7. Bố cục luận văn
2.2. Khảo sát thực trạng truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu
2.2.2. Về nội dung
Bảng 2.2: Thống kê nội dung bài viết, hoạt động truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên 3 báo điện tử Vietnamnet, Vnexpress, Dân trí, trong
năm 2015 Nội dung Tổng số bài viết, hoạt động truyền thông các loại hình biểu diễn
Bài viết, hoạt động truyền thông các loại hình biểu diễn
truyền thống
Bài viết, hoạt động truyền thông các loại hình biểu diễn
đƣơng đại
Giới thiệu kiến thức về các loại hình nghệ thuật biểu diễn
Vietnamnet 0 0 0
Vnexpress 0 0 0
Dantri 48 28 20
Giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật biểu diễn, các buổi trình diễn, thi...
Vietnamnet 300 3 297
Vnexpress 500 24 476
Dantri 90 17 73
Tổng số 890 44 846
Vấn đề đời tƣ nghệ sĩ, hậu trƣờng, scandal
Vietnamnet 3083 0 3083
Vnexpress 4603 100 4503
Dantri 366 18 348
Tổng số 8042 118 7924
Nội dung khác: tặng vé, trò chơi,…
Vietnamnet 200 10 190
Vnexpress 30 5 25
Dantri 10 0 10
Nhận xét:
Nội dung chủ yếu mà các báo được khảo sát đề câ ̣p tới trong lĩnh vực nghê ̣ thuâ ̣t biểu diễn là vấn đề đời tư nghệ sĩ, hậu trường,… của các diễn viên, người mẫu, ca sĩ.... – lên tới 8042 tin bài. Nội dung này tập trung chủ yếu ở báo Vnexpress với những bài viết vô thưởng vô phạt. Ví dụ: “Nghệ sĩ Bạch Tuyết diện áo dài cổ thuyền”, “Chồng Á hậu Diễm Trang hứa mua trà sữa cho vợ chọn đời ”, “Kiều Anh được mẹ chồng trao đồng hồ làm của hồi
môn”, “Con trai Kim Tử Long theo bố lên sân khấu”,… Bài “Nghệ sĩ Bạch
Tuyết diện áo dài cổ thuyền” chỉ có mấy câu từ, còn lại toàn ảnh. Nội dung
nhàm chán, không nói được vấn đề gì đáng chú ý. Người đọc chắc thấy băn khoăn những nội dung này mà có thể làm thành một bài báo. Tuy vậy, cũng có bài có nhận xét, bình luận, như bài “Nghệ sĩ Thanh Ngoan: thừa sắc sảo,
lắm đa đoan”. Bài viết đưa ra lời bình, nhận xét sâu sắc về nghệ sĩ. Tuy vậy,
nội dung này tương đối cũ, đã có báo viết về chủ đề này rồi.
Nguy hiểm hơn là có không ít những tin , bài đi sai hướng, chủ yếu phản ánh đời tư, scandal của nghệ sỹ, ca sỹ, người mẫu, diễn viên… Tìm kiếm trên 3 trang báo trên bằng các cụm từ khóa quen thuộc như: Vòng 1, 3 vòng, hở hang, hớ hênh, lộ ngực, tụt váy, sexy gây sốc, phát sốt, mát mẻ, xuyên thấu, trong suốt, đường cong, nóng bỏng, bỏng mắt, gạ tình, scandal, tai tiếng, đọ ngực, dao kéo, thả rông, cởi áo, lột đồ, khoe thân, choáng, ngỡ ngàng, Can Lộ Lộ, Gan Lu Lu, Ngọc Trinh, Ngọc Quyên, bảo vệ môi trường, nude, bán nude, nội y, tình ái, tình dục, nhũ hoa, tin đồn, che ngực, táo bạo…
là có thể bắt gặp ngay những bài viết theo kiểu “giật tít” , “sến sẩm” và sai sự thâ ̣t.
