Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử (Trang 76)

7. Bố cục luận văn

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Thành công

Qua khảo sát, ta nhận thấy báo điện tử có ưu thế trong việc truyền thơng về nghệ thuật biểu diễn.

Số lượng bài mục này nhiều [Bảng 2.1,tr 46], cập nhật thường xuyên. Số lượng người truy cập cao, dễ dàng. Những sự kiện giải trí hấp dẫn trong nước và quốc tế được thâu tóm ngay thành chùm trong một từ khóa… những điều này chỉ có thể được thỏa mãn bởi báo mạng điện tử.

Nội dung tuy chưa cân đối song cũng đã đề cập tới nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn với nhiều góc tiếp cận khác nhau [Bảng 2.2,tr 48]. Trong bối cảnh đó, báo mạng điện tử đã ra đời và phát triển nhanh chóng với tốc độ cao như một hệ quả tất yếu trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Với đặc điểm mang lại thơng tin nhanh chóng, tiện lợi, báo điện tử rất phù hợp với việc truyền tải những thông tin về các ngôi sao, nghệ sĩ nổi tiếng,...

Hình thức truyền thơng khá đa dạng gồm nhiều thể loại tin bài khác nhau [Bảng 2.3,tr 56]. Sử dụng hình ảnh đẹp, nội dung trình bày hấp dẫn, sinh động dưới nhiều hình thức truyền tải như video, audio, biểu đồ, có tương tác… là cách mà các báo mạng điện tử đang sử dụng. Một số báo mạng điện tử có trang ảnh riêng với chất lượng ảnh đẹp để thu hút người xem. Trên báo mạng điện tử, hình ảnh được khai thác triệt để. Mỗi ngày, có thể có vài bộ ảnh với các chủ đề từ thiên nhiên, công nghệ cho tới người đẹp được xuất bản. Mỗi bộ ảnh cũng có số lượng ảnh khá nhiều, có thể đến vài chục cái tùy từng chủ đề.

2.4.1.2. Nguyên nhân của những thành công

Sở dĩ báo điện tử thành cơng là vì đặc trưng không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, thời lượng, khoảng cách địa lý của báo mạng điện tử đặc biệt hiệu quả đối với thơng tin văn hóa – nghệ thuật. Tiếp sau đó, sau khi có được thơng tin để phát hành, trong khi báo in phải chờ thời gian chuyên chở và đến được với người đọc, báo phát thanh, truyền hình chỉ có khả năng tổ chức các điểm thu phát sóng trong những phạm vi khơng gian nhất định nhưng hết sức

tốn kém thì báo mạng điện tử có thể khắc phục một cách dễ dàng trở ngại về không gian và thời gian. Từ chỗ không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, thời lượng truyền tải thông tin, báo mạng điện tử phải tạo ra sự tiện lợi cho cơng chúng sử dụng để kích thích họ theo dõi hết thơng tin, ở lâu trong bài báo, trên trang báo của mình. Đến với báo mạng điện tử, bạn đọc gần như không phải chờ đợi. Ngay khi phóng viên báo mạng điện tử tại sự kiện phát thơng tin như truyền hình, phát thanh trực tiếp thì chỉ bằng một cú click chuột, ngay lập tức bạn đọc ở đâu đó trên khắp hành tinh đã có thể đón nhận được thơng tin và tham gia vào sự kiện đó. Khi một sự kiện diễn ra trong một quá trình dài, trải ra trên nhiều khơng gian, báo mạng điện tử có ưu thế cập nhật hơn hẳn. Đây là một lợi thế mà báo in, thậm chí cả phát thanh, truyền hình cũng khơng thể theo kịp.

Báo điện tử lại rất hấp dẫn. Do có cơng nghệ số, báo điện tử mang tính đa phương tiện. Nó cập nhật được hình ảnh, clip,... Hình ảnh, clip,... là thành phần quan trọng đóng góp rất lớn vào thành cơng của tác phẩm cũng như sản phẩm báo chí. Đối với cơng chúng, việc tiếp nhận thông tin qua ảnh sẽ nhanh chóng, dễ dàng và hấp dẫn hơn qua chữ viết. Hình ảnh trên báo mạng điện tử khơng chỉ là yếu tố làm tăng tính xác thực của thơng tin trong tác phẩm báo chí mà cịn là một “công cụ” giúp mắt người đọc được nghỉ ngơi.

