Những giải pháp quan trọng khác nhằm thực hiện được mục tiêu đã đề ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam hoa kỳ (giai đoạn 1995 2005) luận văn ths quốc tế học 60 31 40 (Trang 131 - 145)

- Các thị trường đang nổi và các nước đang phát triển

8 Đồ gỗ 500 20.000 2.5 9 Thuỷ sản 600 000 7

3.3.3. Những giải pháp quan trọng khác nhằm thực hiện được mục tiêu đã đề ra

Tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, cân đối cung cầu các hàng hóa cơ bản của nền kinh tế. Trong đó đặc biệt nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo xu hướng giá cả và thị trường thế giới trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, qua đó đề xuất phương án bình ổn thị trường, cân đối cung - cầu hiệu quả

- Chính phủ đẩy nhanh lộ trình đưa giá cả hàng hóa trong nước tiếp cận với giá thị trường thế giới. Giao quyền chủ động quyết định giá cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng mà hiện nay nhà nước còn quản lý giá như than, sắt, xi măng, thuốc chữa bệnh...

- Chính phủ có chính sách khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp quan tâm thiết lập hệ thống phân phối hàng hóa thông suốt từ trên xuống dưới, phát triển các mô hình phân phối theo hướng tiên tiến, hiện đai như sàn giao dịch nguyên, nhiên vật liệu và hàng hóa; trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, chuỗi siêu thị, chú trọng xây dựng hệ thống chợ truyền thống theo hướng văn minh nhằm giảm chi phí quá trình lưu thông.

- Các hiệp hội, ngân hàng cần tiếp tục nâng cao vai trò của mình trong việc thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng mối liên kết kinh tế với người sản xuất nguyên, vật liệu và nông sản nhằm ổn định đầu vào, gắn lợi ích với trách nhiệm của người cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất, nhằm giảm giá thành của sản phẩm sản xuất ra về kết cấu hạ tầng trong ngành thương mại, cần bổ sung hoàn thiện các quy hoạch kết cấu hạ tầng, đồng thời xây dựng phương án huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để đảm bảo yêu cầu phát triển thương mại trong thời gian tới, đóng góp rà xét các quy hoạch phát triển thương mại trên cả nước và của các địa phương, bổ sung và điều chỉnh các quy hoạch cần thiết.

Để có thể dự báo chính xác những khả năng phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là một điều rất khó. Dựa trên những khả năng biến đổi của môi trường toàn cầu cũng như khu vực, chiều hướng phát triển của cả Việt Nam lẫn Mỹ, tác giả mạnh dạn dự báo về khả năng phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ theo chiều hướng tích cực. Trong buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với hơn 200 nhà doanh nghiệp Mỹ ngày 6/05/ 2008 vừa qua, Thủ tướng đã thay mặt Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam tuyên bố quyết tâm của Việt Nam muốn thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước lên một tầm cao mới. Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư số một tại thị trường Việt Nam. Thông điệp này là một minh chứng đầu tiên cho dự báo trên.

KẾT LUẬN

Mười năm sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, hợp tác thương mại song phương Việt Nam và Mỹ đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn. Bước đột phá trong quan hệ được mở ra nhờ vào việc được giảm thuế suất và các rào cản thương mại khi Hiệp định Thương mại song phương (BTA) được đưa ra và thực thi từ tháng 12/2001. Hòa bình, hợp tác để phát triển tiếp tục là dòng chảy chính tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vốn đang phát triển rất năng động. Trong nhiều năm gần đây, khủng bố và nhiều thách thức phi truyền thống khác cũng tạo ra nhu cầu tăng cường hợp tác cho tất cả các nước. Mỹ có nhiều lợi ích tại Châu Á – Thái Bình Dương và đang tham gia tích cực vào các cơ chế đa phương và khu vực. Việc Mỹ tăng cường quan hệ với Việt Nam là phù hợp với xu thế phát triển trong thời đại mới.

