5. Bố cục luận văn
2.1. Dịch vụ du lịch tại cộng đồng
2.1.2. Sản xuất và tiêu thụ sản vật địa phương
Đồng bào người Dao, Thái còn lưu giữ được nhiều nghề thủ công truyền thống như thêu thổ cẩm, dệt vải, rèn nông cụ, đan lát. Đây là những nghề thủ công rất phổ biến của đồng bào để tự tạo ra trang phục, nông cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu tự cấp tự túc của cộng đồng.
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, của nhu cầu phục vụ du lịch, nhiều hoạt động kinh tế truyền thống tưởng chừng như sắp mất đi lại được khôi phục trở lại và phát triển hơn, đặc biệt là thêu thổ cẩm của người Dao đỏ ở Tả Phìn và dệt thổ cẩm của người Thái trắng ở Mai Châu.
Hàng thủ công của người Dao Đỏ ở Sả Séng và cách bán hàng của họ
Nếu trước đây, thêu thổ cẩm của người Dao đỏ ở Sả Séng, Tả Phìn, Sapa chỉ để đáp ứng nhu cầu của bản thân và gia đình, thì hiện nay nó đã trở thành một hoạt động kinh tế đem lại thu nhập.
Phát hiện ra giá trị của thổ cẩm, ngay từ năm 1994, tổ chức SIDA - Thuỵ Điển tài trợ đầu tư phát triển thổ cẩm tại Tả Phìn. Tháng 4/1998, SIDA hỗ trợ mở lớp tập huấn thêu, may, nhuộm, thiết kế mẫu, dạy tính toán sổ sách, quản lý cửa hàng... Trên đà đó, năm 1999, Câu lạc bộ thổ cẩm được thành lập và đi vào hoạt động. Tổ chức của Câu lạc bộ nhìn rất đơn giản, gồm một ban quản lý chuyên lo đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Các thành viên tham gia rất tự do, ai cũng có thể đăng ký tham gia, họ nhận mẫu hàng về sản xuất, đến đúng thời hạn thì nộp lại cho bản quản lý để giao hàng. Ban quản lý đem hàng đi tiêu thụ bằng cách gửi cho các cửa hàng ở nhiều nơi như: Sapa, thành phố Lào Cai và Hà Nội bán hàng cho mình. Từ các trung tâm này, hàng hoá của họ được bán đi khắp nơi, xuất khẩu cả sang các thị trường khó tính như: Pháp, Mỹ, Italia, Nhật Bản, Thái Lan.... Doanh thu trung bình hàng năm của Câu lạc bộ đạt khoảng 300 triệu đồng. Cơ cấu phân chia của Câu lạc bộ được thực hiện như sau: 15% chi cho mua nguyên liệu, 6% chi cho mở rộng sản xuất, 4% chi cho Ban quản lý, 75% để trả lương cho nhân công. Như vậy tính ra thu nhập trung bình mỗi năm của các thành viên được khoảng hơn một triệu đồng. Đây là một nguồn thu nhập không nhỏ trong điều kiện kinh tế của họ.
Như vậy, với việc thành lập Câu lạc bộ, việc sản xuất thổ cẩm của Tả Phìn được tổ chức quy củ và hiệu quả hơn. Mối quan hệ dân tộc Mông - Dao được tăng
cường trong quá trình sản xuất. Giải quyết việc làm cho phần lớn phụ nữ địa phương trong thời gian nhàn rỗi, tăng nguồn thu nhập cho gia đình, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình.
Ngoài việc tham gia sản xuất trong Câu lạc bộ, nhiều phụ nữ Dao còn tự sản xuất thổ cẩm để bán trực tiếp cho khách du lịch theo hình thức bán hàng rong. Trong đó có một số ít là thành viên của Câu lạc bộ. Qua số liệu phỏng vấn 35 người ngồi thêu và bán hàng rong ở bến xe trung tâm xã có 5 người là thành viên của Câu lạc bộ (chiếm 17%), còn lại 83% không tham gia sản xuất tại Câu lạc bộ vì nhiều lý do.
Bảng 2.2. Lý do không tham gia sản xuất tại Câu lạc bộ thổ cẩm Lý do Số người trả lời Tỷ lệ % Không có thời gian 12 37,1 Thu nhập thấp 16 46,6
Gò bó 7 16,3
Tổng 35 100
(Nguồn: Điều tra thực địa 2009)
Sản phẩm được bán làm từ thổ cẩm như: ví, túi sách, vỏ gối, túi đựng điện thoại, v.v... Có cả các sản phẩm do phụ nữ tự thêu và các sản phẩm làm sẵn được mua từ Sapa về. Hình thức bán hàng là chạy rong theo khách. Bám theo khách trên suốt hành trình tham quan để mời chào hàng và để làm một hướng dẫn viên nghiệp dư, giới thiệu cho khách về văn hoá dân tộc.