Báo cũng có tính tương tác cao. Đứng trước thông tin văn hóa – nghệ thuật, nhu cầu được bày tỏ quan điểm, giao lưu với người hâm mộ của công chúng là rất lớn. Tính tương tác tuyệt vời của báo mạng điện tử đã thỏa mãn được công chúng. Báo mạng điện tử đã giải quyết được tất cả những điểm yếu của các loại hình báo chí truyền thống trong việc tổ chức các cuộc giao lưu trực tuyến, bàn tròn trực tuyến, phỏng vấn trực tuyến… tạo cơ hội cho bạn đọc có thể giao lưu, trao đổi về nhiều vấn đề nóng, với nhiều nhân vật mà mình quan tâm, mến mộ, về các vấn đề trong cuộc sống. Đối với bất cứ công cụ truyền thông nào, sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng tiếp nhận

truyền thông là hết sức quan trọng. Hiệu quả của q trình đó chỉ được đánh giá khi có sự phản hồi của cơng chúng tới nguồn tin. Bởi truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thơng tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức.

2.4.2. Hạn chế

2.4.2.1. Những hạn chế

Một trong những mặt hạn chế của báo điện tử là ít truyền thơng về loại hình biểu diễn truyền thống. Có báo cịn “bơ ln” loại hình này như báo Vietnamnet. Việc truyền thơng loại hình này có ý nghĩa lớn với đất nước ta. Nó giúp chúng ta hiểu về văn hóa của dân tộc, định hướng được sự phát triển văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc. Nếu báo đài không truyền thơng về loại hình này thì sớm muộn chúng ta cũng đánh mất bản sắc dân tộc. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm đã viết: “Một môn học về văn hóa dân tộc với mấy chục tiết trong nhà trường chỉ là những hạt mưa, trong khi thơng tin ngồi xã hội hàng ngày là những cơn lũ: Thử điểm xem trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày có bao nhiêu phim, bài có nội dung giáo dục về văn hóa dân tộc và có bao nhiêu phim, bài giới thiệu về các loại mốt, về đời tư các người mẫu, siêu sao, về các vụ án đầy tình tiết giật gân và bạo lực?” (Báo Tuổi trẻ, ngày 2-11-1995). Việc định hướng sai của báo chí rõ ràng gây ảnh hưởng tai hại tới nhận thức của giới trẻ. Tuy nhiên, nó cũng cần cách thức truyền thông hấp dẫn, chứ không chỉ qua một số tin bài. Thực tế cho thấy đa số báo điện tử chưa thật quan tâm, hoặc chưa mạnh tay trong việc truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Hiện vẫn còn tồn tại những bài viết và cách viết chung chung để khơng mất lịng ai, thiếu tinh tế, sâu sắc về giới thiệu chân dung và phân tích tác phẩm biểu diễn truyền thống. Thực trạng sân khấu hiện nay còn thiếu những bài viết có hiểu biết cặn kẽ về buổi diễn và tình hình sân khấu của thời điểm mà buổi diễn ra

đời; phân tích sâu sắc cái được, cái chưa được; trao đổi về những điều mà đáng lý có thể làm cho buổi diễn tốt hơn.

Mặt hạn chế thứ hai là đăng tải quá nhiều hình ảnh và thơng tin gây sốc. Rõ ràng hiện nay “trào lưu” đăng tải thơng tin, hình ảnh gây sock này đã lan rộng ra khắp các báo mạng và trang tin điện tử. Không chỉ đối với các báo mạng mới được cấp phép, những trang tin điện tử ra đời sau này mà nhiều báo mạng lâu đời, có uy tín như Vnexpress , Vietnamnet, Dân trí cũng bị cuốn vào vịng xốy “sock, sex, rẻ tiền”. Sự dễ dãi, cẩu thả, thiếu đạo đức trong làm báo mảng nghệ thuật, giải trí đã khiến cho nhiều độc giả phản ứng mạnh mẽ với báo mạng và khiến cho loại hình báo chí này trở nên mất uy tín nghiêm trọng. Lướt qua những trang báo mạng và trang tin điện tử “có tiếng” hiện nay, khơng khó để có thể bắt gặp những thơng tin đi sâu vào khai thác đời tư nghệ sĩ. Những thông tin dạng này hiện nay không chỉ trở thành một luồng đưa tin tràn lan khắp các mặt báo mà đã trở thành thương hiệu của báo mạng Việt Nam. Nó khơng chỉ làm độc giả ngày càng mất niềm tin và tỏ ra coi thường báo mạng hơn mà còn khiến nhiều nghệ sĩ, thần tượng quay lưng và thậm chí lên án nhiều tờ báo mạng “rẻ tiền”, đặc biệt là các trang tin đầy tai tiếng. Các thông tin truyền thông đa phương tiện ngày càng hấp dẫn hơn thì cũng ngày càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với xã hội. Các video clip được tự do lưu hành trên web vơ tình đã tạo ra kẽ hở cho những video clip có nội dung khơng lành mạnh được phát tán với tốc độ nhanh.