Với việc Mỹ áp dụng quy chế Quan hệ Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam đã cơ bản kết thúc quá trình bình thường hóa. Trong chính sách thương mại chung của Mỹ, một siêu cường kinh tế, khái

niệm Quy chế Tối huệ quốc (MFN) trước đây đã được chuyển sang gọi là Quy chế Thương mại bình thường. Điều này cho thấy nếu một quốc gia nào đó chưa được hưởng Quy chế Tối huệ quốc tức là quốc gia đó vẫn chưa có quan hệ thương mại bình thường với Mỹ và cũng có nghĩa chưa thực sự tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, có thể thấy được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của Việt Nam giành được Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn. Sự kiện này cho thấy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại song phương còn hứa hẹn phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Hiệp định Thương mại song phương đã mở ra cơ hội to lớn cho các nhà doanh nghiệp hai nước. Nếu kim ngạch thương mại hai chiều năm 2001 chỉ đạt gần 1,4 tỷ USD thì con số của năm 2003 là 5,85 tỷ USD, cả năm 2004 khoảng 6 tỷ USD [50; tr.15]. Hiện Hoa Kỳ đã trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam cũng tăng lên mạnh mẽ. Thương mại hai chiều tăng có lợi cho người sản xuất và tiêu dùng của cả Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai bên cũng đã ký kết nhiều hiệp định, thoả thuận về kinh tế như Hiệp định Dệt may, Hiệp định Hàng không, Sáng kiến nâng cao năng lực cạnh tranh… Đây sẽ là những điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Về đầu tư, Tính đến cuối tháng 2 năm 2005, Hoa Kỳ đã có 266 dự án đầu tư trực tiếp được cấp phép hoạt động tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD trong đó có 219 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1,3 tỷ USD đứng thứ 11 trong tổng số 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Quả thực, con số này chưa phản ánh được luồng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam, do có một số công ty của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh, công ty con của mình đăng ký tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác như British Virgin Island, Singapore … như tập đoàn Coca Cola, Procter & Gamble. Đầu tư của các tập đoàn này tại Việt Nam khá lớn nhưng không thể hiện trong con số thống kê

đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Theo ước tính sơ bộ, nếu tính cả đầu tư của Hoa Kỳ qua nước thứ ba thì đến nay, tổng số dự án đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam là 261 dự án với tổng số vốn đầu tư trên 2,5 tỷ USD [50; tr.60], đứng thứ 6 về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Tuy nhiên vị trí này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của một nước phát triển bậc nhất Thế giới như Hoa Kỳ.

Hơn thế nữa, một sự kiện được mong đợi nhất trong thập kỷ qua đó là Việt Nam đã trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), đánh dấu một bước phát triển cao trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế. Tư cách thành viên WTO sẽ có những tác động đến mọi mặt đời sống của Việt Nam. Nói riêng về ngoại thương thì việc gia nhập WTO làm thay đổi sâu sắc khả năng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quan hệ thương mại hai nước. Trước hết chúng ta có thể khẳng định rằng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ - Một thị thường khổng lồ và đầy tiềm năng. Trong lĩnh vực dịch vụ, việc mở cửa một cách mạnh mẽ thị trường dịch vụ cho một đối tác đứng đầu thế giới về ngành này hứa hẹn sẽ đem lại nhiều kết quả to lớn. Thị trường Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện cho những nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt được những tiêu chuẩn quốc tế chung trong lĩnh vực này. Người tiêu dùng có cơ hội được hưởng các dịch vụ tốt, các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt sẽ phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, thị trường dịch vụ của Việt Nam sẽ được đa dạng hóa.

Tuy nhiên, không chỉ mang đến đơn thuần là những thuận lợi, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức trong quan hệ thương mại nói riêng và quan hệ với Mỹ nói chung. Đó là những bất đồng về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo cũng như những tranh chấp thương mại nảy sinh gần đây…

Đây cũng là điều dể hiểu trong quá trình phát triển quan hệ giữa hai quốc gia có sự khác biệt về văn hoá, chế độ chính trị, trình độ phát triển, đặc biệt về đặc điểm lịch sử như Việt Nam và Hoa Kỳ. Mặt khác, mười năm cũng chưa phải là một khoảng thời gian dài để hai bên có thể hiểu nhau một cách sâu sắc thấu đáo hơn. Điều quan trọng là hai bên cần nhìn nhận vấn đề một cách thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng để đưa ra những giải pháp thích hợp, không ngừng thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Trên thực tế, trong thời gian qua, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã không ngừng tăng cường hiểu biết lẫn nhau thông qua các cuộc tiếp xúc, đối thoại về các vấn đề hai bên cần quan tâm. Đó là cách tốt nhất để thu hẹp khoảng cách và các bất đồng. Tuy nhiên hai bên cần tiếp tục và phải làm nhiều việc hơn nữa để đưa quan hệ phát triển tương xứng với tiềm năng cũng như nguyện vọng của nhân dân hai nước.