Bảng 2.3. Điều tra thu nhập của người bán hàng rong (Đơn vị tính: 1000 đồng) Ngày thứ/các mức thu nhập 0 <50 50-100 100-150 150-200 >200 Ngày thứ nhất 8 3 4 1 0 0 Ngày thứ 2 9 2 4 1 0 0 Ngày thứ 3 8 5 3 0 0 0 Ngày thứ 4 9 1 2 2 0 0 Ngày thứ 5 10 2 3 0 0 1 Ngày thứ 6 12 2 2 0 0 0 Ngày thứ 7 10 2 3 0 0 1
Bảng số liệu này có thể chưa mô tả hết được thu nhập của người bán hàng rong, nhưng nó cũng phần nào cho ta thấy được sự bấp bênh của nguồn thu nhập từ hoạt động này. Trong số 16 người được phỏng vấn, phần lớn không bán được hàng hoặc chỉ bán được lượng hàng rất hạn chế mặc dù họ là những người hay đi theo khách nhất và hầu như ngày nào cũng tham gia vào đội ngũ bán rong tại khu vực trung tâm xã.
Ngoài bán hàng rong và bán tại nhà, người Dao đỏ ở Tả Phìn còn xuống tận chợ Sapa để bán hàng. Trong chợ Sapa có một khu chợ gọi là chợ văn hoá các dân tộc. Trong chợ chủ yếu là người H’mông và người Dao tham gia bán hàng do họ sản xuất. Họ ở lại trong chợ vừa may thêu, vừa bán hàng cho khách. Nhiều người Dao từ Tả Phìn xuống đây bán hàng nhưng lượng hàng bán được cũng không nhiều, chủ yếu là vào các ngày chợ phiên cuối tuần. Trong các phiên chợ tình, một số bạn trẻ H’mông, Dao đi chơi mang theo các đồ họ làm và sẵn sàng bán cho khách.
Sản phẩm thủ công và cách bán hàng của người Thái ở Bản Lác
Khác căn bản về cách làm với người Dao đỏ ở Sả Séng, Tả Phìn, cách thức tổ chức, sản xuất và tiêu thụ các sản vật truyền thống của người Thái ở bản Lác, Mai Châu lại thể hiện bản sắc riêng.
Người Thái bán các sản phẩm thủ công truyền thống ngay tại ngôi nhà của mình. Có thể nói ngôi nhà của mỗi gia đình người Thái là một gian trưng bày độc đáo với đủ loại sản phẩm thủ công truyền thống như: khăn, quần áo, túi, ví... được thêu, dệt từ thổ cẩm, đồ dùng sinh hoạt bằng tre, nứa; dụng cụ săn bắt động vật và đặc biệt là khung cửi dệt vải được các gia đình trưng bày tại gầm sàn hoặc trên sàn ngôi nhà đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của khách và sẵn sàng dệt vải theo yêu cầu của khách.
Người Thái ở bản Lác không bán hàng rong chạy theo khách, cũng không chèo kéo, ép khách phải mua hàng. Qua điều tra thực địa, bản Lác có tới 80% các gia đình có gian trưng bày sản phẩm thổ cẩm phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm của du khách. Các sản phẩm được bày bán ở đây gồm đủ chủng loại và nhiều nguồn gốc xuất xứ: vải lụa, khăn lụa Hà Đông, trải thảm của Lào, váy áo của người H’mông, sản phẩm thổ cẩm của người Thái và cả quần áo, trang phục được nhập từ Trung Quốc về... Thu nhập trung bình của các hộ gia đình này mỗi tháng cũng được khoảng 1 - 1,5 triệu đồng.
Bên cạnh việc trưng bày hàng thổ cẩm, nhiều gia đình ở đây còn nhận các đơn đặt hàng từ các vùng khác, sản xuất theo đơn và mẫu hoa văn có sẵn, sản xuất xong đã có đơn vị bao tiêu, thu mua sản phẩm. Một phụ nữ Thái ở Bản Lác cho hay: “Chị có liên hệ với một Công ty sản xuất thổ cẩm tại Đà Lạt và sản xuất theo đơn đặt hàng. Mẫu hoa văn do công ty chuyển về. Qua tình toán, trừ tiền vải, chỉ thêu, công thợ, thu
nhập còn lại cũng được vài trăm nghìn” (Phụ nữ Thái, 29 tuổi, bản Lác).
