn du lịch... từ đó tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho một lực lượng lao động đông đảo.
Qua kết quả điều tra thực địa tại hai bản Sả Séng và bản Lác cho thấy, số người tham gia vào dịch vụ du lịch chiếm gần 100% dân số toàn thôn, họ tham gia
vào hoạt động du lịch dưới nhiều hình thức khác nhau như: cung cấp dịch vụ nhà nghỉ, sản xuất và tiêu thụ sản vật địa phương, dịch vụ ẩm thực, dịch vụ đi tour...
Bảng 2.6. So sánh lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại Bản Lác và bản Sả Séng
STT Loại hình
Tỷ lệ người tham gia
Bản Lác Bản Sả Séng 1 Sản xuất và bán hàng thổ cẩm 80% dân số 70% dân số 2 Dịch vụ nhà nghỉ homestay 21,8% hộ gia đình 6% hộ gia đình 3 Tham gia đi tour du lịch Trên 5% dân số 1,8% dân số 4 Chở xe ôm 1,2% dân số 2,7% dân số 4 Dịch vụ tắm lá thuốc 0% 03 hộ gia đình (3%)
(Nguồn: Điều tra thực địa 2009)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại hai bản là khá cao, chiếm gần 100% dân số, trong đó, việc tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thổ cẩm truyền thống chiếm tỷ lệ đông nhất, tuy nhiên hình thức tiêu thụ sản phẩm của tộc người có khác nhau, nếu như người Dao thêu và bán thổ cầm bằng hình thức bán hàng rong, hàng ngày ngồi thêu và chờ khách tại bến xe trung tâm xã, hễ thấy đoàn khách đến là họ chạy ra bủa vây lấy khách mời mua hàng, đi theo và nài nỉ khách mua hàng trên suốt hành trình tham quan làng bản. Người Thái ở bản Lác lại tiêu thụ sản phẩm dưới hình thức mở gian hàng trưng bày và bán sản phẩm tại chính ngôi nhà của mình. Không chèo kéo, không ép khách mua hàng, không giành giật khách của nhau, đó là cách mà người Thái ở bản Lác làm du lịch. Bên cạnh sản xuất và tiêu thụ hàng thổ cẩm, việc cung cấp dịch vụ nhà nghỉ homestay cũng được người dân ở hai bản tham gia khá đông, trong đó, bản Lác có số lượng nhà nghỉ đông hơn, hoạt động có hiệu quả hơn. Việc tham gia hướng dẫn khách du lịch đi tour ở hai bản có sự khác nhau. Ở Sả Séng, có 08 em nhỏ người Dao tham gia làm hướng dẫn viên du lịch cho các công ty lữ hành ở Sapa, được đào tạo một cách tương đối bài bản, còn ở bản Lác, các gia đình tự tổ chức dẫn đường đưa khách đi tham quan các làng của người Mông ở những bản lân cận khi khách có nhu cầu. Hoạt động này hoàn toàn tự phát và do người dân tự làm,
mặc dù họ chưa từng được đào tạo qua các lớp tập huấn về nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch.
Sự tham gia đông đảo lực lượng lao động trong gia đình vào hoạt động du lịch đã tạo ra thu nhập đáng kể từ các hoạt động này. Nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch đang ngày càng tăng chiếm phần lớn trong tổng số nguồn thu nhập của cả gia đình, góp phần đáng kể vào cải thiện đời sống người dân.