Hầu hết các cơ quan báo chí hiện nay đều chạy theo những sự kiện nóng hơn là định hướng lâu dài, phát triển những chun đề có tính dài hơi. Nhiều chuyên mục văn hóa – nghệ thuật – giải trí của những tờ báo lớn như Vnexpress, Dân trí, Vietnamnet… như một nồi canh hổ lốn, tạp nham và khơng hề có màu sắc riêng. Bên cạnh những bài viết có chiều sâu, chất lượng, còn tồn tại quá nhiều bài viết dở, dễ dãi và mang tính chất thảm họa. Có bài viết lại khai thác quá hời hợt, có bài lại đi sâu vào khai thác những vấn đề

rườm rà, thái quá, không cần thiết. Rõ ràng việc đưa tin tạp nham, không định hướng như thế này làm cho trang báo trở nên “bát nháo”, không tạo ra được một màu sắc lâu dài khiến độc giả nhớ mãi. Đây cũng là tình trạng mà nhiều trang tin, báo mạng hiện nay đang gặp phải.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống chưa

được coi trọng bắt nguồn từ việc nghệ thuật truyền thống Việt Nam hiện đang bị mai một. Ngày nay khi công nghiệp tác động mạnh mẽ vào đời sống, cuộc sống đã có nhiều ảnh hường của nền kinh tế cơng nghiệp hiện đại thì các thể loại đó khơng cịn khả năng hấp dẫn, cuốn hút mạnh mẽ. Thanh niên ngày nay và cả tầng lớp trung lưu khơng thích xem tuồng, chèo, hát ca trù vì diễn tiến nghệ thuật lúc nghệ sĩ biểu diễn thường diễn ra chậm. Nếu báo điện tử viết về mảng này sẽ không thu hút được lượt xem, từ đó dẫn tới mất đi nguồn thu từ quảng cáo của tờ báo.

Có tờ báo khơng hướng đưa tin văn hóa – giải trí – nghệ thuật nhưng vẫn viết về lĩnh vực này. Điều này không chỉ vi phạm mục đích, tơn chỉ ban đầu khi lập ra tờ báo mà cịn khiến trang báo bị “lá cải hóa”. Có nhiều báo thuộc những lĩnh vực cơng nghệ, mơi trường trước đây chỉ đưa tin thuộc lĩnh vực mình thì nay cũng nhảy vào mảng văn hóa – giải trí – nghệ thuật để “hòng” thu hút độc giả và kiếm chác từ “miếng bánh” béo bở này. Điển hình như Báo điện tử Đời sống và Pháp luật - cơ quan Trung ương của Hội Luật gia Việt Nam, cũng có hẳn một chun mục Giải trí với nhiều phụ mục như Ngơi sao, âm nhạc, điện ảnh, truyền hình… Hay báo điện tử Trí thức trẻ trực thuộc Hội Trí thức và Khoa học cơng nghệ Việt Nam, cũng chỉ tập trung vào đưa tin các mảng của đời sống giải trí. Rõ ràng đây hồn tồn khơng phù hợp với mục đích tơn chỉ và chức năng hành chính sự nghiệp của những tờ báo này đặt ra ban đầu. Đây là xu thế cần phải thay đổi để làm trong sạch làng báo mạng Việt Nam hiện nay.

