Đầu tư nước ngoài gián tiếp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam hoa kỳ (giai đoạn 1995 2005) luận văn ths quốc tế học 60 31 40 (Trang 66 - 72)

2.2.2.1. Tình hình đầu tư nước ngoài gián tiếp vào Việt Nam

Bên cạnh đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang tăng nhanh hoạt động đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, phần lớn là thông qua các quỹ đầu tư. Qũy đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam (Quỹ đầu tư Việt Nam) được thành lập năm 1991, với tổng vốn đầu tư là 54 triệu USD. Thêm

sáu quỹ đầu tư nước ngoài nữa đựơc thành lập trong bốn năm sau đó, với tổng vốn đầu tư là 438 triệu USD [49; tr.103]. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã đóng băng sự phát triển của các quỹ này và trên thực tế, toàn bộ bảy quỹ ban đầu này, ngoại trừ một quỹ duy nhất, đã giảm quy mộ hoặc chấm dứt hoạt động (xem bảng 10)

Bảng 10: Các quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập trước năm 1997

Quỹ Quy mô

(Triệu USD)

Năm thành

lập Hiện trạng

Vietnam Fund 54,3 1991 Chấm dứt hoạt động

năm 2001

Vietnam Investment Fund 90 1992 Giảm quy mô

Beta Vietnam Fund 71 1993 Giảm quy mô

Vietnam Frontier Fund 67 1993 Chấm dứt hoạt động

năm 2004 Templeton Vietnam Opportunities Fund 117 1994 Chấm dứt hoạt động năm 1997 và trở thành Asian Fund0

Vietnam Lazard Fund 58,8 1994 Chấm dứt hoạt động

năm 1997 Vietnam Enterprise

Investment Fund 35 1995 Đang hoạt động

Nguồn: Dragon Capial

Tuy nhiên, Kể từ khi Hiệp định Thương mại bắt đầu có hiệu lực vào năm 2001 cho đến giữa năm 2006, có thêm 13 quỹ đầu tư nước ngoài nữa đã được thành lập tại Việt Nam đối với tổng vốn đầu tư lên đến gần 1 tỷ USD (xem bảng 11) [49; tr.104]. Bên cạnh hiệp định Thương mại, rõ ràng là có nhiều thay đổi tích cực khác đã góp phần tạo nên làn sóng thứ hai về thành lập các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có Luật Doanh nghiệp mới, thị trường chứng khoán ra đời năm 2000, việc đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, nới lỏng các giới hạn về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp nhà nước và trên thị trường chứng khoán, ban hành

luật chứng khoán đầu tiên của Việt Nam vào tháng 1 - 2006, và tất nhiên là việc nền kinh tế của Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng mạnh.

Bảng 11. Các quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập sau năm 2002 (Quy mô vốn ước tính vào giữa năm 2006)

Quỹ Quy mô (Triệu USD) Năm thành lập Hiện trạng

Mekong Enterprise Fund 19 2002 Đang hoạt động

Vietnam Opportunity Fund 171 2003 Đang hoạt động

(DC Ventures Vietnam 100 2004 Đang hoạt động

PXP Vietnam Fund 24 2005 Đang hoạt động

Vietnam Growth Fund 1 00 2004 Đang hoạt động

Indochina Land Holding 100 2005 Đang hoạt động

Prudential Fund 318 2005 Đang hoạt động

Vietnam Equity Fund 1 8 2005 Đang hoạt động

Vietnam Emerging Equity Fund 1 4 2005 Đang hoạt động

Vietnam Dragon Fund 35 2005 Đang hoạt động

Vinaland Fund 50 2005 Đang hoạt động

BVIM (Vietnam Partners) 100 2006 Đang hoạt động

\/PF1 1 3 2006 Đang hoạt động

Nguồn: Dragon Capital và các cuộc phỏng vấn

Những biện pháp này đã cho kết quả, không chỉ thông qua việc thu hút thêm đầu tư gián tiếp nước ngoài, mà còn đầy mạnh hoạt động của thị trường

về giá chứng khoán và khối lượng giao dịch chứng khoán, như được thể hiện trong hình 9.

Hình 9: Diễn biến của Thị trường chứng khoán Việt Nam (Chỉ số Việt Nam về giá và lưu lượng giao dịch cổ phiếu)

Nguồn: Công ty Chứng khoán Sài Gòn

Giá trị tài sản vốn ròng của các công ty này cũng đã tăng đáng kể khi giá tăng, như được thể hiện qua việc Chỉ số Việt Nam (VN Index) tăng 65% trong vòng sáu tháng đầu năm 2006. Thị trường chứng khoán đã vượt xa mọi thị trường khác tại Châu Á trong giai đoạn này (xem hình 10)

Hình 10. Chỉ số thị trường chứng khoán Châu Á trong năm 2006 (tính đến ngày 23/6/2006)

Nguồn: Bloomberg

Sự gia tăng đầu tư gián tiếp và thành lập các quỹ đầu tư nước ngoài từ khi thực thi Hiệp định Thương mại và các hoạt động cải cách khác dường như phần lớn là do nền tảng kinh tế thúc đẩy, chứ không giống như việc gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài mang đậm tính đầu cơ vào Việt Nam vào giữa những năm 1990. Các xu hướng này đã được củng cố qua việc Moodys và Standard and Poor đánh giá Việt Nam cao hơn, và việc Việt Nam phát hành thành công trái phiếu chính phủ ra quốc tế. Các cam kết của Hiệp định Thương mại và WTO về việc củng cố các hệ thống thương mại, tăng cường bảo hộ cho các nhà đầu tư, và mở ra những cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực trước đây bị hạn chế đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư đối với Việt Nam.