Bảng 2.7. Thu nhập của các hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch STT Mức thu nhập/năm (triệu đồng) Bản Lác Bản Sả Séng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Không có thu nhập từ du lịch 0 0 0 0 2 Từ 1-2 triệu 4 20 0 0 3 Từ 3-3,5 triệu 9 45 2 10 4 Từ 5-10 triệu 6 30 7 35 5 Trên 10 triệu 1 5 11 55 Tổng số hộ điều tra 20 hộ 100 20 hộ 100
(Nguồn: Điều tra thực địa 2009)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, mức thu nhập từ hoạt động du lịch của các gia đình ở bản Lác cao hơn nhiều so với các gia đình ở Sả Séng. Nếu mức thu nhập bình quân từ hoạt động du lịch của các gia đình ở Sả Séng là từ 3-3,5 triệu đồng/năm (chiếm 45%), trong số 20 hộ điều tra, chỉ có duy nhất 01 hộ gia đình có thu nhập trên 10 triệu đồng 1 năm, đó là 01 gia đình của người Kinh ở trung tâm xã. Trong khi đó, ở bản Lác, mức thu nhập trên 10 triệu đồng một năm là mức thu nhập bình quân chung của toàn bản (chiếm 55%). Nguyên nhân là do, bản Lác thu hút được nhiều khách đến nghỉ tại bản, từ đó làm tăng mức chi tiêu của khách, bên cạnh dịch vụ nghỉ tại gia, còn có dịch vụ ăn uống, biểu diễn văn nghệ, đốt lửa trại, dẫn đường đi tour… Đặc biệt, người Thái ở bản Lác biết cách sắp xếp, tổ chức làm du lịch quy củ, chặt chẽ và có tính cộng đồng cao hơn người Dao ở bản Sả Séng. Do vậy, tính bền vững trong du lịch ở bản Lác cũng cao hơn.
Du lịch không chỉ làm tăng mức tổng thu nhập của từng hộ gia đình, mà nó còn đang chiếm phần lớn trong tổng cơ cấu thu nhập của từng gia đình.
Bảng 2.8. Tác động của du lịch lên cơ cấu kinh tế và thu nhập của hộ gia đình tại bản Lác và Sả Séng
Bản Lác Bản Sả Séng Thu nhập
Từ du lịch
Thu nhập từ nông, lâm nghiệp
Thu nhập từ du lịch
Thu nhập từ nông, lâm nghiệp Tỷ suất (%) Số hộ gia đình Tỷ suất (%) Số hộ gia đình Tỷ suất (%) Số hộ gia đình Tỷ suất (%) Số hộ gia đình 90-100 3 80-100 2 90-100 1 80-100 4 70-90 4 60-80 3 70-90 6 60-80 6 50-70 7 50-60 5 50-70 5 50-60 3 <50 6 <50 10 <50 8 <50 7 Tổng số hộ 20 20 20 20
(Nguồn: Điều tra thực địa 2009)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong số 20 hộ được điều tra, có 14/20 (chiếm 70%) hộ ở bản Lác và 12/20 (chiếm 60%) hộ ở Sả Séng có thu nhập từ du lịch chiếm trên 50% thu nhập của gia đình, trong đó có 3/20 (chiếm 15%) hộ ở bản Lác và 1/20 (chiếm 5%) hộ ở Sả Séng có thu nhập từ du lịch chiếm từ 90-100%. Ngược lại, tỷ suất thu nhập gia đình do làm nông, lâm nghiệp chỉ có 2/20 (chiếm 10%) hộ gia đình ở bản Lác và 4/20 (chiếm 20%) hộ gia đình ở Sả Séng. Điều đó cho thấy, thu nhập từ du lịch chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu nhập của hộ gia đình và ở bản Lác, thu nhập từ du lịch gần như chiếm vị trí quan trọng nhất trong tổng cơ cấu thu nhập của cả gia đình.
Từ khi có du lịch về bản, đời sống của người dân có nhiều thay đổi, chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn, người dân bớt đi đói nghèo và thiếu ăn mùa giáp hạt. Điều đó càng được thể hiện rõ qua mục đích sử dụng tiền kiếm được từ du lịch của các hộ gia đình.
Bảng 2.9. Mục đích sử dụng tiền kiếm được từ du lịch ở hai bản
Mục đích sử dụng Bản Lác Bản Sả Séng Mua phân bón ruộng 20% 90% Mua thóc giống 20% 30% Mua sắm trang thiết bị gia đình 50% 10% Mua thức ăn hàng hàng 45% 70% Đầu tư trở lại cho du lịch: sửa chữa,
nâng cấp nhà cửa...
