Một câu hỏi lớn lâu nay chưa có lời giải là đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào Việt Nam theo số liệu thống kê chỉ ở mức tương đối thấp, mặc dù các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Ngoài ra, các số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Mỹ vào Việt Nam chỉ tăng nhẹ sau khi có Hiệp định Thương mại. Việc có được con số thống kê đáng tin cậy về đầu tư trực tiếp nước ngoài hết sức khó khăn. Khó khăn là sự khác biệt giữa luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài về nguyên tắc được hiểu là tổng tích lũy của luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mặc dù trên thực tế thường không như vậy vì các khoản đầu tư nước ngoài theo thời gian có thể được mở rộng hoặc thu hẹp quy mô vốn hoặc đóng cửa doanh nghiệp. Nếu muốn tính đầu tư trực tiếp nước ngoài cho một quốc gia cụ thể, ví dụ cho Hoa Kỳ, thì lại gặp thêm khó khăn khác. Các công ty đa quốc gia có thể lựa chọn hoặc thực hiện đầu tư từ trụ sở chính (ví dụ: đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ) hoặc từ một công ty con ở nước ngoài hoạt động tại một nước thứ ba. Đây là một điều đáng xem xét và cực kỳ quan trọng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ, vì pháp luật của Hoa Kỳ về thuế không khuyến khích việc chuyển về Hoa Kỳ các khoản thu nhập ở nước ngoài mà có thể dùng để tái đầu tư ở nước ngoài. Do sự chênh lệch thời gian và các yếu tố khác ủng hộ việc giám sát quản lý gần về mặt địa lý đối với khoản đầu tư nên có thể còn có những lý do khác để giải
thích cho việc công ty Hoa Kỳ sẽ thực hiện một khoản đầu tư vào Việt Nam thông qua một công ty con ở nước ngoài.
Đây là một vấn đề quan trọng vì số liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các thống kê thường thể hiện luồng vốn từ một nước sang một nước khác - ví dụ từ Hoa Kỳ sang Việt Nam. Nếu một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện từ một công ty con ở nước ngoài, thì theo cách tính đầu tư trực tiếp nước ngoài thông thường, khoản đầu tư này sẽ được đăng ký cho nước thứ ba đó chứ không phải cho nước nơi công ty đa quốc gia đó đóng trụ sở chính. Ví dụ, khoản đầu tư lớn của Intel trong năm 2006 sẽ được thực hiện qua công ty con của Intel tại Hồng Kông, và như vậy sẽ được coi là một khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hồng Kông vào Việt Nam, chứ không phải từ Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các công ty con nằm ngoài Hoa Kỳ được gộp vào kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trực tiếp từ Hoa Kỳ theo số liệu thống kê để có được số liệu mới về đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, được gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ.
2.2.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ đã đăng ký
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ được đăng ký gần như gấp đôi số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký từ Hoa Kỳ trong giai đoạn từ năm 1998 đến 2006. cho thấy con số về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo các số liệu thông thường trước đây thấp hơn rất nhiều so với số vốn danh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam (xem Bảng 3)
Bảng 3: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào Việt Nam liên quan đến Hoa Kỳ và theo kết quả báo cáo thông thường trước đây
(Triệu USD)
Năm Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ
Vốn đầu tư nước ngoài được báo cáo thông thường trước đây
Số dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký ban đầu Đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký hiện nay Tỷ lệ so với tổng vốn đầu tư Số dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký ban đầu Đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký hiện nay Tỷ lệ so với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký 1988-1998 142 1.807 2.425 97 1.141 1.322 1999 21 143 139 5,4% 18 100 96 3,7% 2000 21 115 120 4,2% 16 81 86 3,0% 2001 29 160 216 6,9% 28 120 151 4,8% Trung bình 1999-2001 24 139 158 21 100 111 2002 45 426 612 20,4% 40 164 217 7,2% 2003 33 72 104 3,3% 27 58 90 2,8% 2004 35 129 138 3,0% 31 69 78 1,7% 1 2005 66 307 307 4,5% 61 262 263 3,8% 1-6-2006 26 1.051 1.051 42,6% 24 41 444 18,0% Trung bình (2002-6/06) 46 441 492 41 132 243 Tổng 418 4.209 5.112 7% 344 2.439 2.747 4%
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư..