Các bài viết loại này không phải giới thiệu nghệ sĩ mà khủng khiếp hơn là đi soi mói, bới móc đời tư nghệ sỹ, hậu trường sân khấu, cố dựng chuyện tạo scandal nhằm hút độc giả. Điều này tập trung ở Vnexpress và Vietnamnet. Vnexpress có lượng bài viết về vấn đề này nhiều hơn. Song Vietnamnet có
nhiều bài viết soi mói với nội dung “thảm họa” hơn. Những bài viết này tạo nên một cái nhìn ác cảm với báo điện tử. Có thể gọi đó là những bài viết “thảm họa báo mạng” do các nhà “trồng cải” sáng tác nên. Bằng những công cụ tìm kiếm khá phổ biến hiện nay trên internet có thể dễ dàng tìm thấy những “bằng chứng” cho thấy Vnexpress, Vietnamnet và ngay cả Dân trí đang có những “bước phát triển” đáng kể trong “công cuộc” soi mói vào đời tư các nghệ sĩ, ngôi sao và những vấn đề hậu trường, đằng sau cánh gà sân khấu. Soi mói vào đời tư nghệ sĩ là một “miếng bánh béo bở” mà các báo mạng hiện nay đều tập trung khai thác để mang đến những thông tin nóng hổi. Tuy nhiên thông tin về những vụ việc như thế này trên báo mạng hiện nay ngày càng thiếu sự kiểm chứng, thậm chí chưa được xác thực từ các bên liên quan cũng được các báo đưa tin một cách hết sức nhanh chóng. Nhiều vụ việc được các phóng viên thổi phồng lên một cách sai sự thật, gây ảnh hưởng tới hình ảnh của nghệ sĩ. Ví dụ: Điển hình là vụ Hồ Ngọc Hà bị cho dứt áo ra đi khỏi cuộc hôn nhân kéo dài hơn 8 năm bắt nguồn từ bức ảnh khá mờ ghi lại cảnh một người đàn ông có cử chỉ thân mật như “khóa môi” với cô. Búa rìu dư luận lập tức chĩa vào ca sĩ này vì cho rằng cô là kẻ thứ ba phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Đỉnh điểm của phản ứng này là làn sóng “tẩy chay Hồ Ngọc Hà” trên các trang mạng xã hội. Chỉ trong vài ngày, các trang này có thêm số lượt thành viên lên tới vài chục ngàn người cùng với hàng trăm lượt bài viết được đăng tải trên trang Facebook “Hội tẩy chay Hồ Ngọc Hà”. Bài viết “Hồ Ngọc
Hà ngả đầu vào người đàn ông lạ” làm dấy lên dư luận chỉ qua một bức ảnh
nữ ca sĩ chụp chung với mấy người bạn. Tiêu đề giật tít gây nên những hiểu lầm từ người đọc. Hay tin “Hoa hậu đồng ý đóng phim 18+ với giá 1 triệu đô” (báo Vietnamnet) lan tràn trên mặt báo làm độc giả hiểu lầm Hoa hậu hoàn vũ Colombia, nhưng thực ra đây chỉ là lời đùa cợt của báo chí nước ngoài với Hoa hậu. Một lời đùa cợt vô duyên nhưng lại câu khách, do vậy nó được các báo điện tử có tiếng ở Việt Nam ngay lập tức “rinh về”.
Nội dung truyền thông về lĩnh vực nghê ̣ thuâ ̣t biểu diễn cũng chỉ tập trung nhiều phản ánh các ca sĩ , diễn viên, người mẫu, hoa hậu... Đặc biệt báo Vnexpress không rời “nhất cử nhất động” của các người đẹp, từ hoa hậu cho tới các “hotgirl”. Nhiều bài cứ lặp đi lặp lại về một nhân vật. Ví dụ trong tháng 12/2015, báo Vnexpress có tới 37 bài về Hoa hậu Phạm Hương với nội dung quen thuộc: váy áo, hoạt động của hoa hậu. Các loại hình nghệ thuật khác được nhắc tới lác đác, như: múa, biểu diễn xiếc,…
Nội dung có tần suất xuất hiện đứng thứ hai trong việc truyền thông các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo mạng là giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật biểu diễn, các buổi trình diễn, buổi thi – lên tới 890 bài viết và các hoạt đô ̣ng truyền thông.Trong đó cũng tâ ̣p trung ở báo Vnexpress và Vie tnamnet. Tuy nhiên, hầu hết các bài này mang tính đưa tin về sự kiê ̣n diễn ra . Nô ̣i dung nhạt hòa, không để la ̣i ấn tượng , không có lời bình nào về sự kiê ̣n . Phạm vi ảnh hưởng của sự kiện không trộng.
Nô ̣i dung về giới thiê ̣u kiến thức các loa ̣i hình nghệ thuật biểu diễn thì quá ít ỏi – 48 bài và c hỉ có ở trên báo Dân trí . Hai báo Vietnamnet và Vnexpress đã hoàn toàn bỏ qua nô ̣i dung này . Điều đó cho thấy nô ̣i dung thông tin về nghê ̣ thuâ ̣t biểu diễn trên báo Dân trí có phần đi sâu , chất lượng hơn 2 báo còn lại . Số bài về nô ̣i dung này đối với loa ̣i hình biểu diễn truyền thống lớn hơn số bài về loa ̣i hình biểu diễn hiê ̣n đa ̣i , chứ ng tỏ báo Dân trí quan tâm đến mảng nghê ̣ thuâ ̣t truyền thống hơn các báo khác.
Tuy vâ ̣y, nô ̣i dung truyền thông của Dân trí la ̣i không hấp dẫn khi chủ yếu chỉ giới thiê ̣u , ít bình. Các sự kiện cũng nhàm chán lặp đi lặp lại . Ví dụ: Sự kiện thi cải lương được nói quá nhiều, mang tính liệt kê tràn man trong một loạt bài: “Khai mạc cuộc thi sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015”, “Bế mạc cuộc thi sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc
năm 2015”. Cuộc thi dân ca cũng mang tính liệt kê: “Liên hoan dân ca VN
2015 khu vực Bắc Trung Bộ”, Có thể thấy, các sự kiện nghệ thuật biểu diễn truyền thống không nhiều và không phong phú. Do vậy, người đưa tin cũng không có tư liệu để viết bài hấp dẫn.
Còn những nội dung khác như: tă ̣ng vé, trò chơi... chiếm số lượng cũng ít – 200 tin, bài, hoạt động truyền thông . Trong đó tâ ̣p trung chủ yếu ở báo Vietnamnet, mà các hoạt động truyền thông này ở báo Vietnamnet cũng chỉ tâ ̣p trung chủ yếu ở loại hình nghệ thuật biểu diễn hiện đại.