80% 10% Đầu tư cho con cái 40% 5%
Như vậy, ở bản Lác, có tới 80% số hộ được phỏng vấn cho rằng, số tiền kiếm được từ du lịch sẽ đầu tư trở lại cho hoạt động du lịch như: nâng cấp, mở rộng nhà cửa, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động du lịch như: tủ lạnh, bếp ga, điện thoại, máy fax, máy vi tính... Thực tế ở bản Lác, nhiều gia đình làm ăn được từ du lịch đã đầu tư thêm tiền để mở rộng thêm 01 -02 nếp nhà sàn phục vụ nhu cầu đón khách. Trong khi đó, ở Sả Séng, hầu hết người dân dành tiền để mua thóc giống, phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhờ đó, mỗi vụ lúa cũng đạt từ 1-1,5 tấn thóc, lượng thóc đó đủ ăn cho cả năm, người dân không phải chịu cảnh đói ăn vào các tháng giáp hạt như trước nữa. Điều đặc biệt, dường như người Dao ở Sả Séng chưa có ý thức đầu tư cho con cái, trẻ em người Dao được Nhà nước trợ cấp học hành, song tỷ lệ học sinh đến trường thường xuyên rất ít, nhiều em tự bỏ học theo mẹ đi bán hàng rong, việc chăm sóc, đầu tư cho con cái không được người Dao quan tâm đầu tư nhiều. Ngược lại, người Thái ở bản Lác rất quan tâm đến việc chăm sóc con cái, họ dùng phần lớn số tiền kiếm được (40%) để đầu tư cho con cái, họ cho con đi học ở các trường trên Thị trấn Mai Châu, mua bảo hiểm và đóng đủ các loại bảo hiểm do nhà trường quy định, đảm bảo cho con cái được học hành, bảo vệ tốt nhất.
Cùng với việc tăng thu nhập, bữa ăn hàng ngày của các gia đình cũng được cải thiện hơn, nếu trước kia, bữa ăn gia đình chỉ toàn rau thì nay đã có thêm món thịt, đậu xuất hiện thường xuyên trong cơ cấu bữa ăn của gia đình. Một bác ở đội 4 thôn Sả Séng tâm sự: “Đúng là từ khi có du lịch, đời sống của gia đình tôi được cải thiện hơn
nhiều, không phải đói ăn như trước kia nữa.”. Quan sát không gian ngôi nhà của các
hộ gia đình ở cả hai bản, còn cho thấy, trang thiết bị trong gia đình được trang bị khá đầy đủ. Hầu hết các hộ gia đình đều đã có tivi, đầu VCD, bàn ghế, xe máy,... Đặc biệt, ở bản Lác, nhiều hộ gia đình còn đầu tư mua máy vi tính, nối mạng Internet, trang bị tủ lạnh, máy giặt, bếp ga phục vụ nhu cầu hàng ngày và phục vụ khách du lịch. Như vậy, dưới góc độ kinh tế, hoạt động du lịch đã tạo ra nhiều lợi nhuận to lớn, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm và cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh đó du lịch còn góp phần làm thay đổi phân công lao động trong hộ gia đình.
Như vậy, hoạt động kinh tế của các hộ gia đình ở bản Lác, Sả Séng bước đầu đã có sự thay đổi theo hướng sản xuất hàng hoá. Thay vì trước kia, mọi sản phẩm
sản xuất ra từ nông nghiệp đến thủ công nghiệp đều chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình theo hình thức tự sản tự tiêu, thì nay, các sản phẩm do gia đình làm ra đã xuất hiện trên thị trường, được đem ra để trao đổi, mua bán, tăng lợi nhuận và doanh thu. Song một điều dễ nhận ra trong kinh tế hộ gia đình ở Sả Séng đó là sự bấp bênh, không bền vững. Người Dao chỉ tham gia vào du lịch một cách gián tiếp và quy mô nhỏ hẹp. Chủ yếu là sản xuất các sản phẩm đem đi bán rong ở trung tâm xã hoặc trên chợ Sapa. Người Thái ở bản Lác tham gia một cách chủ động, có kế hoạch, nên kinh tế hộ gia đình phát triển bền vững và hiệu quả hơn.
2.2.2. Du lịch cộng đồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương
Du lịch cộng đồng phát triển ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế tại địa phương và tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nghề thủ công truyền thống tại địa phương đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hoá và nhiều hệ luỵ cũng được sinh ra từ đó.