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký liên quan đến Hoa Kỳ cũng cho thấy có sự gia tăng mạnh mẽ so với đầu tư trực tiếp nước ngoài trước đây vào khoảng thời gian Hiệp định Thương mại được ký kết năm 2001 và trong hai năm 2005 - 2006 (xem hình 6). Xu hướng này rõ rằng cho thấy, giống như được giả định trên đây, rằmg Hiệp định Thương mại có tác động tích cực đáng kể đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trung bình kể từ khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực tăng gấp hai lần trước khi có Hiệp định. Trong sáu tháng đầu năm 2006, phần lớn nhờ khoản đầu tư của tập đoàn Intel, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ chiếm 42% trong tổng đầu tư trực tiếp nước
ngoài đổ vào Việt Nam [49; tr.93]. Không phải mọi sự gia tăng nào cũng nhất thiết là nhờ Hiệp định Thương mại, do Chính phủ Việt Nam đã thực hiện rất nhiều biện pháp khác trong năm năm qua, nhưng rõ ràng là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký liên quan đến Hoa Kỳ đã tăng mạnh sau khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực.
Hình 6: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký hiện nay của Hoa Kỳ.
(Triệu USD)
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ đã thực hiện Số liệu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ là bằng chứng hùng hồn cho thấy đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kỳ cao hơn đáng kể so với con số trước đây và phản ứng mạnh mẽ hơn nhiều sau khi Hiệp định Thương mại được thực hiện (xem Bảng 4 và hình 7). Từ năm 1996 đến tháng 6 - 2006, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ tăng gấp gần bốn lần so với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện của Hoa Kỳ. Có nghĩa là, cứ mỗi đô la đầu tư trực tiếp nước ngoài được ghi nhận là của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam sẽ có thêm 4 đô la vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện nữa được đầu tư vào Việt Nam thông qua
các doanh nghiệp Hoa Kỳ đóng tại các nước thứ ba [49; tr.94]. Một điều rõ ràng là doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đầu tư mạnh vào Việt Nam trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX và thập kỷ đầu của thể kỷ XXI.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ đã tăng đặc biệt nhanh kể từ khi thực hiện Hiệp định Thương mại vào năm 2001. Trung bình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện hàng năm liên quan đến Hoa Kỳ tăng gấp đôi trong giai đoạn từ năm 2002 đến tháng 6 - 2006 so với giai đoạn từ năm 1996 đến 2001. Cho tới năm 2005 và 2006, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ chiếm 20% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện được rót vào Việt Nam, gấp đôi tỷ lệ trước khi có Hiệp định Thương mại [49; tr.94]. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ tăng kể từ khi có Hiệp định Thương mại cũng là một yếu tố góp phần làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong vòng ba năm qua.
Hình 7: Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bảng 4: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện của Hoa Kỳ trước và sau khi có Hiệp định Thương mại
Năm
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện của Hoa Kỳ theo báo cáo trước
đây
Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện vào Việt Nam 1996 220 75 8% 1997 266 133 9% 1998 271 89 11% 1999 274 53 12% 2000 196 62 8% 2001 258 90 11% TB 1996- 2001 248 84 10% 2002 169 65 7% 2003 449 136 17% 2004 531 27 19% 2005 và 6 tháng đầu năm 2006 1007 261 20% TB (2002-6/06) 479 109 16% Tháng 3.641 991
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.2.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ vào Việt Nam từ năm 2003 đến giữa năm 2006
Đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ là một nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện lớn nhất rót vào Việt Nam trong hai năm 2003 và 2004, vượt qua cả EU, Nhật Bản, Singapore, lãnh thổ Đài Loan và các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài khác thường được coi là các nguồn đầu tư quan trọng nhất vào Việt Nam (Hình 8 và Bảng 5). Trong năm 2003, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ đã đạt được sự gia tăng v- ượt bậc lên thứ hai trong tất cả các quốc gia đầu tư vào Việt Nam. và chỉ đứng sau Nhật Bản. Trong năm 2004, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ đã vượt mọi quốc gia khác. Mặc dù không thể so sánh cho giai đoạn từ năm 2005 đến giữa năm 2006, nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ được thực hiện đã vượt quá 1 tỷ USD và đầu tư trực tiếp nước
ngoài liên quan đến Hoa Kỳ được đăng ký đã đạt khoảng 1,4 tỷ USD trong 18 tháng này [49; tr.96], cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn tăng mạnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhiều quốc gia khác vào Việt Nam cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Không quan trọng là đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc gia nào đạt được mức tăng trưởng nhanh nhất, mà vấn đề là đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ và đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhiều nước khác đã tăng mạnh trong giai đoạn 2005 đến giữa năm 2006, qua đó cho thấy môi trường pháp lý và chính sách của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể như là hệ quả của việc thực thi Hiệp định Thương mại, thành công của các cuộc thương lượng gia nhập WTO, công cuộc cải cách pháp lý sâu rộng hơn trong toàn hệ thống của Việt Nam và niềm tin mãnh liệt rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng.