Tuy chặng đường trước mắt còn khó khăn, nhưng sự phát triển của quan hệ ngoại giao, kinh tế và thương mại hai nước trong mười năm qua cho phép chúng ta tin tưởng vào triển vọng về một tương lai tươi sáng trong quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ và “là một nhân tố quan trọng góp phần giữ vững hòa bình, phá thế bao vây, cấm vận, cải thiện nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước” [29; tr.251], gắn liền với việc đáp ứng lợi ích song trùng của nhân dân hai nước, tăng cường sự ổn định, phồn vinh trong khu vực và trên thế giới.

I

PHỤ LỤC

Bảng phụ lục 1: Một số hàng chế tác xuất khẩu sang Mỹ

Mục (mã SITC)

Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ trong

tổng giá trị hàng chế tác xuất khẩu năm 2006 (%) 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng giá trị hàng chế tác xuất khẩu 1.400 3.280 3.966 4.944 6.357 100 Quần áo (84) 900 2.380 2.571 2.738 3.239 51,0 Dệt may (65) 13 38 67 59 76 1,2 Phụ liệu trang trí (658) 7 23 48 41 76 1,2 Giày dép (85) 225 327 475 721 960 15,1 Đồ gỗ (82) 80 188 386 692 895 14,1

Khoáng sản phi kim loại (66) 20 28 32 40 51 0,8

Kim loại (69) 8 16 31 64 51 0,8 Máy phát điện (71) 4 14 22 21 23 0,4 Động cơ điện (716) 4 14 22 21 22 0,3 Đồ điện gia dụng (72) 5 4 3 6 6 0,1 Máy xử lý số liệu (75) 17 62 49 108 188 3,0 Máy số liệu tự động (752) 10 55 43 101 180 2,8 Bộ phận máy số liệu (759) 6 7 6 7 8 0,1

Thiết bị viễn thông (76) 1 7 12 38 104 1,6

Hàng điện máy (77) 3 10 19 34 89 1,4

Phương tiện đường bộ (78) 4 10 11 17 23 0,4 Hàng phục vụ du lịch (83) 50 86 110 114 116 1,8 Các mặt hàng chế tác khác (89) 28 49 92 158 247 3,9

Đồ nhựa (893) 5 10 27 47 69 1,1

Đồ chơi và thiết bị thể thao (894) 16 21 24 41 60 0,9

Đồ trang sức (897) 2 5 16 17 17 0,3

Các mặt hàng chế tác khác (899) 4 7 17 45 88 1,4

II

Bảng phụ lục 2: Các mặt hàng xuất khẩu sơ chế sang Hoa Kỳ (2001-2006)

Mặt hàng (mã SITC) 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Các sản phẩm sơ chế (0 đến 4) 820 994 1.275 1.310 1.686 2.209

Thuỷ hải sản (03) 478 616 732 568 630 653

Rau quả (05) 50 76 106 184 179 186

Cà phê (071) 76 53 76 114 157 204

Cao su nguyên liệu (231) 3 11 13 17 23 31

Xăng dầu (333) 183 181 278 349 605 1.036

Các mặt hàng sơ chế khác 30 57 70 78 92 99

Tỷ lệ hàng sơ chế trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ (%)

78 42 28 25 25 26

Nguồn: Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, Số liệu thương mại (WWW.Usitc.gov)

Bảng phụ lục 3: Biểu đồ kinh ngạch (triệu USD) và mức độ tăng trƣởng (%) của hàng xuất khẩu Mỹ vào Việt Nam (2000 – 2006)

III

Bảng phụ lục 4: Danh mục hàng hoá xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam (2000-2006)

(triệu USD)

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng kim ngạch xuất khẩu 367 460 580 1.324 1.163 1.191 1.100