Tại bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá diễn ra khá sôi động, dưới nhiều hình thức và nhiều sản phẩm hàng hoá khác nhau. Nếu trước kia, nền kinh tế của người Dao chỉ đơn thuần là tự cung tự cấp thì nay nhiều sản phẩm đã trở thành hàng hoá. Trong sản xuất nông nghiệp, nếu trước kia, người Dao chỉ tập trung trồng lúa, một năm một vụ, thì nay, bên cạnh cây lúa, họ đã biết cho thuê đất trồng rau. Ngay dưới chân Tu viện Tả Phìn là cánh đồng rau rộng lớn do người Kinh thuê đất và thuê chính người dân ở đó sản xuất. Việc này đem lại cho họ nguồn lợi không nhỏ, nó cũng tác động lớn đến những người cho thuê đất này: họ thấy được những lợi ích trong việc trồng các sản phẩm như rau xanh để đem bán. Số tiền cho thuê đất là làm công cho những người chủ trồng rau là nguồn vốn cho họ đầu tư vào sản xuất các mặt hàng như người Kinh đã thuê họ làm.
Như vậy, nhận thức của người Dao về sản xuất nông phẩm đã có những thay đổi rõ rệt. Bắt đầu từ việc nhận thức được những lợi ích trong việc tập trung trồng một số cây dễ bán ra thị trường mà không ảnh hưởng đến nguồn sống của họ. Tiến thêm một bước nữa, họ nhận thấy có một số sản phẩm đem bán đi sẽ thu được một nguồn thu lớn và việc đi mua một sản phẩm từ dưới xuôi lên sẽ rẻ hơn so với công sức mình tự làm lấy. Họ dùng nguồn thu được từ bán sản phẩm không thiết yếu để mua các sản phẩm quan trọng. Ta hiểu sự thay đổi này qua ví dụ sau: Một người thu
nhập được hai xâu nấm hương, nếu như trước kia thì họ đem về làm ăn một bữa là xong, nhưng bây giờ thì không phải như vậy: “Mình đem hai xâu nấm hương này đi bán sẽ có được một số tiền từ 40 đến 60 nghìn đồng. Với số tiền này mình có thể mua phân bón cho nương ngô. Mà nếu không bán được thì mình đem về ăn thôi.
Chẳng sao cả.” (Phụ nữ người Dao, 42 tuổi).
Như vậy là họ đã ưu tiên đem bán lấy tiền trước và với số tiền đó họ có thể đầu tư vào sản xuất hay phục vụ sinh hoạt. Hay như thảo quả, trước đây, người Dao chỉ bán thảo quả khi cần tiền mà họ không quan tâm đến giá cả trên thị trường lúc đó ra sao. Nhưng bây giờ, họ biết phải bán lúc nào giá cao nhất để thu được nhiều tiền nhất. Như vậy, nền nông nghiệp ở Tả Phìn đang chuyển mình sang nền nông nghiệp hàng hoá. Nhưng mức độ phát triển còn nhiều hạn chế, trong canh tác vẫn chưa có sự chuyên môn hoá, vẫn còn mang tính nhỏ hẹp và không tách khỏi sự ảnh hưởng của người Kinh trong hoạt động sản xuất. Đồng tiền đang ngày càng thể hiện được vai trò ở đây và đang trở thành mục tiêu kinh tế của nhiều người.
Trong sản xuất thủ công nghiệp, người Dao đỏ ở Tả Phìn trước đây chỉ sản xuất các hàng thủ công phục vụ trực tiếp nhu cầu của chính mình. Vậy nên sản phẩm của họ mang tính chất đặc thù riêng. Ta có thể phân biệt sản phẩm thổ cẩm của họ bằng các nét văn hoá riêng của họ. Nhưng nay khi hướng vào thị trường thì các sản phẩm trở nên đa dạng: Ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy các thổ cẩm mang nét hoa văn của người Dao ở Bát Xát nhưng do người Dao đỏ ở Tả Phìn thêu, hay sự xuất hiện của các sản phẩm thô cẩm được làm bằng máy công nghiệp được nhập từ dưới xuôi lên, từ Sapa về do người Dao đỏ ở Tả Phìn giao bán cho khách du lịch. Điều này đã kéo theo nhiều thay đổi khác trong hoạt động sản xuất. Hệ quả quan trọng của nó là làm cho một số ngành thủ công có nhu cầu và có sức cạnh tranh trên thị trường phát triển nhanh chóng, nhưng cũng làm mai một, hạn chế một số ngành không đủ sức cạnh tranh, trong đó có sản phẩm thổ cẩm truyền thống của chính người Dao dỏ.
Bên cạnh việc khôi phục và phát triển nghề thêu thổ cẩm truyền thống, nhiều