Đối với các cơ quan báo mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử (Trang 105 - 109)

7. Bố cục luận văn

3.3. Những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông các

3.3.2. Đối với các cơ quan báo mạng

Đối với đội ngũ quản lí:

Khi lập một tờ báo thì phải đảm bảo nó theo đúng tơn chỉ mục đích ban đầu. Tránh tình trạng vì bị áp lực thơng tin và mong muốn thu hút lượng độc giả lớn nên không tôn trọng và đảm bảo tiêu chí, tơn chỉ mục đích khi mới thành lập nó. Chú ý hơn tới mục đích, nội dung nhằm phát triển bản sắc văn hóa dân tộc; đặc biệt là bản sắc trong loại hình nghệ thuật biểu diễn.

Gấp rút tiến hành rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ trong các cơ quan báo mạng điện tử, trước hết tập trung củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, các tổng biên tập và phó tổng biên tập báo. Làm tốt công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, phóng viên báo chí, nhanh chóng hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, quản trị kinh doanh báo mạng điện tử có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ nghiệp vụ và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, kiên quyết thay thế những người không đủ phẩm chất, năng lực.

Đội ngũ quản lí cần chú ý tới ban biên tập. Biên tập viên có sở trường, năng lực, hiểu biết về lĩnh vực nào thì để biên tập mảng đó, tránh trường hợp biên tập “tay ngang” dễ dẫn đến những sai lầm về kiến thức, khiến trang báo mất uy tín. Cần chọn những người có năng lực tốt, cẩn thận, có những kinh nghiệm, định hướng nhất định trong việc xử lí tin bài để biên tập tin, bài; tránh lỗi, sơ xuất trong nội dung bài viết. Hiện nay hầu hết các trang tin giải trí hay các chuyên mục giải trí của những báo lớn đều được đầu tư ở những mức độ khác nhau. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào chiến lược phát triển, nguồn lực, sự phát triển nội tại của trang tin, báo đó. Tuy nhiên, có người biên tập vẫn thực sự chưa định hướng rõ ràng rằng sẽ đưa những tin gì ở mức độ thế nào. Thậm chí, có người ít kiến thức và kĩ năng về báo chí, truyền thơng mà chỉ làm cơng việc quản lí hành chính. Do đó việc định hướng chun văn hóa – nghệ thuật – giải trí này là điều hồn tồn khơng đơn giản. Do vậy, các báo cần chấn chỉnh tình trạng này, đầu tư hơn nữa về mặt nhân lực, siết chặt quy trình duyệt bài để đảm bảo sự trong sạch, vững mạnh cho nội dung trang báo, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.

Với việc quản lí phóng viên, đội ngũ quản lí cũng có thể làm theo giải pháp sau: Trả tiền nhuận bút cao cho những bài báo chân chính được đánh giá cao và làm ngược lại với tin bài thảm họa để khuyến khích phóng viên viết báo chân chính. Ban quản lí có thể có những chế tài và quy định xử phạt ở những mức độ khác nhau, chia làm nhiều lần với phóng viên có vi phạm. Lần đầu có thể cảnh cáo. Nếu tiếp tục vi phạm thì trừ lương, nặng hơn phạt tiền.

Nếu tiếp tục vi phạm thì kiên quyết loại bỏ phóng viên cố tình đưa những thông tin sai định hướng.

Bên cạnh đó, tịa soạn của các báo và trang tin cần thiết lập đường dây nóng nghệ sĩ, cũng như độc giả có thể liên hệ, phản hồi về nội dung bài viết sớm nhất. Đối với những thông tin phản hồi chính xác, tịa soạn cần có phương pháp xử lí nhanh chóng. Nếu vi phạm nặng có thể gỡ ngay bài viết xuống để đảm bảo tính khách quan, đảo bảo uy tín trang báo cũng như danh dự, nhân phẩm của nhân vật. Ban biên tập cũng cần phải thường xuyên kiểm tra phần bình luận và hộp thư liên hệ để có thể biết được những phản hồi của dư luận, từ đó khơng ngừng trau dồi, nâng cao nội dung bài viết hơn nữa. Đối với ban biên tập:

Định hướng rõ sẽ đưa những thơng tin gì, đưa ở mức độ nào. Ban biên tập của các báo mạng hay trang tin cần xử lý kĩ hơn những tin bài mà các phóng viên hiện trường, cộng tác viên gửi về trước khi xuất bản lên trang để đưa tới bạn đọc. Khâu biên tập lại bài viết cần kĩ lưỡng như khâu viết. Đối với những thông tin chưa hiểu biết kĩ càng, cần kiểm tra lại từ nhiều nguồn khác nhau. Đặc biệt là các thông tin từ báo nước ngồi cần rà sốt lại bằng các cơng cụ khác nhau để tìm được nguồn tin, số liệu chính xác. Tránh đưa vào bài những số liệu, thơng tin cịn đang gây tranh cãi, không khẳng định những thông tin một chiều, gây hiểu lầm cho độc giả. Tuân thủ những quy tắc khi biên tập bài: khơng giật tít gây sock, khơng đăng tải quá nhiều ảnh, đặc biệt là những hình ảnh hở hang, câu từ trong bài viết cần rà soát kĩ, tránh những lỗi đáng tiếc. Kiểm duyệt bài viết qua nhiều lớp là một quy trình sản xuất bài viết hiện nay đang được thực hiện ở nhiều trang báo. Việc kiểm duyệt qua nhiều lớp như thế này đảm bảo cho việc bài viết sẽ có chất lượng tốt nhất trước khi đưa đến độc giả. Khơng thể lấy lí do về thời gian để biện minh cho sự dễ dãi trong kiểm duyệt. Cần phải siết chặt hơn công tác này nếu như các báo khơng muốn uy tín của mình giảm sút. Đặc biệt là những bài viết liên quan đến

những nghệ sĩ trong nước, vì đây là nhóm đối tượng trực tiếp và chủ yếu khiến độc giả quan tâm. Nếu có sai sót gì trong việc đưa tin liên quan đến danh dự và nhân phẩm của những nghệ sĩ trong nước, khả năng tòa báo bị nghệ sĩ kiện là rất cao. Đối với những nghệ sĩ nước ngoài nguy cơ này là không cao và cũng do sự khác biệt về ngôn ngữ nên trường hợp khiếu kiện hậu đăng bài là hiếm khi xảy ra. Đặc biệt đối với những bài viết có tính chất tương tác cao như phỏng vấn, tổng hợp…, ban biên tập cần phải hết sức thận trọng. Cần phải địi hỏi từ phía cộng tác viên, phóng viên những bằng chứng để xác thực như email gốc, file ghi âm phỏng vấn. Đối với những bài tin ảnh, cần phải ghi đầy đủ tin ekip thực hiên. Cần xác minh lại ekip chụp ảnh xem có cho phép lên bài hay không bởi vấn đề bản quyền đối với nhiếp ảnh gia là vô cùng quan trọng.

Tòa soạn cũng như đội ngũ ban biên tập cần thiết lập một danh sách liên lạc của các nghệ sĩ để liên hệ hoặc xác nhận những tin tức mà đội ngũ phóng viên, biên tập viên đưa về. Đặc biệt đối những sự kiện nóng, có tính chất tiêu cực, cần phải thực hiện phương pháp xác thực này ngay để đảm bảo thông tin đến với độc giả nhanh chóng mà vẫn khơng làm ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và danh dự, nhân phẩm của nghệ sĩ.

Khuyến khích bài viết đề cập tới loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống và cân nhắc trước khi cho đăng những bài viết mang tính nhạy cảm, có thể ảnh hưởng tới đời sống cá nhân hoặc danh dự của nghệ sĩ. “Với những bài viết phỏng vấn hoặc trích dẫn những phát ngơn có tính chất gây sock, cần xác nhận lại từ phía nghệ sĩ, thần tượng bằng email hoặc thu âm để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra sau khi xuất bản bài viết. Thực tế đã chứng minh có nhiều vụ việc nhân vật trong bài viết “lật lọng” vì thế ban biên tập cần “nắm đằng chuôi” bằng những bằng chứng khơng thể chối cãi và có tác dụng để đem ra đối chứng như email, file ghi.

Thường xuyên trau dồi, tìm hiểu ở các tài liệu trong nước và nước ngoài để nâng cao nghiệp vụ báo chí, kĩ năng biên tập sao cho nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu độc giả mà vẫn đảm bảo được nội dung „trong sạch” cho bài viết cũng như toàn trang báo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thông về các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên báo điện tử (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)