Ngoài ra, một trong những đặc điểm của báo mạng điện tử đó chính là tốc độ đưa tin nhanh chóng kịp thời. Tuy nhiên cũng chính vì yếu tố này mà ngày càng nhiều phóng viên, nhà báo phải chịu áp lực về việc đưa tin nhanh nhạy, kịp thời. Nhiều trang tin đang xảy ra tình trạng kiểm duyệt thiếu chặt chẽ khiến nhiều bài viết mắc lỗi trầm trọng, ảnh hưởng đến uy tín và khiến độc giả phản đối mạnh mẽ. Áp lực thông tin nhanh khiến cho đôi khi nhiều lớp kiểm duyệt đã kể trên cũng không thể lường trước được những hậu quả sẽ xẩy đến, nội dung chưa được xác thực rõ ràng hay thông tin chưa chuẩn với thực tế. Đây là một mặt trái mà hầu như tất cả các báo mạng đang phải đối mặt. Áp lực đó khơng chỉ đến từ phía độc giả mà cịn đến từ chính sự cạnh tranh giữa các báo, trang tin với nhau. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận đây là một thực tế khó tránh khỏi của làng báo mạng hiện nay. Áp lực đưa tin nhanh chóng và sự cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí với nhau để thu hút độc giả khiến cho nhiều tờ báo khơng có bài viết hay. Chính vì vậy mà các phóng viên, nhà báo, biên tập viên đang chạy đua với nhau trong việc xuất bản bài nhanh chóng, khiến chất lượng bài vở khơng đảm bảo. Phóng viên, biên tập viên khơng có thời gian để xác minh nguồn tin dẫn đến việc đưa tin vội vàng, sai sót thậm chí hồn tồn ngược với thực tế. Những thông tin như thế này đôi khi khiến khán giả hiểu lầm, thậm chí gây ra những sự tức giận từ phía người hâm mộ. Phía nghệ sĩ bị thiệt hại cả về hình ảnh lẫn tinh thần. Những bài viết như thế này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự riêng tư của nghệ sĩ. Nếu thông tin chưa chuẩn xác sẽ gây ra những luồng dư luận thất thiệt cho nhân vật, gây ảnh hưởng đến uy tín của tịa báo.

Mặc khác, tư duy của một bộ phận người làm báo mạng ngày càng thụt lùi khi khơng có nhiều bài viết sâu sắc, mang tính khoa học, hàn lâm cao mà dường như chỉ đi sâu vào khai thác, bình phẩm những hình ảnh hở hang, phản cảm. Nào là cô siêu mẫu này nâng ngực như thế nào, mặc đồ xấu ra sao,…Đội ngũ phóng viên đa số là người trẻ, chưa có kinh nghiệm cuộc sống cũng như

làm báo nhiều nên dễ để xảy ra những sai sót trong việc đưa tin, bài. Bên cạnh đó, đội ngũ này cũng chưa được trau dồi về đạo đức nhà báo và không chịu sự quản lí trực tiếp của cơ quan báo chí nào nên đơi khi cịn chủ quan, đưa tin thiếu khách quan, trung thực. Nó cũng do thiếu sự định hướng và quản lý chặt chẽ. Nhiều người được giao quản lý các báo điện tử thì có ít kinh nghiệm về kinh doanh báo chí nên chỉ nghĩ có cách đó là kéo được độc giả. Cơng tác tuyển dụng phóng viên ồ ạt mà không đào tạo lại, nhất là đào tạo về đạo đức nghề nghiệp, cũng góp phần làm cho chất lượng báo chí đi xuống. Đó là chưa kể đến đội ngũ phóng viên, biên tập viên khơng có kiến thức về lĩnh vực này có thể khiến chất lượng bài viết khơng đảm bảo. Bên cạnh áp lực về việc đưa tin, hiện nay nhiều báo do áp lực của suy thối kinh tế nên khơng đủ để đầu tư xây dựng một đội ngũ phóng viên, biên tập viên đủ mạnh hoặc buộc phải cắt giảm bớt nhân lực. Chính điều đó đã dẫn tới trường hợp đơi khi phóng viên cũng chính là chủ mục hoặc thậm chí trở thành thư kí duyệt bài. Việc đó dẫn đến tư duy chủ quan trong bài viết khiến thông tin nội dung trở nên một chiều, không được kiểm tra kĩ càng. Quy trình duyệt bài bị vi phạm khiến bài viết khơng đảm bảo được tính khách quan. Có tin gây sốc là độc giả đọc, thậm chí họ chia sẻ rộng khắp trên mạng. Rồi họ quay trở lại mắng chửi báo mạng là không đáng tin cậy. Đó là một thực tế đáng buồn.

Trong nước những năm gần đây liên tục các báo điện tử, trang tin điện tử ra đời, canh tranh nhau ngày càng khóc liệt. Chính vì thế để thu hút độc giả, cạnh tranh với nhau, các báo và trang tin không ngừng đưa những thông tin về đời tư nghệ sĩ, hậu trường sân khấu...và coi đó là một chiêu bài chủ lực để hút pageview lớn cho tòa soạn. Lục lại những bài viết 4,5 năm trước trên các chun mục giải trí, văn hóa của 3 báo lớn sẽ thật khó để tìm được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)