Trên thực tế, kết quả này là minh chứng cho quan điểm rằng sự phản hồi ban đầu về đầu tư đối với việc ký kết Hiệp định Thương mại có thể được thể hiện rõ nhất bởi các doanh nghiệp Đông Á đầu tư vào Việt Nam để xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động sang thị trường Hoa Kỳ mới mở. Mặc dù dường như đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đông Á cũng tăng ở một số lĩnh vực quan trọng liên quan đến việc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ cũng tăng đáng kể sau khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực và phần lớn được thực hiện thành công theo thời gian.
và lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam (Triệu USD)
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bảng 5: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam theo từng quốc gia và lãnh thổ (từ năm 2000 đến 2004)
(Triệu USD)
Nƣớc và lãnh thổ 2000 2001 2002 2003 2004
Liên quan đến Hoa Kỳ 196 258 169 449 531
Hà Lan 79 339 403 350 483 Hàn Quốc 142 125 154 203 421 Nhật Bản 454 367 411 515 350 Singapore 294 235 221 300 328 Đài Loan 361 269 208 298 235 Pháp 76 137 109 169 152 Hồng Kông 195 87 118 76 145 Thái Lan 35 54 77 67 76 Môrixơ 45 85 39 94 62
Trung Quốc 26 27 49 31 51
Nga 216 169 175 74 46
Cayman Islands 18 30 40 39 46
British Virgin Islands 1 23 108 11 3 46 45
Ôxtrâylia 24 14 24 30 41
Các nước khác 265 311 390 226 206
Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư. Không bao gồm số liệu của hai năm 2005 và 2006
2.2.1.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ theo từng lĩnh vực
Phản ánh sự quan tâm tương đối rộng của các nhà đầu tư Hoa Kỳ tại Việt Nam, gần một nửa tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ trong giai đoạn từ năm 1988 đến 2005 được đầu tư vào ngành khai khoáng và dầu khí, hơn một phần ba một chút của tổng vốn này được đầu tư vào lĩnh vực chế tác, và phần còn lại được đầu tư rải rác vào các lĩnh vực dịch vụ, phát triển bất động sản và nông nghiệp (Bảng 6). Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam có xu hướng tập trung vào các lĩnh vực cần nhiều vốn và tri thức, như người ta có thể dự đoán trên cơ sở các thế mạnh cạnh tranh tương đối so với Việt Nam.
Bảng 6: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ và tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam
(từ năm 1988 đến tháng 6-2006) (Triệu USD) Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ Tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thực hiện Tỷ lệ của Hoa Kỳ (%)
Khai khoáng và dầu khí 1 .636 6.949 24%
Chế tác 1.182 15.040 8%
Lương thực và đồ uống 494 2.243 22%
Hoá chất và sản phẩm hoá chất 1 75 1 .071 16%
Các sản phẩm khai khoáng phi kim loại 1 73 2.257 8%
Các sản phẩm kim loại chế tác 140 572 24%
Các lĩnh vực chế tác khác 89 7.473 1%
Nông nghiệp và ngư nghiệp 56 2.053 30/s
Phát triển bất động sản 1 38 2.387 6%
Khách sạn và du lịch 71 2.363 3%
Tài chính 87 715 12%
Các lĩnh vực khác 111 4.076 3%
Tổng 3.281 33.583 10%
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Số liệu của Bảng đã được điều chỉnh theo những dự án hết hạn và giải thể
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ đóng vai trò đặc biệt quan trọng các lĩnh vực khai khoáng, dầu khí, lương thực và đồ uống và kim loại chế tác, chiếm khoảng một phần tư tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong vòng 18 năm vừa qua trong các lĩnh vực này. Đầu tư của Hoa Kỳ cũng có vai trò quan trọng trong lĩnh vực hoá chất và tài chính. Tuy nhiên, tính tổng thể, doanh nghiệp Hoa Kỳ chiếm khoảng 10% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong giai đoạn này, và dưới 10% tổng vốn đầu tư trong các lĩnh vực chế tác [49; tr.99]. Tầm quan trọng của vốn đầu tư của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực dịch vụ, ví dụ dịch vụ pháp lý, có thể chưa được thể hiện hết khi tính theo các tiêu chí phân loại ngành tổng hợp này.
Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các công ty con của Hoa Kỳ đặt tại nước ngoài
Đầu tư của Hoa Kỳ từ các công ty con đặt tại một nước thứ ba chủ yếu là