Tại bản Lác cũng bắt đầu xuất hiện mô hình câu lạc bộ sản xuất thổ cẩm, đó là Cơ sở bảo trợ xã hội nhân đạo Thuận Hoà do chị Thuận làm chủ cơ sở sản xuất. Chị tâm sự: “Cũng vì được đi nhiều nơi trên địa bàn huyện, thấy cuộc sống của nhiều người khuyết tật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được sẻ chia, giúp đỡ, nên về bàn bạc với chồng: Tại sao không thành lập một cơ sở bảo trợ tư nhân?”. Cùng đồng cảm với những cảnh đời bất hạnh, anh chị đã đi khắp nơi, tìm gặp những cảnh đời bất hạnh và đón các em về để nuôi dạy, truyền nghề và tạo việc làm cho các em. Ngày 01/5/2001, Cơ sở bảo trợ xã hội nhân đạo Thuận Hoà được thành lập, đến năm 2008 được UBND huyện, Phòng Văn hoá Thông tin, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện cấp Quyết định công nhận có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Lao động tại cơ sở là các em nhỏ tật nguyền, được chị bao bọc, truyền nghề và tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định. Từ những ngày đầu mới thành lập, cơ sở chỉ có 8 thành viên gồm cả người Thái, Mường, H’mông... đến từ các vùng miền khác nhau của huyện, nay con số này đã lên đến gần 30 người.
Ngay sau khi thành lập, chị đã đi nhiều nơi học tập kinh nghiệm, dành kinh phí để mua máy may, khung dệt, mở mang nhà cửa, “xưởng” làm việc, cùng các hạng mục khác để phục vụ cho sinh hoạt của gần 20 con người trong nhà và chỉ sau 5 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2001 các em đã có thể tự thêu được sản phẩm và có thu nhập đầu tiên từ những sản phẩm do chính đôi bàn tay của mình làm ra. Đó là điều mà những em nhỏ tật nguyền như các em chưa bao giờ dám nghĩ tới.
Nguyên liệu sản xuất được nhập từ Xà Lính (chợ của người Mông), từ Hà Nội và một số làng nghề khác để lấy vải, sợi, dây dù... cho các em dệt, thêu. Sản phẩm làm ra gồm: tranh treo tường, ví, túi, khăn, quần áo... Chị đã tìm hiểu và sưu tầm nhiều mẫu hoa văn thổ cẩm truyền dạy cho các em để có được những sản phẩm có chiều sâu và chất lượng. Chính điều đó đã đưa sản phẩm thổ cẩm của cơ sở bảo trợ xã
hội Thuận Hoà từng bước khẳng định được chỗ đứng, trở thành hàng triển lãm của nhiều hội trợ trong và ngoài tỉnh và đạt nhiều giải thưởng cao quý như: giải Ba do Bộ Công thương trao tặng tại Hội chợ Craft Việt tại Thành phố Huế; Giải Tư tại Hội chợ Trưng bày sản phẩm mỹ thuật làng nghề tại Thành phố Huế và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, 2008 do Bộ tổ chức; Tham gia Hội chợ Hội mỹ thuật nhiếp ảnh toàn quốc tại Cao Bá Quát (Hà Nội) năm 2009; Tham gia Hội chợ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội vào tháng 9/2009 và năm 2010, chị Vi Thị Thuận đã vinh dự được nhận danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Thực hiện chủ trương khôi phục và phát triển nghề truyền thống của UBND xã và được sự tài trợ của Dự án trồng dâu nuôi tằm tạo nguyên liệu tại chỗ của tổ chức JICA Nhật Bản, nhiều bản làng ở Chiềng Châu đã tiếp nhận và thực hiện Dự án này, trong đó có các hộ gia đình người Thái ở bản Lác. Từ năm 2005, địa phương đã trồng được 5ha cây dâu, thu hút 36 hộ gia đình tham gia nuôi tằm, mỗi năm thu được trên 1,5 tấn kén. Đến năm 2007, bản Lác tiếp tục tiếp nhận Dự án của Phòng kinh tế huyện Mai Châu đầu tư cho trồng bông cỏ tạo nguồn nguyên liệu ở địa phương, khôi phục nghề truyền thống “trồng bông dệt vải” của dân tộc, có 25 hộ gia đình tham gia, kết quả thu được khá thiết thực. Hiện tại, xã đang thực hiện Dự án khôi phục nghề thủ công truyền thống do tổ chức JICA của Nhật Bản hỗ trợ.