Sản phẩm sơ chế 68 106 120 141 223 283 339 Lương thực 37 49 49 48 82 126 144 Sợi dệt 16 30 30 39 73 54 62 Khác 15 26 40 53 67 103 133 Sản phẩm chế tạo 299 345 460 1.182 940 908 761 Phân bón 29 19 26 24 1 13 1 Nhựa và sản phẩm nhựa 16 19 25 35 54 80 90 Sản phẩm giấy 7 17 16 21 23 17 18 Máy móc 141 126 180 182 203 196 269 Thiết bị vận tải 8 60 91 739 415 388 126 Bộ phận giày dép 27 19 17 23 24 31 34 Thiết bị khoa học 11 16 15 32 28 40 47 Khác 58 75 88 125 191 141 176

IV

Bảng phụ lục 5: Xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam theo địa lý

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Giá trị xuất khẩu của Việt Nam (triệu USD)

Toàn thế giới 14.483 15.029 16.674 20.176 26.485 34.442 Mỹ 733 1.065 2.453 3.939 4.992 5.931 EU 2.845 3.003 3.163 3.853 4.968 5.520 Nhật Bản 2.557 2.510 2.437 2.909 3.542 4.411 ASEAN 2.619 2.554 2.435 2.953 4.056 5.450 Các nơi khác 5.729 5.897 6.186 6.522 8.927 11.130

Tốc độ tăng trƣởng của xuất khẩu Việt Nam (%)

3,8 10,9 21,0 31,3 22,5 Mỹ 45,3 130,3 60,0 26,7 18,8 Mỹ 45,3 130,3 60,0 26,7 18,8 EU 5,6 5,3 21,8 28,9 11,1 Nhật Bản -1,8 -2,9 19,4 21,8 24,5 ASEAN -2,5 -4,7 21,3 37,4 34,4 Các nơi khác 2,9 4,9 5,4 36,9 24,7

Kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam (triệu USD)

Toàn thế giới 15.637 16.218 19.755 25.256 31.969 36.978 Mỹ 363 411 458 1.143 1.134 864 ASEAN 4.449 3.290 4.769 5.949 7.769 9.459 Trung Quốc 1.401 1.606 2.159 3.139 4.595 5.779 Đài Loan 1.880 2.536 2.525 2.916 3.698 4.329 Hàn Quốc 1.753 2.286 2.280 2.625 3.359 3.601 Nhật Bản 2.301 2.183 2.505 2.982 3.553 4.093 EU 1.317 1.506 1.841 2.478 2.682 2.588 Các nơi khác 2.173 2.400 3.218 4.024 5.179 6.265

Tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu vào Việt Nam (%)

Toàn thế giới 3,7 21,8 27,8 26,6 15,7 Mỹ 13,2 11,4 149,6 -0,8 -23,8 ASEAN -26,1 45,0 24,7 30,6 21,8 Trung Quốc 14,6 34,4 45,5 46,4 25,8 Đài Loan 34,9 -0,4 15,5 26,8 17,1 Hàn Quốc 30,4 -0,3 15,1 28,0 7,2 Nhật Bản -5 15 19 19 15 EU 14 22 35 8 -4 Các nơi khác 10 34 25 29 21 Thị phần của Mỹ trong XK (%) 5,1 7,1 14,7 19,5 18,8 18,3

V

Bảng phụ lục 6: Thông số về quy mô tƣơng đối của nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế Việt Nam (%)

2002 2003 2004 2005

GDP của Việt Nam/GDP của Mỹ 0,33 0,36 0,39 0,42 Nhập khẩu từ Việt Nam/Tổng kim

ngạch nhập khẩu của Mỹ 0,21 0,36 0,36 0,40

Quần áo nhập khẩu từ Việt Nam/Tổng

kim ngạch nhập khẩu quần áo từ Mỹ 1,41 3,49 3,56 3,58 Giầy dép nhập khẩu từ Việt

Nam/Tổng kim ngạch nhập khẩu quần áo từ Mỹ

1,46 2,10 2,88 4,02

Quần áo và giầy dép nhập khẩu từ

Việt Nam/Hàng tiêu dùng của Mỹ 0,37 0,87 0,93 1,00 Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt

Nam/Tổng thâm hụt thương mại của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam hoa kỳ (giai đoạn 1995 2005) luận văn ths quốc tế học 60 31 40 (Trang 131 - 145)