2.2.2.2. Vai trò quan trọng của đầu tư gián tiếp của Hoa Kỳ.

Mới đây, Merrill Lynch, J.P. Morgan và Citigroup đã được cấp mã giao dịch để mua chứng khoán tại Việt Nam khi tham gia rất nhiều các quỹ nêu trên. Ví dụ, Indochia Capital, một ngân hàng đầu tư của Hoa Kỳ cũng đã được tiếp cận với chứng khoán Việt Nam khi tham gia rất nhiều các quỹ nêu trên. Ví dụ, Indochina Capital, một ngân hàng đầu tư của Hoa Kỳ chuyên hoạt

động tại Việt Nam, đã thành lập một quỹ có quy mô 100 triệu USD trong năm 2005 và vốn của các nhà đầu tư Hoa Kỳ chiếm khoảng 45% quỹ này. Công ty Vietnam Partners của Hoa Kỳ mới đây đã thành lập công ty liên doanh quản lý quỹ với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và một quỹ có quy mô vốn là 100 triệu USD trong đó các nhà đầu tư Hoa Kỳ có thể góp tới khoảng 30%. Dragon Capital hiện đang quản lý khoảng 600 triệu USD tại Việt Nam [49; tr.107] và trong số này, khoảng 30% vốn do các nhà đầu tư Hoa Kỳ góp. 40 Quỹ IDG là một quỹ đầu tư mạo hiểm với toàn bộ vốn góp của Hoa Kỳ. Có thể tính sơ bộ rằng trong toàn bộ các quỹ này, khoảng từ một phần ba đến một phần hai tổng số vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài rót vào Việt Nam tính đến thời điểm giữa năm 2006 là từ các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai cùng với sự tham gia chính thức của các ngân hàng đầu tư và các nhà đầu tư có tổ chức với quy mô lớn của Hoa Kỳ.

Nói tóm lại, tính đến cuối tháng 2 năm 2005, Hoa Kỳ đó có 266 dự án đầu tư trực tiếp được cấp phép hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD, trong đó có 219 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1,3 tỷ USD, đứng thứ 11 trong tổng số 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, con số này chưa phản ánh được luồng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam, do có một số công ty Hoa Kỳ đầu từ vào Việt Nam thông qua các chi nhánh, công ty con của mình đăng ký tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác như British Virgin Island, Singapore… như Tập đoàn Coca Cola, Procter & Gamble… Đầu tư của các tập đoàn này tại Việt Nam khá lớn, nhưng không được thể hiện trong con số thống kê đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Theo ước tính sơ bộ, nếu tính cả đầu tư của Hoa Kỳ qua nước thứ 3 thì đến 2005, tổng số sự án đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam là 261 dự án với tổng vốn đầu tư trên 2,5 tỷ USD, đứng thứ 6 về đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, vị trí này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Hoa Kỳ. Lý do chính là môi trường đầu tư Việt Nam không hấp

dẫn như những nước khác trong khu vực. Để tăng cường thu hút đầu tư của Mỹ, ngoài việc tiếp tục duy trì những lợi thế đã có, khắc phục những hạn chế của môi trường đầu tư, chúng ta cần chú ý xác định những đặc trưng của thị trường Mỹ để có hướng xúc tiến đầu tư thích hợp tại Mỹ cũng như ở Việt Nam. Không chỉ chú ý thu hút những dự án lớn mà phải coi trọng cả những dự án quy mô nhỏ, vừa, đặc biệt là những dự án đầu tư sản xuất những sản phẩm mà thị trường Mỹ đang cần nhằm cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho thị trường Mỹ. Những dự án đó vừa bảo đảm có được thị trường Mỹ, vừa tránh được những tranh chấp trong tiêu thụ sản phẩm sau này, giảm khả năng xảy ra các vụ kiện phá giá. Ngoài ra, Việt Nam cần chú ý tính khả thi của những dự án kêu gọi đầu tư, nhất là những dự án có kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại. Lý do là những dự án này đòi hỏi mức độ đáp ứng nhất định của môi trường trong nước như nhân công có trình độ chuyên môn và tay nghề cao là những cái mà Việt Nam còn chưa hoàn toàn đáp ứng được. Trong một số lĩnh vực, cần bắt đầu từ quy mô nhỏ và vừa để tạo tiền đề cho bước phát triển quy mô lớn tiếp theo. Bên cạnh đó Việt Nam cần phải thúc đẩy cải cách hệ thống luật pháp và hành chính cho phù hợp với thông lệ quốc tế bảo đảm quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Hoa kỳ nói riêng trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Chúng ta có thể hoàn toàn tinh tưởng rằng đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam nói chung và đầu tư của Hoa Kỳ nói riêng sẽ tăng mạnh trong các năm tới. Chính ông Ernest Bower, nguyên Tổng giám đốc Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN cũng đã phát biểu lạc quan tại buổi họp báo bên lề Cuộc họp thường niên Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN tổ chức vào tháng 7 năm 2004 rằng: “Hoa Kỳ sẽ là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam hoa kỳ (giai đoạn 1995 2005) luận văn ths quốc tế học 60 31 40 (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)