Như vậy, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Mai Châu, sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là sự chủ động, năng động nắm bắt thị trường của người dân bản Lác, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái đang dần được khôi phục, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Người dân nơi đây đã sớm biết gắn sản xuất thổ cẩm với hoạt động du lịch, đây là một mối quan hệ tương hỗ, chúng hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Như vậy, có thể thấy, chính sự gia tăng lượng khách về bản kéo theo sự mở rộng cơ hội tiếp xúc với những con người mới, những nền văn hoá mới, như thổi một luồng sinh khí cho những cư dân bản địa, làm cho họ như bừng tỉnh và phải thừa nhận về sự tồn tại của thế giới bên ngoài hoàn toàn khác biệt với những người mà họ đang sống. Họ nhận thức được rằng, còn có nhiều cơ hội việc làm và những nguồn thu khác có thể bù đắp cho sự thiếu hụt lương thực dai dẳng đang chờ đón họ. Trong bối cảnh
này, bằng nhiều cách thức khác nhau người dân địa phương đã và đang hoà nhập vào dòng du lịch, vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Không dừng lại ở việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thổ cẩm truyền thống, người Dao đỏ ở Tả Phìn còn thành lập được một Công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sapa-Sapa Napro, chủ yếu là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuốc tắm cổ truyền của dân tộc.
Từ các bài thuốc tắm cổ truyền của cha ông để lại, người Dao đã dùng nó để bảo vệ sức khoẻ của mình qua bao thế hệ. Nay kinh tế phát triển, có nhiều khách du lịch tới có nhu cầu được tắm thuốc nên người Dao đem thuốc ra bán như một thứ hàng hoá. Cách làm truyền thống là lấy thuốc chặt phơi khô, khi tắm thì nấu lên tắm trực tiếp. Cách này vừa tốn nhiều thuốc, vừa kém hiệu quả và khó mang đi. Được sự giúp đỡ của Đại học Dược Hà Nội và Đại học Nông nghiệp I Hà Nội bày cho cách chiết xuất thuốc tắm cho vào ác lọ để bảo quản và đem bán ở nhiều nơi. Đầu năm 2007, 19 gia đình người Dao đã cùng nhau góp vốn xây dựng Công ty Sapa - Napro. Đây là một Công ty cộng đồng có 19 cổ đông góp vốn. Sau một năm hoạt động đạt hiệu quả, Công ty đã tìm cách mở rộng tiềm lực của mình. Quy trình sản xuất như sau: Các cổ đông theo sự phân chia thay nhau đi lấy cây thuốc trong rừng về Công ty. Những người làm việc ở Công ty chịu trách nhiệm chiết xuất, đun nấu thuốc và đóng thuốc vào lọ. Chai lọ và nhãn mác được đặt sản xuất tại Hà Nội đem lên. Với những nỗ lực ban đầu, sau một năm hoạt động, Công ty đã bán ra thị trường hơn 6000 chai thuốc tắm nhãn hiệu Sapa - Napro và thu về hơn 250 triệu đồng. Sự hình thành và phát triển của Công ty thuốc tắm cũng đã đáp ứng được những trăn trở của những người khao khát vươn lên trong nền kinh tế mới:
“Nhìn thấy nguồn thuốc quý của mình ngày càng hao hụt mà lại không đưa lại nhiều lợi ích cho bà con, tụi mình cũng có nhiều trăn trở. Có khách vào tắm thuốc mình rất vui, nhưng tắm cho khách du lịch vào đây cũn chẳng đáng bao nhiêu. Đã có nhiều người nghĩ làm sao để thuốc tắm của mình đi đến nhiều nơi và có nhiều người tắm. Nhưng không biết làm thế nào vì không thể vác thuốc đi rao bán. Cuối cùng, được sự giúp đỡ của nhiều người, tụi mình biết chiết xuất thuốc đóng chai và đưa bán được nhiều nơi, dưới Hà Nội và còn xa hơn nữa. Mọi người rất vui vì không những thu lại nhiều tiền mà còn thấy thuốc
tắm của dân tộc mình nổi tiếng khắp nơi” (Lý Láo Lở, người Dao, 31 tuổi, Giám đốc Công ty Sapa-Napro).
Bên cạnh hoạt động cung cấp dịch vụ tắm lá thuốc của Công ty Sapa-Napro, nhiều hộ gia đình trong bản cũng cung cấp dịch vụ này cho khách du lịch khi họ có nhu cầu.
Bảng 2.4: Danh sách các hộ gia đình cung cấp dịch vụ tắm lá thuốc STT Họ và tên Số lượng
thùng tắm
Hiện trạng cơ sở